Nhịp sống số

Xã hội thông minh cần những giải pháp CNTT nào?

Xã hội thông minh cần những giải pháp CNTT nào?

Hướng tới một xã hội thông minh là nội dung chính của của các diễn giả Hàn Quốc trình bày tại “Diễn đàn doanh nghiệp CNTT Hàn Quốc và Triển vọng tương lai” ngày hôm nay 6/9/2011 tại Hà Nội do Bộ Kinh tế Tri thức, Hàn Quốc và Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam bảo trợ.

<>

<>Kỷ nguyên giải pháp CNTT và xã hội thông minh

Theo TS. Hwa-seong Byeon, Phó Giám đốc Cơ quan quảng bá CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA), hiện nay Hàn Quốc đang bước vào kỷ nguyên với những giải pháp thông minh mới. Đây cũng là giai đoạn 3 của Chiến lược phát triển giải pháp CNTT của Hàn Quốc trong hơn 30 năm qua. Giai đoạn 3 này cũng sẽ tập trung vào 4 mảng phát triển như giai đoạn 1 và 2 (Máy tính cá nhân, Mạng, Dịch vụ và Cơ chế chuyển đổi) nhưng theo hướng thông minh, đó là: thiết bị cá nhân thông minh với điện thoại thông minh, máy tính bảng; Mạng thông minh với USN và 4G, dịch vụ sẽ là đường truyền không dây Internet (3D…); và Cơ chế chuyển đổi sẽ là CNTT hiện diện mọi nơi, Internet cho mọi thứ và cơ sở thông minh cho giải pháp này là chất lượng cuộc sống và sự hội tụ thông minh. Ba đặc trưng của ngành CNTT thông minh là tính di động, sự thông minh và tính xã hội.

Xã hội đang biến đổi theo xu hướng thông minh nhờ sự phát triển của các giải pháp CNTT. Theo TS. Yoon Hong Cho, Cơ quan An ninh và Internet của Hàn Quốc (KISA), xã hội thông minh phát triển theo 4 xu hướng: Tivi thông minh (thân thiện môi trường) tức là tivi không còn là một thiết bị đầu cuối đơn giản mà sẽ thông minh gồm nội dung-nền-mạng-thiết bị thu phát; Điện toán đám mây; Công sở thông minh gồm công nghệ dịch vụ (nhắn tin, truyền hình IP - VoIP), công nghệ mạng được sử dụng tại văn phòng (đám mây, tốc độ truyền (Giga), thiết bị đầu cuối…) và công việc linh hoạt không gò bó về thời gian và địa điểm làm việc; và Kết nối cảm ứng (NFC) cho phép đơn giản hóa thực hiện giao dịch, trao đổi dữ liệu và kết nối không dây giữa hai thiết bị trong một khách cách gần nhất định, thường khoảng vài centimet.

 

Cuộc sống với công nghệ kết nối cảm ứng

Xã hội thông minh trong tương lai, theo TS. Cho, sẽ cần 6 sản phẩm: Báo giấy điện tử cung cấp phim, hình ảnh và mọi người có thể cầm theo như cuộn giấy; Ảnh giao thoa laze nghĩa là tạo màn hình bằng tia laze và nhận theo tọa độ; Găng tay điện tử - bạn có thể sử dụng máy tính với màn hình điều khiển bằng găng tay từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào; Gia tăng hiện thực - các vật thể ảo trong thế giới thật qua công nghệ giúp bạn lái xe những vẫn có thể đọc báo và đàm thoại video; Người máy - di động, phiên dịch đa ngôn ngữ và làm vệ sỹ cá nhân và Sợi điện tử tự hành để điều khiển nhiệt đợi, điều trị bằng dược phẩm tự động.

<>Hệ thống giao thông minh - lợi ích to lớn cho xã hội và nền kinh tế

Một giải pháp thông minh cho xã hội thông minh được quan tâm nhất tại Diễn đàn này là hệ thống giao thông thông minh đang được triển khai tại Hàn Quốc. Dự án này được khởi động từ năm 1991. Trong các năm 1996 - 1998, kế hoạch tổng thể của dự án quốc gia này đã được hoàn thành và sau đó thực hiện triển khai cho tới nay với 7 khu vực dịch vụ, 23 dịch vụ chính và 46 dịch vụ phụ. Tổng chi phí đầu tư cho dự án này từ năm đầu của giai đoạn 1 dự án là năm 2001 đến năm 2010 là 3.448 triệu USD.

 

Dịch vụ và kiến trúc của hệ thống giao thông thông minh

Hệ thống giao thông thông minh (GTTM) của Hàn Quốc đã đem lại lợi ích cho xã hội khoảng 10,7 tỷ USD hàng năm nhờ tiết kiệm chi phí do nạn tắc đường, giao thông và hậu cần, đồng thời gia tăng tốc độ giao thông khoảng 15 - 20%; Tiết kiệm 8,26 triệu lít (6,258 tấn dầu quy đổi) nhiên liệu và giảm 18.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm với mỗi 1000 km đường có trang bị hệ thống giao thông thông minh; Tiết kiệm 8,45 triệu lít (7,905 tấn dầu quy đổi) nhiên liệu và giảm 23.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm với hệ thống thu phí tự động (Hi-pass system) trên các trạm thu phí quốc lộ. Hệ thống này đã được lựa chọn và quản lý trong danh mục tổng số 17 sản phẩm phát triển mở ở Hàn Quốc (13/1/2009).

Tương lai của các dịch vụ giao thông thông minh ở Hàn Quốc, theo TS. Stan Seunghwan Lee, là không cần điều khiển giao thông, không còn tai nạn và tắc đường, thông tin giao thông nhanh và theo yêu cầu và không còn cần đến các trạm thu phí và thiết bị văn phòng cồng kềnh, môi trường trạm thu phí thông minh khi xe chạy không cần dừng đỗ.