Đời sống

1 huyện ở Quảng Nam tăng thu nhập gấp 11 lần sau 20 năm: Nhờ 1 loại 'lộc trời' quý hiếm của Việt Nam

1 huyện ở Quảng Nam tăng thu nhập gấp 11 lần sau 20 năm: Nhờ 1 loại 'lộc trời' quý hiếm của Việt Nam

Từ ngày 1/8/2003, theo nghị định của chính phủ huyện Trà My chính thức chia thành hai đơn vị hành chính Nam Trà My và Bắc Trà My sau 7 lần thành lập, chia tách, sáp nhập. 

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm thành lập 20 năm, Bí thư Huyện ủy Nam Trà My - Lê Thanh Hưng khẳng định sự kiện này có ý nghĩa lịch sử, chính trị trọng đại, trở thành dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Nam Trà My.

Được biết, những ngày mới tái lập, đời sống của nhân dân huyện Nam Trà My gặp nhiều khó khăn bởi kinh tế chậm phát triển. Lúc này, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, yếu kém; thu nhập bình quân đầu người và thu ngân sách rất thấp. Cụ thể, có tới 90% các hộ dân thuộc tỷ lệ hộ nghèo. Cộng thêm việc thường xuyên hứng chịu thiên tai, dịch bệnh, tình trạng đói cơm, lạt muối vẫn diễn ra quanh năm.

20 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh cùng sự đồng lòng, chung sức của các tầng lớp nhân dân để vượt qua mọi thử thách. Từ một huyện xuất phát điểm kinh tế thấp, lạc hậu, đến nay Nam Trà My đã có một nền tảng kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm hơn 10% và đạt nhiều thành tích trên tất cả lĩnh vực. 

Đến nay, hệ thống giao thông có bước phát triển đột phá, nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng được hình thành và mở rộng kết nối Nam Trà My với các huyện bạn, tỉnh bạn như quốc lộ 40B, Đông Trường Sơn, Trà Vinh - Đăk Ru, Măng Lùng - Đăk Glei; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm đi được quanh năm… 

Năm 2021 vừa qua, với nhiều nỗ lực Nam Trà My có 1 xã về đích nông thôn mới, 57 khu dân cư với gần 2.600 hộ được sắp xếp ổn định. Toàn huyện hiện có 16 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận đạt hạng 3 sao, 4 sao và được thường xuyên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Công tác xây dựng nông thôn mới, ổn định và sắp xếp dân cư được tập trung chỉ đạo.

Về phát triển kinh tế, các cấp lãnh đạo của huyện xác định cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp - thủy sản; với 560 tỷ đồng, giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng trưởng khá.

Trong đó, huyện xác định các sản phẩm chủ lực, dẫn dắt các sản phẩm của địa phương thâm nhập vào các thị trường, tạo nên chuỗi gia tăng giá trị kinh tế nông, lâm nghiệp là cây sâm Ngọc Linh ( loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng để phát triển), quế Trà My và dược liệu miền núi. Đồng thời, phấn đấu kinh tế nông, lâm nghiệp từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, có giá trị cao và bền vững.

Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người của huyện Nam Trà My được nâng lên đáng kể gần 35 triệu đồng/năm, tăng gần 11 lần so với năm 2003.

Để tiếp nối những thành tựu đã đạt được, trong thời gian tới, Nam Trà My xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong sạch, vững mạnh; tạo nên sự đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số.

Về tư tưởng: Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, phát huy ý chí tự lực tự cường, tự quản, đoàn kết, sáng tạo, khát vọng vươn lên, chung sức, đồng lòng, khắc phục khó khăn; tiếp tục giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn huyện.

Về văn hóa: Tập trung bảo tồn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống; quan tâm chăm lo các đối tượng chính sách, già làng, người có uy tín trong cộng đồng; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, xứng đáng với truyền thống của vùng căn cứ địa cách mạng khu 5. Đồng thời, tuyên truyền xóa bỏ các tập tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; vận động người dân nâng cao ý thức tự giác trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Về kinh tế: Tận dụng một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trên cơ sở các cơ chế, chính sách hiện có, kết hợp lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia.

 

Tử vi năm sinh của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Đúng cả về sự nghiệp cùng vụ ly hôn ngàn tỷ với vợ cũ

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một trong những người thành công đi lên lên với con số không tròn trĩnh. Vận mệnh và con đường sự nghiệp của “vua cà phê” gắn liền với năm sinh Tân Hợi - 1971.