Thiết bị công nghệ

Thunderbolt - Chuẩn kết nối tương lai

Thunderbolt - Chuẩn kết nối tương lai

Thunderbolt sẽ là chuẩn kết nối phổ biến trong tương lai không xa.

<> 
Từng được gọi với tên mã Light Peak, Thunderbolt là chuẩn kết nối và truyền tải dữ liệu sử dụng cáp quang với các thiết bị ngoại vi và màn chiếu, cho tốc độ truyền tải nhanh nhất từ trước đến nay, được Intel xây dựng và phát triển. Intel khẳng định rằng Thunderbolt được thiết kế không phải để cạnh tranh với USB 3.0 và cũng nói rằng người dùng sẽ cảm thấy sự tuyệt vời khi sử dụng Thunderbolt tuy rẳng vẫn còn những giới hạn và khuyến cáo đi kèm.
 
Hiện nay, Apple đã sử dụng Thunderbolt cho một vài sản phẩm của mình, theo phát ngôn viên Dave Salvator của Intel thì có rất nhiều các nhà sản xuất đã sẵn sàng đặt hàng Thunderbolt vào năm tới đồng thời Microsoft cũng thông báo rằng Window 8 sẽ hỗ trợ Thunderbold.
 

 

Thunderbolt là sự bổ sung ?
 
Salvator nói rằng Intel coi Thunderbolt như “sự bổ sung”  cho giao thức USB, sản phẩm mà Intel đã hợp tác cùng phát triển nhưng nó sẽ phục vụ cho nhu cầu của các thiết bị với yêu cầu cao về hiệu suất. Cũng theo Salvator, Acer và ASUS đã thông báo rằng sản phẩm của họ vào năm 2012 sẽ có Thunderbolt, nhưng các nhà sản xuất hệ thống như Dell, Lenovo hay HP vẫn chưa làm như vậy và nói rằng họ vẫn đang cân nhắc công nghệ này. USB có mặt ở hầu hết các thiết bị ngoại vi và PC với số lượng USB được cài đặt là hơn 10 tỷ và mỗi năm tăng thêm khoảng 3 tỷ. Do vậy, khó có thể tưởng tượng một công nghệ kết nối ngoài nào có thể thách thức được USB.
 
Sức mạnh
 

 

Tốc độ tối đa khi truyền tải dữ liệu của Thunderbolt lên đến 10Gbps (Gigabit/s), nhanh gấp đôi tốc độ chuẩn kết nối USB 3.0 (5Gbps). Thunderbolt nhanh gấp 12 lần so với FireWire800 và gấp 20 lần chuẩn USB 2.0. Với tốc độ này, theo Intel, người dùng có thể truyền tải 1 bộ phim chuẩn Full HD mà chưa mất 30 giây trong khi đó USB SuperSpeed cần đến 70s để làm điều đó.
 
Tuy vậy theo USB-IF CTO Rahman Ismail thì trong khi TB có băng thông gấp đôi USB nhưng người dùng vẫn chưa thật sự cần đến nó, nhất là khi hầu hết các ứng dụng đều hỗ trợ USB 2.0.
 
Thunderbolt kết hợp 2 giao thức, PCI Express (PCIe) và DisplayPort, hỗ trợ tối đa trong việc kết nối với các thiết bị ngoại vi, DisplayPort hỗ trợ hiển thị HD cùng 8 kênh HD Audio. Kết nối Thunderbolt có 2 kênh song song, với tốc độ tối đa 2 chiều đạt được lên đến 10Gbps. Các chuyên gia đánh giá cao khả năng hỗ trợ của Thunderbolt cho việc kết nối đường truyền và kết nối hiển thị. Nghĩa là khi bạn nối một ổng cứng với cổng Thunderbolt rồi cắm vào một cổng Thunderbolt trên màn hình bạn có thể vừa có thể hiện thị hình ảnh một cách tốt nhất trong khi vẫn có thể nhận dữ liệu trên cùng một kết nối ban đầu.
 
Thunderbolt mới chỉ có trong các sản phẩm của Apple
 

 

Hiện nay, Apple là công ty duy nhất bán sản phẩm có cổng Thunderbolt . Apple cũng là công ty đầu tiên kết hợp cả Thunderbolt và USB trên MacBook Air, MacBook Pro, iMac and Mac mini cho phép kết nổi với các thiết bị có độ phân giải cao trên 1080p. Kết nối Thunderbolt có ý nghĩa với những thiết bị chạy iOS của Apple vì nó có khả năng đồng bộ dữ liệu lớn trong một vài giây thay vì một vài phút như hiện nay.
 
Không giống như Apple, các nhà sản xuất vẫn chưa hoàn toàn quan tâm tới việc đưa Thunderbolt vào sản phẩm của mình. Như hồi đầu năm nay, HP đã cân nhắc việc sử dụng TB dù vậy hãng vẫn tiếp tục sử dụng USB 3.0 trên các sản phẩm của mình.
 
Giá của Thunderbolt
 
Thunderbolt hiện tại còn mới mẻ nên giá khá cao. Ví dụ như USB 2.0 có giá khoảng 1,5$ và chipset vào khoảng 1$, giá của cáp USB thì vào khoảng 4,49$. Trái lại, một cáp Thunder có giá lên tới 49$, Intel chưa công bố giá cho bộ điều khiển Thunder tuy nhiên hãng dự định sẽ đưa ra bộ xử lý vi mạch giá rẻ vào năm tới, được gọi là Cactus Ranch.
 
David Johnson-nhà phân tích cho cơ sở hạ tầng máy tính để bàn và điện thoại di động tại Forrester Research cho biết USB vẫn sẽ là giao thức được sử dụng nhiều trong tương lại dù có Thunderbolt. Tuy vậy, TB lại vô cùng thích hợp cho netbook, máy tính bảng và các thiết bị “mỏng”, là hướng đi tốt cho TB.
 
Cũng giống như TB, USB 3.0 đa số chỉ được sử dụng trong các thiết bị ngoại vi như bộ nhớ flash và ổ cứng ngoài. Tuy vậy, trong quý 1 năm nay Asus đã chuyển 2 triệu USB 3.0 tới các nhà sản xuất hệ thống và dự kiến sẽ có khoảng 30 triệu USB3.0 được vận chuyển tính đến tháng 5 – theo Renesas Electronics. Các công ty như AMD, ASMedia, Etron, Intel cũng thông báo sẽ hỗ trợ USB 3.0 trong các sản phẩm của mình.
 
Cuối cùng, nếu giá cả không phải là vấn đề quá lớn với bạn thì một thiết bị với cổng Thunderbolt chắc chắn sẽ mang lại nhiều tiện ích mới cho bạn.
 
Tham khảo : pcworld