Xe A-Z

Campuchia rầm rộ phát triển ô tô điện 100 triệu, Việt Nam phát triển xe gì?

Thái Lan, Indonesia đi trước

Chính phủ Indonesia đang đẩy mạnh việc phát triển ô tô điện và khuyến khích người dùng chuyển hướng sang sử dụng loại phương tiện này. Chính phủ quốc gia này cũng thúc giục các doanh nghiệp nội địa hợp tác với các quốc gia khác có công nghệ cao để sản xuất ô tô điện. Không chỉ sản xuất số lượng nhỏ mà kế hoạch phát triển ô tô ở Indonesia sẽ là phát triển hàng loạt.

Không chỉ có Indonesia mà Thái Lan cũng có tham vọng trở thành trung tâm sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới. Tham vọng và đi đôi với thực hiện, vì thế họ đã lên kế hoạch đào tại cán bộ và chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc sản xuất ô tô điện. Đồng thời chính phủ phủ nước này đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó là việc nghiên cứu, phát triển chế tạo pin nhiên liệu, công nghệ sạc.

 

 Indonesia và Thái Lan đang tập trung phát triển ô tô điện. (Ảnh minh họa)

Tại Châu Âu, một số quốc gia còn có tầm nhìn xa hơn khi xem xét việc cấm sử dụng ô tô động cơ đốt trong sau khoảng 10 năm nữa.

Chính phủ Na Uy còn lên kế hoạch cấm ô tô sử dụng xăng và diesel từ năm 2025. Ay tại Hà Lan cũng có đề xuất cấm bán xe động cơ đốt trong từ năm 2025. Trong khi đó ở Đức, tới năm 2030 toàn bộ xe hơi đăng ký mới phải là xe không khí thải.

Việt Nam vẫn chạy xe xăng

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ở mức báo động. Vì thế việc khuyến khích sử dụng xe xanh là điều rất cần thiết. Nếu như ở một số quốc gia khác họ đã rầm rộ phát triển xe xanh thì ở Việt Nam lại chưa có nhiều động thái.

Một số nhà sản xuất cũng mong muốn phát triển xe xanh tại Việt Nam nhưng để người dân nhiệt tình hưởng ứng cùng cần có sự hợp tác của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng chính xách cụ thể.

Hiện tại ở Việt Nam dòng xe này chưa được quan tâm nhiều. (Ảnh minh họa) 

Các thương hiệu như Fuso (thuộc tập đoàn Diamler -  Đức) tại Việt Nam, hay Mitsubishi đã bắt đầu lên kế hoạch đưa xe xanh về nước vào năm 2019. Dòng xe xanh này sẽ phát thải ra môi trường là 0%. Trong đó một số loại xe có thể tải trọng lên đến 2-3 tấn hàng hóa và vận hành được 100km mới phải sạc điện. Đặc biệt thời gian sạc điện cũng được rút gọn với 1 giờ có thể sạc đầy 80%. Pin xe cũng được bảo hành tới 10 năm.

Có thể chi phí sử dụng ô tô điện trong thời gian đầu đắt hơn xe động cơ xăng dầu thông thường. Nhưng tính về lâu về dài thì rất có lợi thế. Các tính toán cho thấy việc sử dụng xe điện sẽ giúp tiết kiệm 25 triệu đồng/10.000 km vận tải. Đồng thời giảm 30% chi phí bảo hành so với xe sử dụng động cơ dầu. Hơn nữa, khi công nghiệp ô tô điện phát triển hơn nữa, xe có thể vận hành lên tới 400 km cho mỗi lần sạc. 

Khi công nghiệp ô tô điện phát triển hơn nữa, xe có thể vận hành lên tới 400 km cho mỗi lần sạc. 

Lợi ích sử dụng ô tô điện là vậy nhưng ở Việt Nam dòng xe này chưa được quan tâm thích đáng. Cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu bài bản nào về vấn đề này.

Hiện tại Bộ Công Thương mới chỉ tập trung vào việc “tính toán phát triển vào dòng xe nhỏ, thân thiện môi trường”. Trong khi đó, dòng xe nhỏ chưa hẳn đã thân thiện với môi trường. Bởi mức tiêu thụ nhiên liệu chưa được thấp như mong đợi.

 

Mai Linh chơi trội, dùng xe điện hơn 2 tỷ làm taxi

(Techz.vn) Để cạnh tranh với Uber và Taxi Grab, Mai Linh đã quyết định sử dụng xe điện làm phương tiện taxi trong thời gian tới.