Nhịp sống số

Tấm màng tích năng lượng - Nguồn lưu trữ cho tương lai

align="left">Các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia khoa học và công nghệ nano Singapore (NUSNNI) đã tạo ra một vật chất mà họ gọi là màng lưu trữ năng lượng đầu tiên trên thế giới. Không chỉ là vật liệu mềm và có thể gập lại, nó còn tiết kiệm chi phí hơn các tụ năng lượng hoặc pin truyền thống, cũng như có khả năng lưu trữ nhiều năng lượng hơn.

 
Tấm màng này được làm từ một loại polymer dựa trên polystyrene, được kẹp giữa hai tấm kim loại. Khi được sạc bởi hai tấm kim loại này, nó có thể lưu trữ năng lượng với tỷ lệ là 0,2 farads/cm2 (fara là đơn vị điện dung). Trái lại, tụ điện tiêu chuẩn thường chỉ có thể lưu trữ được khoảng 1 microfarad mỗi cm2.
 
 
Do chi phí chế tạo của tấm màng này khá thấp, chi phí để lưu trữ năng lượng vào khoảng 72 cent Mỹ cho mỗi farad. Theo các nhà nghiên cứu, chi phí cho pin điện phân tiêu chuẩn vào khoảng 7 USD mỗi farad. Điều này khiến cho chi phí năng lượng khoảng 2,5 watt/giờ mỗi USD cho các pin lithium-ion, trong khi với mỗi USD, tấm màng này có thể tạo ra 10-20 watt/giờ.
 
 
Thông tin chi tiết về loại vật liệu này hoạt động như thế nào, cùng với các dữ liệu về các yếu tố như số lần sạc/xả cũng như tuổi thọ pin chưa được công bố. Tiến sĩ Xie Xian Ning cho biết "hiệu suất của màng tế bào này vượt xa những pin sạc, chẳng hạn như pin lithium ion và pin axit chì, cũng như các siêu tụ điện".
 
Đội ngũ nghiên cứu đang tìm cơ hội để thương mại hóa công nghệ này.
 
Tham khảo: Gizmag