Có lẽ ai cũng nhận ra là đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin nho nhỏ ở Apple, công ty nổi tiếng và thành công nhất trên thế giới. Một nhóm các nhà đầu cơ đã cho rằng cổ phiếu của Apple có giá trị ít hơn Google hay là bộ phận thanh thiếu niên đang đổ xô vào Microsoft Surface.
- Apple thông báo: chỉ 1% công nhân làm việc quá sức
- Apple bị chỉ trích vì đối xử với công nhân như… nô lệ
- Google chiếm lấy hào quang của Apple
Một cuộc thảo luận về tương lai của Apple do John Gruber của tờ Daring Fireball và khách của ông, nhà phát triển iPhone và iMac, Guy English đã thảo luận khá nhiều về vấn đề thực sự của Apple: con người.
Nỗi lo của Gruber là các kỹ sư tốt nhất có thể cảm thấy rằng họ không hài lòng ở Apple. "Vấn đề không phải là Apple đang chảy máu tài năng, vấn đề là họ có thể bị như thế", ông nói. Nhưng điều quan trọng là ở tư tưởng tôn sùng cá nhân (đôi khi được nuôi dưỡng bởi Apple) đang bao vây công ty.
Đã có một niềm tin không đổi của Apple cho Steve Jobs, sự sáng tạo của Jony Ive và một niềm đam mê từ Scott Forstall. Sự thật lớn hơn là luôn luôn có nhiều kỹ sư cực kỳ khôn ngoan và tài năng, có những ý tưởng lớn nhưng ở nơi công cộng chỉ là cái tên nhỏ. Một ví dụ là Tony Fadell, người đã rời Apple để tạo ra Nest, một cuộc cách mạng.
Tony Fadell, người tạo ra Nest
|
Nhiều người đã dự đoán rằng iWatch sẽ là sản phẩm sáng tạo mới nhất của Apple và có lẽ nó là cứu cánh duy nhất của họ trong thời điểm này. Khá nhiều kỹ sư sẽ thấy hài lòng khi nó xuất hiện, muốn một sản phẩm có thể đến với đời sống thực như iPhone đã từng làm.
Cuối cùng, tất cả các vấn đề của công ty tóm gọn trong việc giữ lại những người thực sự biết làm việc. Một số nhân viên không muốn nổi tiếng, họ chỉ đơn giản muốn công việc của họ trở nên nổi tiếng. Họ chỉ đơn giản là muốn cảm thấy sung sướng bởi vì tạo ra sản phẩm mà tất cả mọi người sẽ nói về nó, hy vọng và thèm muốn.
Vấn đề lớn nhất của Apple và với nhiều công ty khác sẽ luôn luôn nằm trong việc tạo ra một bầu không khí nơi mà tất cả những người làm việc ở đó tin rằng không có nơi nào tốt hơn để họ có thể sáng tạo. Một điều không thể tránh khỏi là nhiều người lo sợ rằng khả năng tạo ra các thị trường mới thông qua các sản phẩm đáng ngạc nhiên của Apple đang yếu đi.
Thật khó để tránh những ý nghĩ rằng Tim Cook ít có tầm nhìn xa trông rộng và không phải là một nhà quản lý hiệu quả. Đôi khi, nhà quản lý thông minh là một người có thể tạo ra những cơ hội cho những người tốt nhất của họ cống hiến.
Đây là bài test lớn nhất của Apple và cũng có khả năng là vấn đề lớn nhất. Nó không phải chỉ đơn thuần là về việc tạo ra các sản phẩm tuyệt vời, nó là vấn đề niềm tin về việc họ vẫn còn có thể tạo ra các sản phẩm tuyệt vời nữa hay không.
Xem thêm: Nỗi thất vọng Apple: Khi điều kỳ diệu không còn!