Nhịp sống số

Phát hiện quái vật hút máu đầu tiên của thế giới cổ đại

Phát hiện quái vật hút máu đầu tiên của thế giới cổ đại
align="left">Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra hóa thạch của ruồi dơi, một loài côn trùng hút máu nhỏ sống dựa vào máu của loài dơi. Chúng đã sống ký sinh trên những con dơi và làm lây lan bệnh sốt rét dơi trong suốt 20 triệu năm qua.
 
"Ruồi dơi là một sự tiến hóa đáng ngạc nhiên cụ thể, chúng chỉ sống ký sinh trên cơ thể loài dơi và ta sẽ không thể tìm thấy chúng trên một loài sinh vật nào khác nữa", George Poinar, nhà động vật học tại trường đại học bang Oregon và cũng là người đứng đầu các nghiên cứu về loài côn trùng này cho hay.
 
 
Các loài ký sinh trùng này thường có độ chuyên hóa cao, một số loại trong đó chỉ sống trên một vài loài dơi cụ thể nào đó, chúng sống chủ yếu trên những bộ lông và màng cánh của dơi. Những con ruồi dơi có thân mỏng dẹt và đôi chân dài, một số loài thì có cánh còn một số loài thì không.
 
Ruồi dơi chia làm hai họ là streblidae và nycteribiidae, hầu hết chúng đều được tìm thấy chủ yếu ở bán cầu Đông và bán cầu Tây. Hiện nay, các nhà khoa học chỉ xác định ruồi nycteribiid như là vật chủ trung gian gây nên bệnh sốt rét cho dơi, nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra được rằng ruồi streblids cũng có thể làm lây lan bệnh.
 
Ở vùng mỏ La Búcara nằm trong dãy núi Cordillera thuộc phương bắc của nước cộng hòa Dominica, Poinar và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra hổ phách cổ đại của loài ruồi streblids.
 
Poinar đã viết ra những nhận định về loài ruồi này trong một nghiên cứu của ông: "Các ký sinh trùng gây bệnh sốt rét đã không được tìm thấy trong con ruồi streblids này tuy vậy streblids rất có thể là thế hệ đầu tiên của loài ruồi truyền bệnh sốt rét dơi Chiroptera”. Nghiên cứu này đã được xuất bản vào tháng 12 trên tạp chí ký sinh trùng và vật chủ trung gian, (Parasites & Vectors).
 
“Căn cứ vào các loại hổ phách khác cũng được tìm thấy trong vùng mỏ La Búcara, Poinar ước tính rằng loài ruồi này đã có thể xuất hiện từ 20 đến 30 triệu năm trước, con số này có thể dao động lớn hơn vào khoảng từ 15 đến 45 triệu năm trước. Với khoảng 50 triệu năm tồn tại của loài dơi, ta có thể thấy rằng những con ruồi này đã sống ký sinh trên những con dơi trong ít nhất một nửa thời gian xuất hiện của chúng”, Poinar cho biết thêm.
 
 
"Đây là hóa thạch đầu tiên của loài ruồi streblid bởi các loại hóa thạch côn trùng nói chung sẽ không tồn tại nguyên vẹn được lâu trừ khi chúng được bọc trong nhựa của các loại cây và trở thành hổ phách. Những con ruồi dơi này chỉ rời khỏi cánh của dơi để giao phối và đây có thể là lý do khiến chúng bị kẹt lại ở trong miếng hổ phách này".
 
Ông cũng viết một email cho LiveScience nói về việc: "Chúng ta đã không thể tìm thấy bất kỳ một loại hóa thạch của loài ruồi dơi nycteribiid này ở đâu khác, chính vì thế mà đây có thể là mẫu hóa thạch đầu tiên của một con ruồi dơi”. Các nghiên cứu tiếp theo của nhà khoa học Poinar về loài ruồi này sẽ được công bố trong ấn bản tháng 2 của tạp chí ký sinh trùng và vật chủ trung gian.