Ứng dụng

Tại sao giao diện Android hoạt động kém mượt mà hơn iOS?

Những người sử dụng Android cũng phải công nhận rằng hệ điều hàagrave;nh này thỉnh thoảng cũng hoạt động kém mượt mà nếu chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc. Thông thường chúng ta hay tặc lưỡi cho rằng nguyên nhân của điều này là bởi phần cứng của máy chưa đủ mạnh. Sự thực hoàn toàn không phải như vậy.

  • iOS 5 so với Android: tính năng giống, triết lý khác
  • Apple iOS 5 và Google Android 4.0 – Ai mạnh hơn ai?
  • iOS và Android, nền tảng nào bảo mật tốt hơn?
 
Ngay cả đối với chiếc smartphone LG Optimus 2X, điện thoại đầu tiên chạy lõi kép “khủng” NVIDIA Tegra 2, sau vài thao tác cho cảm giác ấn tượng cơ bản ban đầu, máy cũng hoạt động kém mượt mà hẳn khi chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc. Tại sao một thiết bị được trang bị cấu hình cao như vậy lại không hoạt động mượt mà như nó vốn được mong đợi?
 
Câu trả lời nằm ở sâu bên trong nguồn gốc của nền tảng hệ điều hành này. Giao diện sử dụng của Android được mã hóa khác biệt so với hệ điều hành iOS, chính vì vậy, cách thức hoạt động của 2 giao diện này cũng khác nhau. Điều này khiến giao diện của Android hoạt động đồng bộ kém mượt mà hơn so với iOS.
 
Một kỹ sư làm việc tại Google, Andrew Munn đã tìm ra nguyên nhân gây ra sự kém mượt mà và độ trễ trên giao diện sử dụng của hệ điều hành Android. Cùng với sự giúp đỡ từ kỹ sư phát triển phần mềm Android Romain Guy, người từng làm việc tại Honeycomb và một số đồng nghiệp khác, Andrew Munn đã đưa ra câu trả lời thích đáng cho hơn 200 triệu người sử dụng Android.
 
Lý do chính gây ra hiện tượng này là cách xử lý dựng hình giao diện của Android. Trong khi giao diện iOS xử lý dựng hình với một chủ đề riêng biệt tại thời gian thực thì giao diện Android xử lý dựng hình với đồng thời các chủ đề với sự ưu tiên ngang hàng nhau. Nói một cách đơn giản, nếu bạn yêu cầu làm 3 việc, khi bạn vào việc nào iOS sẽ lần lượt xử lý việc đấy ngay cho bạn, các việc còn lại sẽ được hoàn thành theo thứ tự. Còn với Android, nó sẽ xử lý cả 3 việc một lúc, điều này gây ra sự kém mượt mà không đáng có.
 
Andrew Munn đã thực nghiệm điều này trên trình duyệt Safari và Android. Khi kỹ sư này chạm và giữ ngón tay trên màn hình thiết bị iOS trong lúc Safari đang tải một trang web, quá trình tải sẽ dừng lại, lúc này giao diện xử lý dựng hình sẽ được ưu tiên toàn bộ cho thao tác chạm tay của người kỹ sư. Cho đến khi Andrew nhấc tay ra khỏi màn hình thì trang web mới được tiếp tục tải xuống, trong mọi thời điểm thì giao diện của máy vẫn hoạt động hoàn toàn trơn tru, hiệu quả.
 
Cách xử lý của Android lại hoàn toàn khác. Nó sẽ cố gắng duy trì một tỷ lệ xử lý dựng hình hợp lý, vừa tải trang web đồng thời vừa thực hiện theo lệnh của ngón tay Andrew trên màn hình cảm ứng. Chính sự phân bố đều hiệu năng xử lý dựng hình này đã khiến cho Android hoạt động kém mượt mà hơn so với iOS.
 
Giao diện của Android sẽ không bao giờ hoạt động mượt mà, trơn tru được vì những hạn chế mà tôi đã đề cập: Giao diện xử lý dựng hình trên đồng thời các chủ đề chính và được phân bố ưu tiên ngang hàng nhau. Đây cũng chính là lý do vì sao chức năng giao diện của Windows Mobile 6.5, Blackberry OS hay Symbian hoạt động kém hiệu quả. Cũng giống như Android, những hệ điều hành không được thiết kế xử lý dựng hình ưu tiên trong giao diện người sử dụng. Điều này khiến cho Microsoft, RIM và Nokia buộc phải từ bỏ hệ điều hành của họ để phát triển một sản phẩm khác tốt hơn khi iPhone ra đời.” Andrew cho biết.
 
Với phần cứng là bộ vi xử lý dual core, điều này là không đáng kể nhưng thỉnh thoảng sự chậm trễ hay kém mượt mà vẫn xảy ra không theo ý muốn của người sử dụng. Thực tế này có vẻ khó chấp nhận đối với một chiếc điện thoại cảm ứng thông minh trong thời đại công nghệ này. Nhưng quan trọng hơn cả, các sản phẩm của Google vẫn luôn được yêu mến vì giá trị vật chất bé nhỏ của nó và cái cách Google mang đến những giá trị tinh thần to lớn cho người sử dụng.