Pin của điện thoại và máy tính xách tay có thể sớm rút ngắn thời gian sạc đi 10 lần nhưng tăng thời gian dùng lên thêm 10 lần nhờ vào một nghiên cứu của đại học Northwestern, Hoa Kì. Những nhà nghiên cứu tại đây đã phát triển điện cực lithium-ion cho phép pin Li-ion thông thường tăng dung lượng trữ điện lên hơn 10 lần và hoạt động hiệu quả hơn 5 lần so với pin hiện tại mặc dù đã qua 150 vòng sạc (khoảng 1 năm sử dụng).
Có được sự gia tăng đáng kể này đó là do các kĩ sư đã thay đổi vật liệu chế tạo pin. Pin Li-ion truyền thống sạc bằng cách di chuyển electron trong chất điện phân qua đến với anot (cực âm của pin điện hóa) làm bằng graphen (lá graphit). Một chất liệu thay thế hữu hiệu hơn đó là Silicon vì nó cho phép 4 nguyên tử Liti đi chung với 1 nguyên tử Silic trong khi các lá graphit chỉ cho 1 nguyên tử Liti đi với 6 nguyên tử Carbon. Để cải tiến nhược điểm dễ làm hỏng pin của Silicon, đội nghiên cứu của Northwestern đã kẹp nhiều chùm Silicon kèm với tấm graphen. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn khoan các lỗ nhỏ 10nm đến 20nm trên tấm graphen này để rút ngắn thời gian sạc điện. Nhóm kế tiếp cho biết, bước tiếp theo của công trình nghiên cứu đó là cải tiến catot (cực dương của pin) và chất điện phân để pin có thể tự động ngắt điện nhằm tránh cháy nổ khi nhiệt độ của pin tăng lên quá cao.