Nhịp sống số

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không
id="post_message_14109653">
Việc đặt các sân bay giữa biển khơi luôn là điều mong muốn của rất nhiều người. Đối với các nhà quản lý, nó giúp người ta có thể bay xuyên đại dương nhiều hơn mà không lo sợ máy bay sẽ hết nhiêu liệu giữa chừng, còn đối với các nhà lãnh đạo quân sự, nó giúp cho họ có thể triển khai không quân ở gần như bất kỳ nơi nào trên thế giới, tương tự như chức năng của những chiếc hàng không mẫu hạm. Việc đặt sân bay giữa biển vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi người ta phải có đủ không gian đất để xây dựng đường băng. Và xây dựng sân bay trên không thì gần như không tưởng ở hiện tại. Tuy nhiên, lịch sử từng xuất hiện không ít những ý tưởng xây dựng sân bay loại này. Mời các bạn xem qua 12 ý tưởng sân bay nổi vô cùng độc đáo dưới đây.

1. Sân bay đậu trên khinh khí cầu (10/1934)

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

Vào năm 1934, người ta không chỉ muốn dùng khinh khí cầu để chở khách mà còn muốn biến nó thành một sân bay di động trên bầu trời. Nơi nó cho phép các máy bay có thể cất và hạ cánh ngay trên không mà không cần phải chạm đất.

Khi cầu đặc biệt này được trang bị một bề mặt phẳng phía bên trên. Chính giữa bề mặt này là một đường băng cho phép 1 máy bay có thể cất hoặc hạ cánh xuống khinh khí cầu. Phía cuối đường băng là một hang-ga (hangar) nơi dùng để chứa máy bay. Các khoảng trống xung quanh đường băng được lát các tấm pin năng lượng Mặt trời dùng để chuyển ánh sáng thành năng lượng điện, nguồn điện này được truyển thẳng xuống các động cơ điện nằm ở hai bên mạn khinh khí cầu, cho phép người ta có thể điều khiển được nó.


2. Sân bay nổi Mega-Float của Nhật (2001)

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng một sân bay nổi dài trên mặt biển và đặt nó trong vịnh Tokyo. Sân nay này sẽ nằm hoàn toàn ngoài biển khơi, có chiều dài 1 km, rộng 60 mét, cao 3 mét và có 1 đường băng để máy bay cất và hạ cánh.

Công trình này hiện vẫn còn nằm trên "giấy" và nó quy tụ đến 17 hãng sản xuất tàu đứng đầu tại Nhật Bản cùng tham gia xây dựng. Để xây dựng Mega-Float, người ta sẽ sản xuất từng phần của nó trước, bao gồm các miếng cắt dài 300 mét và rộng 60 mét, sau đó dùng thuyền lai dắt những chiếc miếng cắt này ra biển rồi ghép nối chúng lại với nhau thành một sân bay hoàn chỉnh. Mặc dù được thả nổi trên biển nhưng sân bay loại này không bị trôi đi theo dòng nước mà sẽ đứng yên một chỗ.


3. Sân bay nổi Edward Arm (1913)

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

Sân bay nổi Edward Arm được đặt tên theo chính tác giả của nó, ông Edward Robert Arm (1876-1955). Sân bay này sẽ có kích thước tương đương một chiếc hàng không mẫu hạm và cao hơn mặt nước biển khoảng 21 mét. Toàn bộ sân bay được chống đỡ các các cột hình trụ, nối liền với một hệ thống phao nổi khác và được cố định bởi một cái neo hặng 1.500 tấn bên dưới đáy biển. Phía trên sân bay này có một đường băng dài 370 mét, rộng 61 mét. Hai bên đường băng còn có các công trình khác như khách sạn, nhà hàng...

Ông Edward lần đầu nảy ra ý tưởng xây dựng nó từ năm 1913. Năm 1915, ông hoàn thiện mẫu thiết kế đầu tiên của mình và xây dựng mô hình với tỷ lệ 1/300 vào năm 1922. Nhưng thật không may, cuộc suy thoái kinh tế những năm 1930 đã khiến dự án này gặp khó khăn về tài chính. Đến năm 1943, khi Thế chiến thứ II diễn ra thì quân đội các nước đã có hàng không mẫu hạm riêng và đưa vào sử dụng, khiến cho dự án sân bay nổi của ông dần dần chìm vào quên lãng.


4. Sân bay cao tầng Skyscraper Airport (1930)

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

Không nổi giữa biển, không lơ lửng giữa không trung, sân bay Skyscrapper Airport nằm ngay chính giữa thành phố đông đúc với thiết kế nhô hẳn lên cao. Thay vì đặt đường bằng trên mặt đất, sân bay lại dùng chính "sân thượng" của mình để làm nơi cất và hạ cánh. Ý tưởng này xuất hiện trong một cuộc thi diễn ra vào năm 1930, được tài trợ bởi công ty Lehigh Portland Cement.

Không có nhiều thông tin về mẫu thiết kế này nhưng theo hình ảnh minh họa, ta có thể thấy nó không hẳn là một công trình đơn lẻ. Nó bao hồm nhiều tòa nhà có cùng chiều cao và kích thước, được xây dựng thành một hình tròn. Phần đỉnh của các tòa nhà này được nối liền với nhau bởi một đường tròn bằng bê tông (hoặc bằng thép). Mặt trong của hình tròn này được đặt 4 đường băng nằm cắt nhau cho phép các máy bay có thể cất và hạ cánh ngay trên đỉnh của những tòa nhà.


5. Sân bay đặt trên trạm xe lửa Pennsylvania, thành phố New York, Mỹ (1929)

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không
Cùng ý tưởng với sân bay cao tầng, vào năm 1929, người ta từng có ý định xây dựng một sân bay phía trên trạm xe lửa Pennsylvania ở thành phố New York. Nếu được xây dựng thì nó sẽ trở thành một sân bay rất kiên cô với đường đăng rộng, cho phép nhiều máy bay có thể cất và hạ cánh cùng một lúc.


6. Đường băng xoay vòng nằm trên nóc các tòa nhà (07/1938)
[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không
Được thiết kế bởi ông Le Corbusier (1887-1965), công trình sân bay trên cao này cũng lấy các tòa nhà cao tầng để làm giá đỡ cho toàn bộ đường bay phía trên. Nối liền phía trên các tòa nhà có đến 2 đường tròn lớn nhỏ khác nhau, cắt ngang 2 đường tròn này chính là đường băng dùng để cất và hạ cánh. Điểm đặc biệt của sân bay này đó là nó có thể xoay vòng tròn nên hướng của đường băng có thể thay đổi tùy ý. Người ta cho rằng mục đích của việc xoay tròn là để nó có thể điều chỉnh hướng bay của đường băng sao cho thuận với hướng gió, khi cất cạnh thuận gió thì sẽ cần ít đường băng (chiều dài) để cất cánh hơn.


7. Đường băng nổi trên biển dành cho thủy phi cơ (03/1936)

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

Đường băng nhìn trông giống đường ray xe lửa này sẽ được đặt trên biển, nơi các vùng biển lặng và không có nhiều sóng lớn. Được thiết kế để phóng những chiếc thủy phi cơ từ trên mặt biển, sân bay này bao gồm một đường băng (hay nói chính xác hơn là một đường ray) nổi trên mặt nước nhờ các cầu phao, chính giữa đường ray là một trạm điều khiển có chức năng xoay vòng toàn bộ đường ray để thuận hướng gió trong lúc cất cánh. Máy bay sử dụng đường ray này, ngoài việc dùng động cơ để tăng tốc, nó còn được trợ lực bởi hệ thống các bánh xe nhỏ gắn trên đường ray (giống như các bánh be ròng rọc) giúp người ta có thể cất cánh nhanh và dễ dàng hơn.


8. Sân bay nổi di động ngoài biển tại New York (1932-1945)

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

Norman Melancton Bel Geddes (1893 - 1958) đã nghĩ ra ý tưởng thiết kế một sân bay di động đậu ngoài bến cảng của thành phố New York. Sân bay này được thiết kế nhiều tầng với mặt trên cùng dùng làm đường băng. Bên dưới đường băng là các tầng dành riêng cho người đi bộ, nối liền với nhau bởi hệ thống thang máy. Để vào sân bay này, người ta phải đi bộ qua một đường ống dài hơn 240 mét, sau đó dùng thang máy để đi lên các tầng phía trên.

Sân bay này không những có thể tự xoay tròn một chỗ cho thuận hướng gió mà nó còn có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhờ vào các động cơ đẩy nằm ở mỗi góc của công trình, giúp nó có thể di chuyển đến những nơi có nhiều gió hoặc tránh xa các cơn gió mạnh.


9. Sân bay giữa lòng Paris (1932)

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

Một kiến trúc sư người Pháp có tên M Lurcat đã thiết kế một đường băng dài nằm ngay giữa lòng thủ đô Paris tại nước ông, thậm chí còn còn nằm chễm chệ ngay trên con sông Seine cạnh tòa tháp Eiffel và bao phủ một phần các cây cầu bắc qua con sông này. Có lẽ yếu tố mỹ quan là một trong những nguyên nhân khiến người ta khôn muốn xây dựng nó.

Sân bay này cũng có đường băng rộng, chiếm khoảng 1/3 chiều ngang sông Seine và nếu muốn xây dựng nó, người ta phải cho sân bay này cắt qua 3 cây cầu hiện có và do vậy, như bạn có thể thấy trong hình minh họa dưới đây, một phần của các cây cầu này phải được đặt nằm bên dưới sân bay.


10. Sân bay trên dòng sông Thames (01/1934)

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

Giống như sân bay kể trên, người ta cùng từng có ý định xây dựng một sân bay tương tự đặt phía trên dòng sông Thames của Anh. Tuy nhiên, nó không mất mỹ quan như ý tưởng ở Paris, thay vì nằm ngay trên mặt nước, đường băng của sân bay này nằm rất cao, ít nhất là 98,5 mét (so với tháp Victory Tower đứng gần đó) và ôm trọn toàn bộ chiều ngang sông Thames bên dưới nó.

Sân bay này được nâng đỡ bởi 8 cột trụ lớn ở phía rìa, bao gồm 2 tầng. Tầng trên cùng dùng làm đường băng, tầng dưới là hangar để chứa máy bay. Bên trong những cột trụ là thang máy dùng để đưa con người lên xuống. Còn máy bay được vận chuyển từ hangar lên đường băng (và ngược lại) thông qua những cái thang máy lớn, tương tự như thang máy của hàng không mẫu hạm.


11. Sân bay Zeckendorf, New York (1946)

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

Dự án sân bay 3 tỷ USD này dài hơn 3600 mét, rộng hơn 1000 mét và cao hơn mặt đường 61 mét. Nó bao gồm 3 đường băng, bên dưới nó là các tòa nhà cao 10 tầng, hệ thống các đường hầm và một mặt của nó còn được dùng làm bến cảng cho các con tàu.


12. Sân bay chọc trời ở New York (1926 & 1935)

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

[Ý tưởng] 12 sân bay nổi di động trên mặt nước và trên không

Có 2 ý tưởng sân bay và chúng đều được đặt trên nóc của các tòa nhà cao tầng ở Mỹ. Sân bay thứ nhất nhìn khá hoành tráng và hiện đại. Nó có đến 10 đường băng dùng cho các máy bay cất và hạ cạnh, một đài kiểm soát không lưu đặt bên cạnh các đường băng và thậm chí tầng bên dưới còn được dùng để neo đậu nhiều loại khinh khí cầu lớn nhỏ khác nhau.

Sân bay thứ hai thì ngược lại, nhìn rất đơn giản và kỳ cục bởi nó chỉ là một mặt phẳng lớn đặt trên một tòa nhà, không có bất kỳ công trình hay rào chắn nào khác và thậm chí, người ta còn vẽ cho nó nhìn giống như một bàn cờ vua.

Tổng hợp


QUẢNG CÁO



CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ:

  • [Ý tưởng] Máy tính bảng Lumia trông như thế nào? (09/02)
  • I'm Circle, ý tưởng về bộ thiết bị dùng chung vi xử lí (16/01)
  • [CES 2012] 3 mẫu máy tính VAIO ý tưởng của Sony (11/01)
  • [Ý tưởng] Ổ cắm tự động rút phích điện khi không sử dụng (02/01)
  • American Airlines trang bị iPad cho phi công (15/12)
  • Việt Nam chế tạo thành công sơn "tàng hình" (15/12)
  • Máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời có thể thay thế vệ tinh (02/12)
  • Tại sao bạn có thể bị nhiễm bệnh trên máy bay? Phòng chống thế nào? (28/11)
  • Quân đội Mỹ triển khai máy bay do thám cảm tử Switchblade Kamikaze (27/11)
  • Gameloft cung cấp game iPad miễn phí cho hành khách của Jetstar Úc (27/11)

CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC:

  • [CAS 2012] Kia giới thiệu xe ý tưởng Track'ster Concept (09/02)
  • [CAS 2012] Hyundai giới thiệu bộ đôi 2013 Elantra Coupe và Elantra GT (09/02)
  • [CAS 2012] Ford kỷ niệm 20 năm ra đời SVT bằng phiên bản Shelby mới (09/02)
  • Aprilia trình làng 2012 RSV4 cho mùa giải WSBK 2012 (08/02)
  • [CAS 2012] Nissan tung ra bản nâng cấp 2013 cho 370Z (08/02)
  • Seat ra mắt 2012 Mii với mức tiêu thụ nhiên liệu 4,2 lít/100km (07/02)
  • Safety Sphere – Ý tưởng túi khí bảo vệ hiệu quả người chạy xe gắn máy (07/02)
  • Nissan chính thức giới thiệu Invitation Concept (06/02)
  • Honda chính thức trình làng RC213V cho mùa giải MotoGP 2012 (06/02)
  • Harley-Davidson ra mắt bộ đôi 2012 Seventy-Two và 2012 Softail Slim (04/02)