Nhịp sống số

Tin tặc “kiểm soát hoàn toàn” máy tính bảng NASA

Tổng thanh tra của NASA thông báo với các nhà lập pháp Mỹ: Tin tặc đã giành quyền kiểm soát toàn bộ máy tính bảng quan trọng của NASA trong năm 2011.

Paul K Martin, Tổng thanh tra NASA cho biết, tin tặc tiếp quyền máy tính Jet Propulsion Laboratory (JPL) và “xâm nhập tài khoản của gần như mọi người dùng đặc quyền của JPL”. Vụ tấn công có liên quan đến địa chỉ IP của Trung Quốc và đang trong quá trình điều tra. Trong một tuyên bố, NASA khẳng định đã có bước tiến đáng kể trong việc bảo vệ hệ thống CNTT của cơ quan.

Tờ trình của Martin về vụ tấn công NASA chỉ rõ các nhà điều tra tin rằng vụ tấn công có liên quan tới “địa chỉ giao thức Internet IP Trung Quốc”. Những kẻ tấn công có quyền truy cập hệ thống đầy đủ và có khả năng “sửa đổi, sao chép và xóa bỏ các tệp tin nhạy cảm” hay “tải công cụ tấn công để đánh cắp thông tin người dùng và xâm nhập các hệ thống khác của NASA”.

Theo Martin, trong năm 2010 và 2011, NASA đã phải hứng chịu “5.408 sự cố an ninh máy tính” và “từ giữa tháng 4/2009 và tháng 4/2011, NASA báo cáo 48 thiết bị điện toán di động bị đánh cắp”. Tin tặc sử dụng máy tính xách tay không được mã hóa có chứa chi tiết thuật toán – mô hình toán học ăn cắp được để kiểm soát Trạm không gian quốc tế.

NASA là “môi trường mục tiêu màu mỡ cho các cuộc tấn công mạng”. Động cơ của tin tặc thay đổi từ “các cá nhân kiểm tra kĩ năng bằng cách đột nhập hệ thống NASA tới nhóm tổ chức tội phạm được tổ chức chuyên nghiệp tấn công vì lợi nhuận, có thể nằm dưới tầm quyển soát của tình báo nước ngoài.” Các cuộc điều tra của NASA cũng có kết quả khi nhiều vụ bắt giữ và kết án đã diễn ra ở nước ngoài như Trung Quốc, Anh, Ý, Nigeria, Bồ Đào Nha, Rumani, Thổ Nhĩ Kì và Estonia.

Tuy nhiên, bất chấp kết quả này, Chủ tịch các tiểu ban Quốc hội, Paul Broun vẫn cảnh báo các mối đe dọa an ninh tới NASA không bao giờ thay đổi. Trừ phi cơ quan có thể thích ứng liên tục, bằng không dữ liệu, hệ thống và hoạt động của NASA chắc chắn sẽ bị hủy diệt.