Doanh nghiệp

Số phận "ông vua" một thời Nokia đang dạt về đâu?

Ngày 18/4, hãng sản xuất điện thoại di động nổi tiếng của Phần Lan Nokia công bố các số liệu kinh doanh cho thấy hãng này lỗ tới 272 triệu euro (tương đương 355 triệu USD) trong quý đầu tiên của năm nay.


Tin liên quan: 

 

Theo Nokia, doanh thu từ các mẫu điện thoại di động của hãng trên thị trường thế giới đạt 5,852 tỷ euro, giảm 20% so với năm ngoái.

Nokia thất thế

Trong suốt 1 thập kỷ từ 1998 đến năm 2007, tại nhiều thời điểm, Nokia đóng khoảng 23% trong tổng thuế thu nhập doanh nghiệp của Phần Lan. Vì vậy, cũng không đáng ngạc nhiên khi Nokia gặp khó khăn, giá cổ phiếu từ năm 2007 đến nay hạ tới 90%, thì triển vọng kinh tế Phần Lan cũng trở nên u ám...

Vậy điều gì làm Nokia sa sút đến mức vậy? Để trả lời câu hỏi này, phải nhìn lại cả quá trình bắt nguồn từ nhiều năm trước chứ không chỉ mới xuất hiện gần đây. Giới phân tích cho rằng Nokia đã phạm phải những sai lầm lớn sau đây.

Một, Nokia đã quá "chung thủy" với kiểu dáng điện thoại thanh kẹo (candy bar – classic) cổ điển mà không chịu sản xuất điện thoại vỏ gập (fold). Đây được các chuyên gia coi là sai lầm lớn nhất. Trước khi trào lưu điện thoại "vỏ sò" xuất hiện, Nokia có vị trí rất cao tại thị trường Mỹ.

Nhưng khi các sản phẩm thời trang của các hãng đối thủ bắt đầu đẩy người dùng sang xu hướng vỏ gập, mà đáng ghi nhớ nhất trong số này là dòng điện thoại Motorola RAZR thịnh hành trong những năm 2003-2006, Nokia đã "phản ứng" lại bằng việc cho ra lò nhiều hơn nữa... điện thoại dạng thanh (classic) và trượt (slide).

Theo các chuyên gia, quyết định không sản xuất điện thoại vỏ gập tuy không làm ảnh hưởng đến "ngai vàng" của Nokia lúc đó, nhưng đã khiến "người khổng lồ" của Phần Lan phải trả giá bằng việc đánh mất thị trường Mỹ và báo hiệu cho sự đi xuống về sau này. "Chúng tôi đã có quá nhiều quyết định sai lầm tại thị trường Mỹ", Kai Oistamo, Phó chủ tịch Nokia, từng chua chát thừa nhận.

Hai là Nokia đã không nhận ra mối đe dọa từ Apple kể từ năm 2007. Khi iPhone của Apple xuất hiện, làm rúng động thị trường và thay đổi quan niệm của mọi người về điện thoại thông minh bởi công nghệ cảm ứng "chạm bấm" thay cho bàn phím vật lý, thì Nokia do vẫn say sưa trên "chiến thắng" với thị phần bỏ xa đối thủ nên đã không nhận ra nguy cơ sắp đến.

Nokia quá chủ quan vì mức giá 500 USD của iPhone (2G) cách đây nửa thập kỷ là khá đắt, khiến nó được xếp vào phân khúc hạng sang. Nhưng sau khi Apple thỏa thuận xong với AT&T để hạ giá xuống 200 USD, nó lập tức thành sản phẩm đại trà và đủ mạnh để đe dọa bất cứ nhà sản xuất điện thoại lớn nào.

Ngoài ra, nó còn có một thứ "vũ khí" lợi hại khác là App Store, nơi "trói chân" khách hàng với hàng trăm ngàn ứng dụng đủ loại, cập nhật mới liên tục, Ovistore của Nokia bắt đầu nhàm chán vì số lượng app chưa thoả mãn được nhu cầu của người dùng.. Vị trí của Nokia bắt đầu bị động gốc.

iPhone

Ba là Nokia quá bảo thủ và ngoan cố một cách lì lợm, Nokia đã dựa vào Symbian quá lâu, mãi đến năm 2010 mới kết thúc vòng đời nó bằng chiếc Nokia 808 pureview. Lúc này IOS quá mạnh, Android đã chào đời và ti toe tiếng khóc. Trước đây, mọi người sử dụng Symbian vì nó là sản phẩm hợp tác của các nhà sản xuất điện thoại, nhằm đánh bại Window mobile của Microsoft từng làm mưa làm gió một quãng thời gian dài, thời đó Symbian là HĐH hấp dẫn mọi người, nhưng từ khi Nokia độc chiếm một mình, nó không còn sức hấp dẫn nữa, vì bị khép kín vào khuôn khổ . Và khi iPhone ra đời với hệ điều hành iOS, Symbian lập tức thành một sản phẩm già cỗi, lỗi thời, không còn nhiều thiện cảm với mọi người.

Mặc dù có IOS của Apple nhưng vị trí của Nokia vẫn còn khá cứng, vững chãi, Apple vẫn chưa hất cẫng Nokia khỏi vị trí top 3. Rồi một "đối thủ" OS mới, tuổi đời còn bé nhưng còn khủng khiếp hơn IOS của Apple nhiều lần. Năm 2007 hệ điều hành Android của Google chào đời . Nokia lụn bài dần dần, để rồi sau đó thảm cảnh tồi tệ ập đến: Nokia thu lỗ kỷ lục nhất trong quý I năm 2012 với 929 triệu euro ( tương đương 1.2 tỷ USD), thua lỗ nhiều quý liên tiếp (từ 2009), túng thiếu bắt buộc Nokia phải bán bán thương hiệu điện thoại nổi tiếng là Vertu với giá 250 triệu USD để rồi sau khi thoát khỏi tay Nokia, Vertu tha hồ bay nhảy với HĐH Android , chưa dừng lại ở đó, Nokia còn cắt giảm 10 ngàn nhân công trên toàn cầu vào năm 2013, đồng thời đóng cửa hàng loạt nhà máy và các phòng nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm Canada, Đức và cả quê nhà Phần Lan.

Trở lại với hệ điều hành Android tuy mới ra đời, nhưng sao đó nhanh chóng đủ sức áp đảo iOS của iPhone, đá Nokia ngã nhào, chính thức hất cẳng Nokia và ngay lập tức OS Android đã thu hút một loạt hãng sản xuất chạy theo hợp tác cùng phát triển như HTC, Samsung, LG, Sony và cả Motorola ( đã bị Google mua lại) cùng nhảy vào ăn chia, rồi về sau, với miếng bánh Android béo bở, những hãng không tên tuổi lẫn tên tuổi China cũng nhào vào chia chác miếng bánh Android còn lại, những cái tên như Lenovo, Huawei, ZTE, Suntek,…. Bắt đầu được người ta nhớ đến.

Chiếc Android đầu tiên HTC Dream

Chiếc Android đầu tiên HTC Dream

"Món quà" cho Samsung khi chọn Android chính là danh hiệu "hãng smartphone số 1 thế giới" hiện nay, một số hãng điện thoại khác cũng ăn nên làm ra nhờ OS của Google. Còn Nokia thì sao? Nokia, thất bại hoàn toàn, xếp bét bảng thua cả một số hang điện thoại China lúc chưa dùng đến Android như HTC (Đài), Samsung (Hàn), Lenovo, ZTE, Huawei…, buộc Nokia phải bãi nhiệm tổng giám đốc điều hành (CEO) của hãng và thay thế bằng Stephen Elop, một người từng gắn bó lâu năm với Microsoft, đây có phải là sai lầm bước nữa của Nokia không? Đã có nhiều nhà chuyên gia phân tích quan ngại cho số phận của Nokia khi hợp tác cùng Microsoft. Cuộc đời Nokia bắt đầu gắn với WindowPhone 7 sau đó 7.5, 7.8 va hiện giờ là 8 thông qua những chiếc Nokia Lumia.

Sau 3 năm (2010-2013) người ta có thể khẳng định việc Nokia bắt tay Microsoft có lẽ là sai lầm bước nữa của Nokia. Windowphone 7,7.5,8 thật ra có thể xem là bản nâng cấp của Window mobile 6.5 (chính Nokia, Samsung, Sony… đã dùng chính Symbian đã hạ bệ nó), liệu một OS sắp chết trước đó có thể cứu được Nokia, trong khi đó Nokia góp phần không nhỏ để giết chết Window mobile. Hẳn là khó có thể? Mặc dù cuối quý IV 2012 tình hình Nokia có đỡ đi đôi chút, có một tí lãi nhưng phần lãi đó là nhờ những feature phone (điện thoại nghe gọi cơ bản) dòng Asha, 1xx, 2xx, 3xx... Nhưng với tình hình hiện nay, Android đang lấn át cả phân mảng này của Nokia, chỉ với trên 1,3 triệu đồng đã có thể sở hữu những chiếc smartphone màn hình 3.5-5 inch, cảm ứng điện dung đa điểm,với cấu hình khá tốt lại được hậu thuẫn từ kho ứng dụng số đồ sộ của Google, đủ đem đến trải nghiệm cho người dùng. Điều đó đồng nghĩa với quý I năm 2013 Nokia lại thua lỗ, ngay cả phân mãng điện thoại giá dưới 2 triệu Nokia đã không thể chống lại. Cõ lẽ Nokia đang lún dần, lún dần ngày càng sâu vào bãi lầy và dù cố vùng vẫy, nhưng không tài nào thoát được. Đến giờ phút này Nokia cũng ngoan cố không bắt tay với Google, mà nếu có hợp tác cũng đã quá muộn rồi, miếng bánh Android xem như đã chia gần hết về các hãng khác. Mặt khác mối thù truyền kiếp giữa Microsoft và Google là một hàng rào chắn ngăn cản Nokia tiếp cận Google. Microsoft tìm mọi cách không để Nokia không đến với Google. Nokia từ một công ty sản xuất điện thoại có tiếng, giờ trở thành một công ty sản xuất phần cứng. Tất cả còn lại đều lệ thuộc vào HĐH chết của Microsoft.

Có lẽ Nokia sẽ thuộc về Microsoft, nhưng liệu Window Phone có sống và phát triển tốt không, hay là nó rồi cũng sẽ như Symbian hoặc người tiền nhiệm của nó: Window Mobile một thời, rồi sẽ mất.

Đọc thêm: Nokia Lumia 1020 sẽ "chết yểu"?