Nhịp sống số

Tháp nghiêng pisa vẫn tiếp tục nghiêng và có nguy cơ đổ sập

Tháp nghiêng pisa vẫn tiếp tục nghiêng và có nguy cơ đổ sập
class="init_content o_h" style="display:none">
Khoảng 840 năm qua, tháp nghiêng Pisa (Italia) vẫn được xem là một thách thức đối với thời gian. Dù độ nghiêng của tòa tháp khá lớn, nhưng nó vẫn được xem là một trong những công trình được yêu thích và thu hút rất nhiều khách du lịch tới thành phố Pisa (Italia). Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì tòa tháp này rất dễ có nguy cơ bị sập trong tương lai.
 
 
Ngay từ khi được xây dựng vào năm 1173, tòa tháp này đã bị nghiêng. Khi đó, những người xây dựng chỉ xây được đến tầng thứ 3 trong tổng số 8 tầng như bản thiết kế vì họ phát hiện ra nền đất gồm khá nhiều cát, bùn và đất sét nên không đủ chắc chắn để xây tiếp. Lúc này, tòa tháp đã nghiêng về phía Nam, để hạn chế độ nghiêng này, những nhà thiết kế đã cố xây dựng để các cột và mái vòm phía Bắc cao hơn. Sau đó, vì tình hình chính trị bất ổn họ đã phải tạm dừng xây dựng tầng thứ tư.
 
 
Sau đó, gần 100 năm, tòa tháp vẫn ở tình trạng dở dang. Đất dưới móng tiếp tục sụt dần, đến năm 1272, công trình này tiếp tục được xây dựng, thế nhưng tòa tháp vẫn tiếp tục nghiêng về phía nam như hình dáng hiện nay. Nhà xây dựng vẫn cố gắng điều chỉnh sự nghiêng này nhưng không đạt được những kết quả như mong đợi. Thật không may, đến năm 1278, công trình một lần nữa bị hoãn lại sau khi mới hoàn thành xong 7 tầng.
 
Buồn thay, công trình tiếp tục bị lún, có nhiều khi ở mức báo động. Tỷ lệ nghiêng rõ ràng nhất là vào thời gian đầu thế kỷ XIV, tuy nhiên việc này cũng không thể ngăn cản các nhà chức trách và các công nhân tiếp tục quá trình xây dựng của họ. Cuối cùng,từ năm 1360 đến 1370, công trình này đã hoàn thành. Họ đã cố gắng giữ tòa tháp cân bằng bằng cách đặt tháp chuông trên tầng 8 nghiêng nhiều về hướng bắc. 
 
 
Nhà vật lý học Italia Galile cũng đã từng làm thí nghiệm về vật rơi trên tháp nghiêng Pisa và khoảng thời gian mà nhà khoa học này làm thực nghiệm cũng chính là thời gian mà các nhà khoa học cho rằng tòa tháp nghiêng khoảng 3⁰. Tuy nhiên, từ năm 1911, các theo dõi về độ nghiêng của tháp Pisa mới thực sự được tiến hành. Và theo những kết quả này, đỉnh tháp nghiêng 1,2mm mỗi năm.
 
Vào năm 1935, các kỹ sư đã bày tỏ sự lo ngại về mực nước dưới móng quá cao sẽ làm suy yếu chân móng cũng như đẩy nhanh tốc độ nghiêng của tháp Pisa. Để hạn chế tình hình này, họ đã quyết định khoan một mạng lưới gồm rất nhiều lỗ dưới chân tháp và trát xi măng vào các lỗ này. Tuy nhiên, việc này chỉ khiến vấn đề càng trở nên tồi tệ. Tòa tháp còn bị nghiêng nhiều hơn trước. Chính quyền và các nhà chức trách cũng cho thành lập các đội kỹ sư bảo tồn công trình, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để ổn định công trình. Tuy nhiên, không có giải pháp nào đạt hiệu quả, và tòa tháp vẫn tiếp tục nghiêng theo thời gian. Đến thời điểm đó, tháp Pisa đã nghiêng 5,5⁰. Nhiều người đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về sự tồn tại của công trình này khi vào năm 1989, một công trình có cấu trúc tương tự tháp nghiêng Pisa – tháp chuông Pavia nằm ở phía Bắc Italia đã đột nhiên đổ sập.
 
 
Sau khi tháp chuông Pavia bị sập xuống, các nhà chức trách đã quyết định đóng cửa tháp Pisa để bảo dưỡng. Một năm sau, rất nhiều chuyện gia đã được mời nhóm họp để tìm ra biện pháp hữu hiệu ngăn cản quá trình nghiêng của tháp Pisa.
 
John Burland – nhà khoa học nghiên cứu về đất ở đại học Imperial Luân Đôn đã nêu ý kiến nếu giảm lượng đất ở nền phía Bắc của tháp thì rất có thể sẽ đưa được tháp trở lại chiều dọc. Để kiểm tra giả thuyết này, nhà khoa học này và các cộng sự đã thử thiết kế mô hình mô phỏng trên máy vi tính để xem xét có thể thưc hiện được kế hoạch hay không. Sau khi phân tích các dữ liệu, họ đã nhất trí rằng kế hoach  rất khả thi.
 
 
Nhờ có kế hoach này mà đến năm 2011, tòa tháp đã giảm được 44 cm độ nghiêng, đủ để các nhà chức trách mở cửa tòa tháp trở lại để công chúng vào tham quan. Đến tận tháng 5, năm 2008, máy cảm biến vẫn không đo thêm được bất kỳ chuyển động nào của tháp Pisa.
 
Về mặt lý thuyết, các hành động của John Burland và nhóm của ông có thể ổn định vĩnh viễn cấu trúc của tòa tháp. Thế nhưng, mối đe dọa thực sự tới sự tồn tại của tháp nghiêng chính là từ bệ đỡ của nó, đặc biệt là chất liệu cấu tạo xây dựng những tầng dưới cùng. Nếu bệ đỡ này có bất kỳ tổn hại nào, thì cả tháp chuông sẽ bị đổ sập. Thậm chí một trận động đất nhỏ cũng có thể biến Pisa thành một đống tàn tích.
 
 
Dù tòa tháp phải đối mặt với  khá nhiều nguy cơ tiềm tàng nhưng các nhà khoa học cũng như các nhà bảo tồn đều hy vọng công trình này sẽ tồn tại được ít nhất là 200 năm nữa. Đến lúc đó, có thể nhiều biện pháp khác phải được thực hiện, nhưng với công nghệ kỹ thuật đang ngày càng phát triển, hầu hết mọi người đều hy vọng rằng, đến 800 năm nữa thì tòa tháp vãn tồn tại như bây giờ.
 
Tham khảo: howstuffworks