Smartphone

[Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android

id="post_message_11818221">
Android là một hệ điều hành "mở" nên thường được nhiều người cải biến theo ý thích của riêng mình bằng cách up ROM, cài thêm phần mềm ngoài, sử dụng bộ giao diện, thay thế ứng dụng trên máy bằng một ứng dụng tương đương của thiết bị khác, thậm chí là từ hãng khác. Tất nhiên, những việc này đều để lại nguy cơ hư hỏng thiết bị (về phần mềm) khá cao. Sao lưu thường xuyên chính là biện pháp an toàn hàng đầu mà mọi người cần nghĩ tới trước khi "vọc" thiết bị của mình. Ngoài ra, những người dùng bình thường cũng nên thường xuyên sao lưu dữ liệu của mình để tránh trường hợp thiết bị hỏng đột ngột hoặc đánh mất máy. Bài viết sau là kinh nghiệm của mình về việc sao lưu nhiều loại dữ liệu khác nhau trên Android sau một thời gian sử dụng.

Sao lưu danh bạ, lịch
Danh bạ, lịch làm việc là những thứ vô cùng quan trọng mà nếu đánh mất, ta cần rất nhiều thời gian để kiếm lại đầy đủ dữ liệu, thậm chí là không bao giờ có thể thu thập lại đầy đủ. Do đó, khi sử dụng Android, bạn hãy luôn luôn sao lưu danh bạ và lịch của mình một cách thường xuyên bằng các biện pháp sau:

Đồng bộ với tài khoản Google

[Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android [Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android

Điểm mạnh của Android đó là nó tích hợp chặt chẽ với hệ thống ứng dụng của Google, do đó Android có thể dễ dàng đồng bộ danh bạ, lịch trên máy của bạn với Google Contacts và Google Calendar. Biện pháp này có thể nói là an toàn tuyệt đối bởi dữ liệu của chúng ta nằm hoàn toàn trên máy chủ của Google. Nếu có đánh mất máy đi nữa thì ta chỉ việc đồng bộ lại là xong. Ngoài ra, một tài khoản Android là vô cùng cần thiết trên máy bởi nó có thể giúp bạn làm nhiều việc hơn nữa. Google còn có thể đồng bộ với một số hệ điều hành khác như Mac, Windows, BlackBerry, iOS. Do đó, nếu bạn chưa đăng nhập Google Account trên thiết bị của mình, hãy thực hiện ngay bằng cách vào phần Settings của máy > Accounts & Sync > Add account. Nên để cho thiết bị tự động đồng bộ vì như vậy bạn sẽ đảm bảo dữ liệu của mình luôn được máy chủ của Google cập nhật. Nếu không, cũng nên tự tay nâng cấp ít nhất hai ngày một lần.

Xuất ra thẻ nhớ

[Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android [Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android

Ngoài cách đưa lên mạng, bạn có thể đưa danh bạ của mình ra thẻ nhớ để có thể sao chép vào những thiết bị khác. Tùy dòng máy mà cách làm khác nhau nhưng cơ bản là chúng ta sẽ chạy ứng dụng Contacts/Danh bạ/People (với máy HTC), sau đó nhấn phím Menu, tìm nút ghi chữ Import/Export rồi nhấn vào đó. Bạn sẽ được hỏi về việc chọn tài khoản Google để xuất ra thẻ hoặc chọn ngay danh bạ trên máy. Tập tin xuất sẽ có tên và đường dẫn hiển thị trong quá trình máy hoạt động. Định dạng tập tin là VCF.

Sao lưu nhật kí cuộc gọi (call log)

[Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android [Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android

Để sao lưu call log, chúng ta có thể nhờ đến ứng dụng Call Log Backup & Restore. Ngoài việc chép dữ liệu về cuộc gọi đi/đến ra thẻ nhớ để chúng ta có thể phục hồi lại khi đổi máy (hoặc cài lại máy), ta có thể đặt lịch cho phần mềm tự động thực hiện việc sao lưu thay cho chúng ta. Lưu ý rằng Android chỉ lưu giữ 500 cuộc gọi trong call log nên ứng dụng này cũng chỉ có thể đảm đương 500 cuộc gọi mà thôi.

Sao lưu ứng dụng

Cài lại ứng dụng là một trong những công đoạn tốn nhiều thời gian vô cùng, lại khá mệt mỏi do phải lặp lại một số thao tác quá nhiều lần. Mặc dù Android Market có khả năng tự động phục hồi các ứng dụng đã mua bằng tài khoản Google mà bạn đăng nhập trên thiết bị nhưng không phải lúc nào nó cũng hoạt động. Một số bạn dùng ROM Cook cũng xem như "tê liệt" với tính năng nói trên. Những phần mềm khác cài bằng tập tin APK chứ không thông qua Market cũng không thể được tự động cài lại. Khi đó, chúng ta cần một số phần mềm hỗ trợ.

ASTRO File Manager

[Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android [Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android

Chắc hẳn người dùng Android không quá xa lạ với trình quản lí tập tin, thư mục ASTRO File Manager. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu ra mắt, ASTRO đã có tính năng sao lưu những ứng dụng bạn đang cài đặt trên máy, cả ứng dụng cài qua Market và ứng dụng cài từ nguồn ngoài. Tính năng này cực kì dễ dùng, bạn chỉ cần cài đặt ASTRO, sau đó chạy lên, chọn Application Backup. Danh sách sẽ liệt kê các phần mềm đang có trong máy. Muốn sao lưu lại phần mềm nào, bạn chọn vào dấu chọn ở bên phải của tên ứng dụng rồi nhấn nút Backup. Những tập tin sao lưu này sẽ được đặt trên thẻ nhớ. Khi cài lại máy hoặc chuyển sang máy mới, ta cũng dùng ASTRO để phục hồi lại là xong.

Titanium Backup

[Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android [Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android

Titanium Backup là phần mềm chuyên dùng để sao lưu các ứng dụng cho máy Android. Nếu bạn thích khám phá Android thì đây là ứng dụng không thể không có. Không chỉ sao lưu các ứng dụng, Titanium Backup (TB) còn có rất nhiều chức năng khác, và nếu biết kết hợp với một số thủ thuật, TB sẽ trở thành một ứng dụng vạn năng cho điện thoại của bạn. Bài Thủ thuật với Titanium Backup sẽ giới thiệu đến các bạn một số thủ thuật trên Titanium Backup để giúp điện thoại luôn hoạt động ổn định và hiệu quả. Bạn sẽ biết được cách lấy tập tin APK của ứng dụng cài từ Market, xóa bỏ ứng dụng hệ thống, và tất nhiên là sao lưu bất kì ứng dụng nào mà bạn muốn. Chúc các bạn vui vẻ với ứng dụng sao lưu thú vị này.
Lưu ý: Bạn cần có quyền root để dùng ứng dụng này.

App Backup and Restore

[Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android

Ngoài tính năng chính là sao lưu ứng dụng, bạn có thể dùng phần mềm này để tự động sao lưu mỗi khi bạn cài đặt một thứ gì đó vào máy. Như vậy sẽ rất tiện lợi cho chúng ta vì không phải để tâm đến việc sao lưu định kì nữa. Người dùng còn có thể chọn số phiên bản tối đa mà một ứng dụng có thể lưu trữ để bạn phục hồi lại trong trường hợp ứng dụng phiên bản mới gặp lỗi.

Sao lưu tin nhắn

[Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android [Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android

Để sao lưu tin nhắn, chúng ta có thể dùng ứng dụng SMS Backup & Restore để chép tin nhắn vào thẻ nhớ, sau đó phục hồi lại khi cần. So với những ứng dụng khác, tốc độc thực thi của SMS Backup & Restore nhanh hơn nhiều. Từ đó đến giờ, mình vẫn rất ưa thích dùng nó mỗi khi cần up ROM cho máy và khi đổi giữa các máy với nhau nữa (khác hãng sản xuất cũng chơi luôn). Hơn hết, ứng dụng còn cho phép ta đặt lịch để máy tự động sao lưu SMS nữa. Tiện vô cùng.

Một số công ty có tích hợp sẵn tính năng sao lưu vào trình nhắn tin của máy, ví dụ như HTC hay LG chẳng hạn. Khi đó, bạn hãy tận dụng nó để sao lưu nhanh hơn.

[Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android
HTC có tích hợp sẵn trình sao lưu SMS ngay trong ứng dụng nhắn tin

Thêm một biện pháp khá thú vị và nhanh chóng, đó là sao lưu SMS lên mạng. Phần mềm SMS Backup + có một cách sao lưu rất thông minh, nhanh chóng, đó là tận dụng hòm thư GMail của chúng ta. Sau khi cài đặt, bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập vào tài khoản Google. Sau đó, toàn bộ SMS sẽ được chép lên máy chủ của Google và nằm trong một nhãn của hộp thư (Label) là SMS. Tương tự như trên Android, các tin nhắn đến và đi của cùng một người dùng được sắp xếp theo kiểu cửa sổ chát nên nhìn rất hay, lại giúp chúng ta dễ dàng quản lí hơn.

[Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android

[Thủ thuật] Sao lưu các loại dữ liệu trên điện thoại Android
Giao diện của label SMS trên Gmail

Chuyển SMS từ iPhone sang Android