Nhịp sống số

[Video] Tìm hiểu về công nghệ 3D không cần kính

id="post_message_11159013">
Tại buổi offline ra mắt điện thoại 3D đầu tiên của HTC tại cafe Hard Rock hôm thứ 5 tuần trước, anh Việt Anh - quản trị diễn đàn HD Vietnam đã giới thiệu sơ lược về công nghệ 3D không cần kính. Qua bài giới thiệu vắn tắt, ít nhiều trong chúng ta đã hiểu được cách thức hoạt động của màn hình 3D cũng như ưu/nhược điểm giữa các công nghệ 3D, cụ thể là lenticular và parallax. Nếu không có mặt trong buổi offline vừa rồi, các bạn có thể xem lại bài giới thiệu của Việt Anh trong video bên dưới.


Công nghệ hiển thị 3D đang dần xuất hiện rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta. Không chỉ trên những chiếc TV màn hình lớn mà ngay cả trên các thiết bị di động. Một màn hình 3D là một màn hình có khả năng truyền đạt nhận thức lập thể về độ sâu 3 chiều (3D) đến người xem. Yêu cầu cơ bản là màn hình phải thể hiện các hình ảnh bù trừ, được tiếp nhận riêng biệt bằng mắt trái và mắt phải. 2 hình ảnh 2D cân xứng sau đó được kết hợp trong não để tạo nhận thức về chiều sâu 3D. Mặc dù thuật ngữ "3D" được sử dụng rộng rãi nhưng lưu ý rằng sự hiển thị của 2 hình ảnh 2D khác biệt rõ ràng so với việc hiển thị một hình ảnh 3 chiều hoàn toàn. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là việc người quan sát không được tự do di chuyển đầu (hay góc nhìn) và cũng không thể tăng khả năng khảo sát về vật thể 3 chiều đang được hiển thị. Các màn hình hiển thị giao thoa không vướn phải giới hạn này vì vậy, thuật ngữ "màn hình 3D" chính xác hơn với công nghệ hiển thị giao thoa.

Tương tự với âm thanh, hệ thống âm thanh không thể tái tạo một trường âm thanh 3 chiều hoàn toàn với sự hỗ trợ của 2 loa stereo. Vì vậy, 3D không ám chỉnh 2 hình ảnh 2D. Vì vậy, thuật ngữ "lập thể" (stereoscopic) thực ra phức tạp hơn nhiều so với cách mà chúng ta vẫn nghĩ về 3D.

3D thì có rất nhiều điều để nói nhưng thông dụng nhất trên thị trường hiện nay có 3 loại màn hình 3D:

1. Màn hình 3D cần kính sử dụng kính phân cực để trải nghiệm độ sâu của ảnh. Trong trường hợp này, bạn cần phải có một màn hình 120Hz sử dụng các tấm lọc phân cực trên cả màn hình và kính đeo. Qua đó, kết quả là một hình ảnh xuất hiện theo 3 chiều. Thông thường, hình ảnh mà bạn xem được từ màn hình 3D cần kính không sáng như hình ảnh gốc do tác động của các tấm lọc. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh vẫn khá tốt và chúng không ngừng được cải tiến. Tuy nhiên, một chiếc TV 3D cần kính lại hiển thị không tốt hình ảnh 2D như TV thường.

2. Một giải pháp khác là sử dụng một màn hình 120Hz kèm một chiếc kính màn trập chủ động (active shutter glass). Ưu điểm của giải pháp này là các loại TV hay màn hình sẵn có đều có thể hoạt động tốt và chúng có thể chuyển đổi qua lại giữa 2D và 3D dễ dàng. Kính màn trập chủ động có giá mắc hơn nhưng tất cả những gì bạn cần chỉ là một chiếc card đồ họa đời mới và driver thích hợp cho card đồ họa. Giải pháp trên thường được áp dụng trong lĩnh vực game và NVIDIA là một trong những nhà sản xuất card đồ họa đi tiên phong trong lĩnh vực này.

3. Cuối cùng là giải pháp 3D không cần kính như đã nói ở trên. Hiện tại, có 2 loại công nghệ được sử dụng trên màn hình 3D không cần kính là lenticular lens (thấu kính thị sai) và parallax (rào cản thị sai). Dựa trên bài giới thiệu của anh Việt Anh, mình xin bổ sung thêm một số thông tin về 2 loại công nghệ này:

Lenticular lens - thấu kính thị sai:


Màn hình 3D không cần kính sử dụng thấu kính thị sai được phủ bằng một lớp film lenticular. Lenticule là các thấu kính siêu nhỏ nằm trên 2 mặt của tấm film. Tấm film thường được đặt phía trước tấm nền màn hình. Màn hình sẽ hiển thị 2 trạng thái cùng một bức ảnh. Các thấu kính sẽ truyền ánh sáng từ hình ảnh trực tiếp đến mắt người xem - mỗi mắt chỉ nhận 1 trạng thái hình ảnh. Não sẽ kết hợp 2 trạng thái hình ảnh này lại và bạn sẽ cảm thấy hình ảnh có độ sâu 3 chiều.

Công nghệ yêu cầu các nhà cung cấp nội dung phải tạo nên những hình ảnh đặc biệt để tạo hiệu ứng 3D trên màn hình. Họ phải đan xen 2 trạng thái của một bức ảnh vào nhau. Nếu bạn xem các nội dung 3D trên một màn hình bình thường thì bạn chỉ có thể thấy 1 ảnh có 2 hình mờ nhạt.

Một nhược điểm khác trên màn hình 3D không cần kính sử dụng công nghệ thấu kính thị sai là việc phụ thuộc vào vị trí thích hợp của người ngồi để trải nghiệm hiệu ứng 3D. Nếu bạn di chuyển sang trái hoặc phải so với vị trí thích hợp nhất thì hình ảnh trên màn hình sẽ bắt đầu mờ. Chỉ khi bạn chuyển từ vị trí thích hợp này sang vị trí thích hợp khác thì bạn mới cảm nhận được sự dính kết giữa 2 hình ảnh.

Một số người dùng cho rằng họ cảm thấy như bị "say sóng" sau khi xem hình ảnh hiển thị trên màn hình 3D lenticular chỉ trong vài phút. Lý do là mắt của bạn phải điều tiết quá nhiều để giải quyết tình trạng "bất đồng" giữa tiêu điểm và điểm hội tụ. Tuy nhiên, ít ra thì bạn không phải bỏ thêm hầu bao để mua một chiếc kính màng trập chủ động mắc tiền.

Parallax barrier - rào cản thị sai:


Được biết, màn hình của HTC Evo 3D và một số smartphone 3D xuất hiện gần đây đều sử dụng công nghệ rào cản thị sai parallax. Vậy parallax là gì? Cách thức hoạt động của nó như thế nào và có gì khác so với lenticular lens?

Màn hình 3D parallax được tích hợp một lớp vật liệu đặc biệt phủ bên trên, hướng ánh sáng đi theo một hướng riêng biệt. Lớp vật liệu thực chất là một màn hình tinh thể lỏng (LCD) thứ 2 trong đó các tinh thể có thể tạo rào cản làm chuyển hướng ánh sáng. Một trong những thiết bị đầu tiên được trang bị màn hình 3D parallax là máy chơi game Nintendo 3DS. Khi bạn tắt chế độ 3D trên 3DS, các tinh thể cho phép ánh sáng xuyên qua lớp phủ tự do qua đó 2 mắt đều nhận được cùng 1 hình ảnh. Ngược lại, khi bật chế độ 3D, màn hình sẽ cân chỉnh vị trí và độ rộng của tinh thể trong lớp rào cản thị sai (parallax), qua đó 2 mắt sẽ nhận được 2 bộ hình ảnh khác nhau.

Não sẽ nhận 2 bộ hình ảnh và kết hợp chúng thành 1 hình ảnh đơn với chiều sâu 3D. Một nhược điểm của rào cản thị sai parallax là hiệu ứng 3D chỉ có thể hiển thị hiệu quả trong góc quan sát hẹp. Nếu bạn cầm thiết bị cách mắt quá xa hoặc lệch sang 2 bên nhiều thì bạn sẽ bắt đầu thấy 2 hình ảnh thay vì 1. Khác với lenticular, do có khả năng chuyển đổi nhanh giữa 2D và 3D, lớp rào cản ánh sáng được thiết lập bằng một lớp tinh thể lỏng vốn có thể trở nên trong suốt hoàn toàn. Vì vậy, màn hình LCD 3D parallax cho khả năng hiển thị hình ảnh 2D như màn hình LCD thường.

Tham khảo: HowStuffWorks [1], [2]; Wikipedia & 3D-Forums


QUẢNG CÁO



CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ:

  • HTC chính thức giới thiệu EVO 3D, giá 15.900.000 đồng (06/10)
  • [Hình ảnh] Offline giới thiệu HTC EVO 3D tại TP.HCM (06/10)
  • [Trên tay] Đập hộp HTC EVO 3D (30/09)
  • Mai Nguyên bán ra HTC EVO 3D: 15,890,000 đồng tặng nhiều quà (23/09)
  • Chia sẻ___Game định dạng 3D cho điện thoại 3D không cần kính (update) (15/09)
  • [Hành Trình EVO 3D] 6 người điểm cao nhất đi vào vòng 2 (12/09)
  • Sharp giới thiệu điện thoại 3D Aquos SH8298U với camera kép 8MP (10/09)
  • [Hành Trình EVO 3D] Vòng 1, ngày 5: chủ đề Toàn Cảnh (09/09)
  • LG tiết lộ dự án Optimus 3D 2 siêu mỏng cho năm 2012 (06/09)
  • [Hành Trình EVO 3D] Vòng 1, ngày 1 (05/09)

CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC:

  • Ngắm thiết kế tuyệt đẹp của sân bay quốc tế Kuwait (08/10)
  • [METALEX 2011] Xem robot Titan nhảy múa và làm trò cười (07/10)
  • Tìm hiểu vi xử lý của laptop (05/10)
  • Mời tham quan triển lãm METALEX Vietnam 2011: máy móc và tự động hóa (04/10)
  • Cô gái 29 tuổi điếc bẩm sinh lần đầu tiên nghe được giọng nói của mình (03/10)
  • Cấu hình NFC mới cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều (01/10)
  • Solar Sail - "cánh buồm Mặt Trời" của NASA (30/09)
  • Màng lưu trữ năng lượng: giá thành rẻ hơn, nhiều năng lượng hơn! (30/09)
  • Công nghệ camera avn 80xz của avtech với 6 tính năng vượt trội (30/09)
  • MVA-B: Vắc-xin HIV đầy triển vọng mới (29/09)