Nhịp sống số

Tác hại của việc quá nghiện internet

>Khác hoàn toàn với những chất kích thích có tác dụng độc hại như thuốc lá, rượu bia, việc thường xuyên sử dụng Internet có thể hỗ trợ rất nhiều cho cuộc sống, công việc, các nhu cầu giải trí của chúng ta. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học Trung Quốc, việc sử dụng Internet quá nhiều, thường được gọi là chứng “nghiện Internet” có thể gây tổn thương cho cấu trúc bộ não của con người.
 
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu với 17 đối tượng thanh thiếu niên gặp phải triệu chứng rối loạn và “nghiện Internet” và đã khám phá ra sự can thiệp vào cấu trúc, chức năng của phần tổ chức bên trong não, điều này sẽ gây suy giảm nhận thức của con người tương tự như việc nghiện bia rượu, cờ bạc gây ra.
 
Có 2 nhân tố chính trong quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học này, đó là chất trắng và chất xám. Chất trắng được hình thành từ các tế bào thần kinh, trong khi chất xám mà chúng ta vẫn thường nghe tới được tạo nên từ các tế bào sinh dưỡng. 
 
Việc uống nhiều bia rượu, ham mê cờ bạc hay sử dụng Internet quá nhiều sẽ sinh ra một chất béo có tên gọi Myelin, chất này sẽ cách ly các chất trắng trong não khiến cho não bộ bị tổn thương gây suy giảm nhận thức trầm trọng.
 
Các nhà khoa học đã tiến hành quét cộng hưởng từ hình ảnh MRI của các đối tượng tham gia nghiên cứu để xác định và nắm bắt sự hiện diện của chất trắng. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các chỉ số về não bộ của các đối tượng tham gia nghiên cứu thấp hơn hẳn so với những người bình thường ở cùng độ tuổi.
 
Những nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng chứng “nghiện Internet” đã gây ra sự bất thường cho chất trắng trong vùng não, ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh quan trọng như thể hiện cảm xúc, chú ý, quyết định và kiểm soát nhận thức”. Nhóm nghiên cứu cho biết.
 
Bản thân chúng ta cũng nhiều lúc tự nhận trong vui vẻ rằng mình đang “nghiện” chiếc smartphone hay tablet của mình, nhưng có một sự khác biệt giữa thói quen sử dụng để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu so với chứng “nghiện” thật sự mà “ma lực” từ thế giới Internet tạo ra.
 
Còn quý bạn đọc, các bạn có “nghiện” Internet không?