Bạn quan tâm đến Apple hoặc ưa thích sản phẩm của họ, vậy hãy đọc bài viết này để bạn tìm ra nguyên nhân thành công của “Quả táo”.
-
Apple Maps “ngốn” ít dữ liệu hơn Google Maps tới 5 lần
-
Tưởng niệm 1 năm ngày mất Steve Job, Apple Store đóng cửa
-
Thương hiệu Apple có giá trị lớn thứ 2 hành tinh
-
"Nếu còn sống, Apple không bao giờ..."
Có thể nói khó có công ty nào thành công nhanh và bền vững chỉ với một vài sản phẩm chủ chốt, nếu như không muốn nói là điều không thể. Ấy vậy mà chỉ từ khi ra mắt iPhone thế hệ đầu năm 2007, và chỉ với iPhone, Apple đã gây dựng được một danh tiếng lẫy lừng, thu về doanh số bán hàng và lợi nhuận siêu khủng. Nhiều người sẽ không đồng tình với luận điểm trên, vì Apple còn sản xuất nhiều mặt hàng nữa, trước iPhone còn có iPod, Mac.. Nhưng chắc chắn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng, thế giới thực sự chỉ “phát điên” với Apple khi iPhone của họ ra mắt. Một chiếc điện thoại làm thay đổi lịch sử nhân loại, mở ra thời kì hoàng kim không chỉ cho Apple mà còn khiến cả nghành công nghiệp điện thoại bước sang trang mới - thời đại của smartphone màn hình cảm ứng.
Liên tiếp những lần ra mắt sản phẩm sau đó, Apple càng ngày càng chinh phục được nhiều thị trường hơn, mở rộng địa bàn và thu hút khách hàng toàn cầu, không phân biệt màu dau, tôn giáo hay quốc tịch. Không quá khi nói rằng Apple trở thành một thứ tôn giáo mà số tín đồ của họ ngang ngửa với Tôn Giáo, Hồi giáo. Vậy đâu là nguyên nhân, hay tại sao Apple thành công đến vậy??
1. Sản phẩm đột phá
Khởi điểm thành công của Apple chính là từ việc họ đã cho ra mắt sản phẩm hoàn-toàn-mới trên thị trường, tạo đột phá cực lớn. Trở lại năm 2007 khi chiếc iPhone đời đầu được ra mắt, đích thân CEO của Apple lúc bấy giờ, Steve Jobs đã cẩn thận “nâng niu” và không giấu được sự tự hào khi “khoe” sản phẩm mới của hãng – iPhone!
CEO Steve Jobs huyền thoại giới thiệu iPhone
Thời điểm bấy giờ thị trường điện thoại đang bị thống trị bởi Nokia, có chăng là Samsung và Motorola ở các vị trí tiếp theo. Khái niệm smartphone hồi đó chỉ dừng lại ở mức điện thoại đa phương tiện mà tiêu biểu là các mẫu được Nokia sản xuất thuộc N-series. Màn hình cảm ứng nếu có chỉ sử dụng công nghệ cảm ứng điện trở “cổ lô sĩ” mà người dùng phải có thêm một chiếc bút hoặc dùng lực ngón tay (nói hơi thô là dùng móng tay) để thực hiện thao tác. iPhone khi đó ra mắt như một sản phẩm “ngoài hành tinh” với màn hình lớn, hoàn toàn không có nút bấm (chỉ có nút Home, quá ít nếu so với hệ thống phím bấm của các điện thoại khác thời bấy giờ) và sử dụng công nghệ cảm ứng điện dung, thao tác hết sức nhẹ nhàng trên màn hình.
iPhone đã ra đời và đặt nền móng cho thành công của Apple cùng hàng loạt sản phẩm sau này như vậy đó.
2. Chiến lược bán hàng khôn ngoan
Sau khi dự một lễ ra mắt sản phẩm hoặc đơn thuần đọc được thông tin về sản phẩm mới mà cảm thấy bị cuốn hút, bạn sẽ làm gì? Chắc chắn là muốn được sở hữu ngay và luôn sản phẩm đó rồi. Apple hiểu rất rõ tâm lý này của người tiêu dùng, chính vì thế, đi kèm với thông tin giới thiệu trong các buổi lễ ra mắt sản phẩm, họ luôn luôn cung cấp đầy đủ mức giá, các tùy chọn và ngày đặt mua các thiết bị của mình. Còn gì tuyệt vời hơn thế?
Các sản phẩm của Apple luôn được giới thiệu với đầy đủ mức giá
Chúng tôi xin đưa ra so sánh này để bạn đọc dễ hình dung sự không khéo và hiệu quả của chiến lược trên của Apple. Vừa qua các hãng như Nokia, HTC và Samsung đều đã giới thiệu sản phẩm mới của mình. Rất nhiều cải tiến, rất nhiều chức năng, cấu hình khủng, màu sắc phong phú… Nhưng tuyệt nhiên không đề cập đến ngày ra mắt chính thức, giá bán hoặc thông tin đặt hàng trước! Các hãng trên không tận dụng tối đa hiệu ứng sức nóng từ các sản phẩm mới ra mắt đem lại. Giới thiệu hoành tráng để rồi trở về im lặng và khi bán chính thức lại mất công, mất của đi quảng cáo một lần nữa.
Và thời gian cho đặt hàng trước
Bạn chưa tin tôi? Vậy bạn đã bao giờ thấy Apple quảng cáo iPad, iPhone của họ trên truyền hình như điều Nokia hay Samsung vẫn làm?? Không, chắc chắn không rồi, những gì cần giới thiệu, quảng cáo, Apple đã làm hết, làm xuất sắc trong buổi lễ ra mắt sản phẩm. Điều cần làm sau đó là tập trung sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà thôi.
3. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm của chính mình
Trở lại với iPhone năm 2007, sau khi ra mắt, Apple mất 6 tháng để có thể chính thức đưa nó ra thị trường và đến với tay người tiêu dùng. Như trình bày ở trên, đó là quá lâu, sản phẩm mới cần được bán ra càng nhanh càng tốt, nhất là sau khi đã đạt được thành công và thu hút sự chú ý sau buổi ra mắt. Chính vì thế, ở thế hệ iPhone 3G tiếp theo, Apple đã khắc phục hoàn toàn lỗi ở đời iPhone đầu. Tiếp đến với vấn đề ở iPhone 4 khi phiên bản màu trắng phải gần 1 năm sau mới được ra mắt thì ở các đời iPhone 4S và iPhone 5 mới nhất, màu trắng được bán đồng thời điểm với màu đen truyền thống.
Tiếp tục so sánh với các hãng khác để bạn đọc hiểu rõ hơn về hiệu quả của Apple. Ví dụ như Microsoft, họ giới thiệu Windows Phone 7 vào đầu năm 2010 nhưng phải đến cuối năm, hệ điều hành này mới chính thức được đi vào sử dụng rộng rãi. Và không như Apple, Microsoft chả có vẻ gì rút kinh nghiệm ở đây, Windows Phone 8 đang đi vào “vết xe đổ” trước đó, giới thiệu sớm, nhưng thời điểm ra mắt chính thức thì còn rất mở hồ.
Xem tiếp tại đây |