Scorpius

10 biểu tượng trang trí mui xe ô tô đẹp nhất trong lịch sử

Những biểu tượng trang trí nắp capo từng rất phổ biến và hợp thời trang, thay thế cho những chiếc nhiệt kế gắn ở mui xe của cuối những năm 1890. Các nhà sản xuất ô tô đã mời chào đủ dạng biểu tượng trang trí đa dạng trên các mẫu sản phẩm khác nhau của họ. Chúng được thiết kế trong nội bộ hoặc thường bởi những nghệ sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng của thời đại. Tất nhiên, cũng có tồn tại một số lượng lớn biểu tượng trang trí trên mui đến từ các công ty bên thứ 3, một hình thức cá nhân hóa đơn giản vẫn phổ biến trong các tín đồ xe hot-rod ngày nay.

Nhưng với sự thay đổi của thời gian và tăng thêm các quy định an toàn giao thông, thời đại của biểu tượng trang trí trên mui xe dường như đã chết. Những tác phẩm điêu khắc này được loại bỏ nhằm gia tăng hiệu quả khí động học giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn, và cũng vì nguy hiểm mà chúng gây ra khi đâm vào người đi bộ.

Ngay sau đây, để tưởng nhớ kỷ nguyên của những biểu tượng trang trí mui xe, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận lại những biểu tượng được yêu thích suốt nhiều năm, bao gồm một vài mẫu vẫn đang được sản xuất.

Jaguar Leaper

Jaguar Leaper hiện được trang trí ở nắp cốp sau của tất cả các mẫu xe Jaguar, một dấu hiệu thể hiện sự thoái trào của một trong những biểu tượng trang trí mui xe lâu đời và mang tính biểu tượng nhất thế giới. Biểu tượng này từng được tô điểm cho mui xe ở tất cả mẫu Jaguar, chồm về phía trước một cách duyên dáng, biểu thị sức mạnh và tính thanh lịch của chiếc xe mà nó tô điểm.

Khởi đầu của việc dừng sử dụng biểu tượng Leaper ở mui xe đã diễn ra khi những chiếc Jaguar dành cho thị trường châu Âu xuất hiện chỉ mang trên mình huy hiệu Growler, dù các mẫu xe tại Mỹ và Trung Đông vẫn có biểu tượng chú mèo rừng trên. Kể từ năm 2005, không còn một mẫu Jaguar nào được gắn biểu tượng Leaper, dù vẫn có nhiều người cho rằng một chiếc F-Type được gắn biểu tượng Jaguar Leaper trông sẽ còn đẳng cấp hơn nữa.

Mercedes-Benz 3-Point Star

Logo Mercedes nổi tiếng thể hiện một cách mạnh mẽ đẳng cấp và phong cách, một dấu hiệu cho di sản giàu có của thương hiệu từ Đức kéo dài hàng thập kỷ thành công trên cả đường phố và đường đua. Biểu tượng ngôi sao 3 cánh là một trong số ít những biểu tượng trong danh sách này vẫn còn được đưa vào sản xuất, khiến chúng trở nên độc đáo như lòng trung thành với một kỷ nguyên xưa cũ.

Tô điểm cho mẫu xe C-Class và S-Class hiện nay, chúng ta sẽ thấy ngôi sao 3 cánh được bao quanh bằng vòng bạc, khiến cho một vài người có thể nghĩ rằng nó sẽ không an toàn trong trường hợp va chạm với người đi bộ. Để khắc phục mối nguy hiểm này, ngôi sao 3 cánh thường được đặt trên một khớp cầu lò xo, có thể uốn thu lại và gãy nếu cần để giảm tổn thương cho người đi bộ.

Chevrolet Bel Air 1955

Những năm 1950 là thời kỳ huy hoàng của ngành hàng không, với cuộc chạy đua vào không gian đang nóng lên và công nghệ hàng không phát triển những bước tiến lớn. Chevrolet đã dành hưởng ứng sự thành công của ngành hàng không bằng cách gắn kèm mẫu Chevrolet Bel Air với biểu tượng trang trí mui xe theo hình một chiếc máy bay phản lực.

Biểu tượng phản lực trên được lấy cảm hứng từ phong cách Art Deco phổ biến của thời đại bấy giờ, với phần mũi như đầu chim ưng và đuôi kéo dọc xuống theo trung tâm của mui xe. Biểu tượng “hood bird” này đã không thể tồn tại lâu hơn thập kỷ đó nhưng dần trở thành một trong những thiết kế đẳng cấp nhất nhằm tô điểm mui xe của một trong những mẫu xe cổ điển tuyệt vời của nước Mỹ.

Duesenberg Model J 1929

Những năm 1920 là đỉnh cao của kỷ nguyên thiết kế Art Deco, với tất cả mọi thứ từ thời trang cho đến kiến trúc được lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế này. Mẫu Duesenberg Model J đã là ví dụ hoàn hảo của chuyện này khi nó được ra mắt vào năm 1928, với hình con chim đang bay theo phong cách trang trí nghệ thuật dạng 2D đẳng cấp, được gắn trên nắp bộ tản nhiệt. Đặc biệt phong cách, biểu tượng này có thể vô cùng cực kỳ nguy hiểm nếu được sử dụng cho thời đại ngày nay.

Mack Bulldog

Mack từng là một nhà sản xuất xe buýt và sau đó là sản xuất bán tải được thành lập vào đầu thế kỷ 20. Nhưng phải đến Thế Chiến I thì những chiếc xe tải của họ mới được biết đến với cái tên “bulldog”. Mui xe có mũi bo tròn, sự dẻo dai và khả năng vận hành bền bỉ của những chiếc xe tải Bulldog gợi cho những người lính Anh nhớ đến linh vật quốc gia của riêng họ, chú chó Bull Anh, và thế là cái tên trở nên gắn liền với xe.

Kể từ năm 1922, logo của công ty Mack đã là chó Bull Anh, được gắn lên tất cả các mẫu xe như một biểu tượng trang trí mui xe đầy phong cách và dễ dàng nhận diện từ năm 1938. Biểu tượng này cũng có ý nghĩa dựa trên màu sắc của nó. Chú chó bull mạ vàng có nghĩa chiếc xe tải và tất cả phụ tùng hệ truyền động của nó được sản xuất nội bộ bởi Mack, ngược lại nếu chú chó bull mạ bằng crôm, nghĩa là các phụ tùng được mượn từ các nhà sản xuất khác.

Packard Donut Chaser

Công ty xe ô tô Mỹ, Packard đã trang trí mui trước của những chiếc xe cao cấp của họ với một trong hai biểu tượng mui xe trong suốt thời đại từ năm 1926 đến năm 1950, hoặc là hình chú chim biển họ Cốc hoặc là hình Goddess of Speed (Nữ thần Tốc độ). Biểu tượng thứ hai nổi tiếng hơn cả và được nhiều người biết đến với tên gọi Packard Donut Chaser.

Dù có một vài biến bản trong suốt dòng đời của biểu tượng này, tất cả chúng đều có ngôn ngữ thiết kế trang trí nghệ thuật chung là một người phụ nữ có cánh đang quỳ trên đầu gối phải, chân trái vươn ra sau lưng, hai cánh tay vươn ra phía trước giữ lấy la-zăng và lốp xe (giống như một chiếc bánh donut). Mái tóc dài và bộ đồ rộng thùng thình bị thổi ra sau, mang đến cảm giác của tốc độ. Một trong những phiên bản đẳng cấp nhất của Donut Chaser có cánh bằng thuỷ tinh, dù phần lớn được chế tạo bằng kim loại.

Rolls-Royce Spirit of Ecstacy

Có thể cho rằng Spirit of Ecstacy là biểu tượng trang trí mui xe mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại. Spirit of Ecstacy thường được trang trí trên hầu hết tất cả xe ô tô Rolls-Royce được sản xuất từ năm 1911, với một vài ngoại lệ đặc biệt. Được thiết kế bởi Charles Sykes, và phát triển dựa trên tác phẩm điêu khắc nguyên bản của ông có tên gọi “The Whisper”, Spirit of Ecstacy được tạo hình theo nữ diễn viên người Anh, Eleanor Thornton, người mà ông Sykes đã có mối tình bí mật.

Tác phẩm điêu khắc một quý cô đang cúi mình về phía trước thường được nghĩ rằng có đôi cánh, nhưng sự thật rằng những đôi cánh đó là phần vải được thổi cuồn cuộn từ cánh tay dang ra của cô. Ông Sykes đã mô tả Spirit như “Một nữ thần bé nhỏ đầy duyên dáng, Spirit of Ecstasy, người đã chọn du lịch đường bộ như là niềm vui tối cao và thắp sáng trên mũi xe của những chiếc Rolls-Royce để say sưa không khí trong lành và âm thanh như tiếng nhạc của những lớp vải áo được thổi bay của cô”.

Những biểu tượng Spirit of Ecstasy hiện đại có thể được thu vào trong mui xe Rolls-Royce và thường được làm từ thép không gỉ, thép mạ vàng 24K hoặc pha lê mờ được chiếu sáng.

Bentley “Flying B”

Trong vai một đối thủ chính của Rolls-Royce, Bentley có biểu tượng trang trí mui xe hoa mỹ cho riêng mình là điều hợp lý. Được mệnh danh là “Flying B” và có lẽ chúng ta không cần tưởng tượng quá nhiều để hiểu tại sao nó lại được gọi như vậy. Chữ “B” viết hoa mang tính biểu tượng đứng một cách đầy tự hào với đôi cánh vươn ra sau và đã được trang trí trên một số lượng lớn, dù không phải tất cả, mẫu Bentley trong suốt nhiều năm.

Với vấn để mất cắp và tính an toàn, thậm chí đã từng có lệnh triệu hồi các mẫu Bentley  từ năm 2007 đến năm 2009 vì lí do “biểu tượng mui xe bị lỗi” tạo nên mối nguy hiểm tiềm tàng, biểu tượng Flying B đã không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây, dù bạn vẫn có thể trang bị nó qua các công ty độ xe, và mẫu Mulsanne vẫn có biểu tượng này làm phụ tùng tiêu chuẩn.

Pontiac Chief Of The Sixes

Dành cho mẫu Pontiac Chieftain thế hệ thứ nhất và thứ hai, từ năm 1949 đến năm 1957, cũng như mẫu Steamliner sau giai đoạn Thế Chiến II, biểu tượng trang trí mui xe này là một phần thiết kế nổi bật, mang hình dáng đầu của một tù trưởng Anh-Điêng.

Đã nhiều phiên bản khác nhau của biểu tượng trang trí tù trưởng, nhưng một trong những phiên bản mang tính biểu tượng nhất là phiên bản màu cam hổ phách có thể phát sáng trong đêm, mang đến cho Pontiac một dáng vẻ rực rỡ trên mũi xe của nó khi lao qua màn đêm.

Nash Metropolitan “Flying Lady”

Mẫu xe Nash Metropolitan năm 1957 đã đi ngược lại triết lý “lớn hơn là tốt hơn” của hầu hết các nhà sản xuất xe ô tô trong thời đại đó, và mang một dáng vẻ nhỏ gọn xinh xắn. Tuy nhiên, chúng ta đang đề cập đến cụ thể mẫu Metropolitan Series III năm 1955-1958 vì biểu tượng trang trí “Flying Lady”. Biểu tượng trang trí này là một người phụ nữ khỏa thân nằm úp xuống, đang chống mặt phía trước bằng cách khoanh tay trên bục có cánh.

Đây quả là một biểu tượng trang trí sang trọng, và đôi cánh thậm chí có thể được gỡ ra để nhường chỗ một thiết kế mượt mà hơn nhưng cũng đầy khiêu gợi hơn. Flying Lady là một phần của thời đại đã qua, một thời đại mà chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại.

Theo: Tinxe  

 

Tổng Giám Đốc Luxstay đặt mua 36 xe VinFast hơn 42 tỷ đồng, tiện rao bán luôn Mercedes S500

(Techz.vn) Vị CEO chưa từng học qua đại học đặt mua 36 xe VinFast với tổng giá trị lên tới hơn 42 tỷ đồng.