Đánh giá laptop

Toshiba Z830 – Đẹp,đắt nhưng có đáng?

Từ sau màn ra mắt ấn tượng tại hội chợ IFA, Toshiba Z830 bây giờ đã đến tay người tiêu dùng. Các thông số như là bàn phím backlit, sự mảnh mai tuyệt đối với 1,13kg cân nặng (tính tới hiện tại là ultrabook nhẹ nhất trong số các ultrabook xuất hiện trong đợt ra quân đầu tiên này), khiến cho Z830 trở thành một trong những chiếc Ultrabook được mong chờ nhất . Kỳ vọng của chúng ta còn được đẩy lên cao hơn nữa với sự thành công của Toshiba trong dòng máy tính xách tay siêu di động (UPL – Ultraportable Laptops) với mẫu R830.

  • Toshiba Portégé Z830 mẫu Ultrabook mỏng nhẹ nhất thế giới về VN
  • Đánh giá Z835 Portege: Ultrabook đầu tiên của Toshiba
  • Tư vấn chọn mua Ultrabook

Cấu hình chi tiết

  • Vi xử lý: Intel® Core™ i7 2677M (bản cao nhất), 1.8Ghz
  • Chipset: Intel® QM67 Express Chipset
  • Bộ nhớ trong: 6GB DDR3-1333
  • Ổ cứng: SSD 128GB
  • Đồ họa: Intel HD Graphics 3000
  • Màn hình: 13.3"
  • Pin: 8Cells
  • Hệ điều hành: Windows 7 Home Premium (64-bit)
  • Cân nặng : 1.13kg
  • Kích thước : 316 x 227 x 15.9mm
  • Cổng kết nối : 2 x USB 2.0; 1 x USB 3.0; VGA out; HDMI, Wiffi 802.11b/g/n,Ethernet 10/100/1000, Webcam 1.3 Mpx.

 

Thiết kế

 

Vẻ đẹp trong thiết kế là thứ đầu tiên chúng ta phải gật gù khi nhìn thấy Z830.

Trong khi các đối thủ cạnh tranh khác, như ASUS Zenbook sử dụng vỏ nhôm nguyên khối, giống như thiết kế các sản phẩm của Apple, Toshiba sử dụng vỏ hợp kim magie, vốn được sử dụng trên nhiều mẫu laptop siêu di đọng khác của hãng. Vật liệu nhẹ này giúp cho Z830 giành danh hiệu “Ultrabook nhẹ nhất” với 1,13kg.

Ý tưởng logo ở giữa mặt nắp lưng của Toshiba không có gì đột phá, vì hầu hết các nhà sản suất khác cũng có thiết kế tương tự. Z830 thực sự mỏng, 15.9mm ở điểm mỏng nhất. Tuy nhiên, không như Zenbook hay Macbook Air, cạnh của nó không thực sự mỏng.


Z830 mỏng 15.9mm, nhưng là độ mỏng đều ở tất cả các vị trí

Bất chấp thiết kế mỏng và có vẻ yếu ớt, Toshiba tuyên bố rằng Z830 có thể chịu được khi rơi từ độ cao 70cm. Nhưng có lẽ nếu sở hữu một thiết bị với mức giá như thế này, bạn không nên tự mình thử nghiệm tuyên bố của nhà sản xuất – NV.

Bàn phím của Z830 được thiết kế chống tràn. Tuy nhiên nó không có nghĩa là chịu nước (bạn nên hiểu rõ nghĩa của 2 từ này – NV). Cho nên, khi bị đổ nước lên bàn phím, bạn vẫn nên tắt ngay máy càng nhanh càng tốt. Bàn phím cũng có backlit (lưu ý là phiên bản cho châu Á không có backlit), một điểm cộng khi làm việc trong ánh sáng yếu, vì ngoài Folio 13 của HP, chưa có Ultrabook nào có thành phần này.

Tuy nhiên bàn phím cũng là nơi phát sinh nhiều rắc rối và khó chịu nhất đối với người thử nghiệm. Cho dù là bàn phím chiclet, bàn phím của Z830 tạo cảm giác rất bí. Chiều cao của phím bị cắt bớt, số lượng phím bị rút gọn, dẫn đến việc xuất hiện nhiều góc chữ nhật hơn là góc vuông. Chúng tôi không trông đợi nhiều từ hành trình phím (hành trình phím bạn có thể hiểu đơn giản là độ nảy của phím, nếu nông quá có thể dẫn đến nhập liệu không “thật” tay- NV) đối với các thiết kế mỏng như thế này, nhưng bàn phím của Z830 tạo cảm giác cứng và nông hơn nhiều Ultrabook khác đã được thử nghiệm.

Toshiba cũng trang bị một touch pad hỗ trợ đa điểm, với phím cứng, thay vì bàn di không có nút như trên các đối thủ cạnh tranh khác. Bạn có thể tắt bàn di này bằng 1 nút nhỏ ở ngay dưới thanh space bar.

Bàn phím chiclet của Z830 thực sự tồi

Tính năng

Màn hình của Z830 là màn hình chống chói (matte). Với độ phân giả 1366 x 738, màn hình này dĩ nhiên không so được với màn hình 1600 x 900 trên ASUS Zenbook nhưng công bằng mà nói, độ phân giải này là chấp nhận được trên một màn hình chỉ có 13.3 inch. Góc nhìn không có gì phải phàn nàn nhưng chúng tôi cảm giác là độ sáng màn hình vẫn cần cao hơn một chút. Nói thêm, viền màn hình của Z830 mỏng, chúng tôi thích điều này-NV.

Z830 có màn hình nhám và viền màn hình mỏng

Phần đế và phần màn hình có tạo ra một chút lo lắng về sự ọp ẹp, nhưng theo chúng tôi, điều này là chấp nhận được, nhất là khi nó cho phép chiếc máy chịu đựng được những tai nạn nho nhỏ như rơi từ một độ cao vừa phải chẳng hạn.

Với kinh nghiệm trong dòng máy xách tay di động của mình, Toshiba không để chúng ta lo lắng về lựa chọn kết nối. Có khá nhiều cổng kết nối, ít ra là so với các Ultrabook khác, trong đó phải kể đến USB 3.0 , HDMI hay khe cắm thẻ nhớ SD. Thậm chí còn có cả một cổng Gigabit Ethernet full-size và cổng VGA, cho nên chắc chắn là chúng ta không cần đến giải pháp là adapter như trên ASUS Zenbook.

Một điều chúng tôi rất thích là Toshiba đã dồn hầu như tất cả các cổng kết nối ra phía sau.

Hiệu năng và thời lượng pin

Nếu bạn mua 1 chiếc Ultrabook, thì có lẽ đây là phần bạn cần quan tâm nhất

Với VXL core i7 (cho bản cao cấp nhất), chúng tôi trông đợi một kết quả thử nghiệm tốt từ Z830. Tuy nhiên, có một chút thất bọng, điểm PCMark 7 chỉ là 2498 điểm, thậm chí tụt rất xa so với 3533 điểm của Lenovo U300s, mặc dù U300 chỉ sử dụng chip i5, và tất nhiên là kém xa so với 3606 điểm của UX31E. Như chúng tôi đã nói ở trên, nguyên nhân của sự thua kém này đến từ SSD. Ổ SSD trong sản phẩm đến từ Toshiba có thông số Sequential Read Speed thấp nhất trong số tất cả các Ultrabook mà chúng tôi được biết.

Dù vậy, nhờ công nghệ Hi-Speed Start, Z830 vẫn cho khả năng khởi động “siêu nhanh” - chỉ trong 23 giây so với khoảng gần 1 phút của nhiều ultrabook khác. Thêm nữa, quạt làm mát của Z830 hoạt động với hiệu suất khá cao, ngay cả khi máy đang ở trong tình trạng Stand By khiến máy ít bị nóng (vốn là nhược điểm trên nhiều dòng ultrabook).

Với thử nghiệm về thời lượng pin, Z830 thực sự làm chúng tôi ấn tượng: 396 phút, so với Zenbook thì hơn tới 54 phút, sự khác biệt đó là nhờ vào pin 8 cell được trang bị cho Z830.

Tổng kết

-Ưu điểm: nhẹ nhất trong số các ultrabook từng được sản xuất, thời lượng pin rất tốt, hoạt động mát mẻ.

-Nhược điểm: ở SSD chậm, kéo hiệu năng hệ thống thấp, bàn phím tồi.

Người viết

Mặc dù Z830 đã phần nào đáp ứng được kỳ vọng của người dùng: có thời lượng pin dài nhất, nhẹ nhất trong số các ultrabook từng được bán ra, cái giá của nó khiến người ta phải xếp nó vào hàng các máy tính xách tay siêu di động, với các đồi thủ đến từ Sony hay thậm chí là chính của Toshiba, hơn là dòng ultrabook vốn được định ở mức trên dưới 1000$ mà Intel đề nghị. Tuy nhiên, thậm chí là ở mức giá này, nhiều khuyết điểm vẫn dễ dàng được nhận thấy.

Chúng ta có thể bỏ qua tất cả những điều này nếu  giá của Z830 ở mức hợp lý hơn. Đáng buồn là Toshiba chỉ bán bản Core i3 – Z835 (799$) tại Mỹ. Với mức khởi điểm hơn 1100$ cho bản Core i5 và 1430$ cho bản Core i7, Z830 trở thành bản Ultrabook đắt nhất trên thị trường. Một chiếc ultrabook thực sự đẹp và đậm chất “ultra”, nhưng có lẽ với mức giá này người ta sẽ tìm kiếm một chiếc laptop hoặc ultrabook khác.