Theo nhận định từ Gizmodo, gần đây có lẽ Apple đang có động thái kinh doanh an toàn, luôn a-dua theo phong trào và phải ngược lại những gì phát biểu trước đó.
- Nỗi thất vọng Apple: Khi điều kỳ diệu không còn!
- Nguyên nhân Apple chọn Trung Quốc thay vì Mỹ
- Apple lọt top 10 công ty đáng ghét nhất thế giới
Trước đây, Apple chưa bao giờ muốn tạo ra iPad mini khi Steve Jobs nói kích thước 7″ sẽ không tối ưu với 9.7″, giao diện tương tác hợp lý nhất cho máy tính bảng là màn hình 10 ich. Giờ đây, Apple bị buộc phải làm ra nó và không phải lần đầu tiên trong năm Apple chơi trò rượt đuổi theo sau người khác.
iPad mini là động thái “theo đuôi” của Apple khi Kindle Fire ra mắt từ năm ngoái và chiếc Nexus 7 vào mùa hè năm nay. Khi chụm đầu sản xuất iPhone, Apple cho rằng người dùng không cần một chiếc điện thoại với màn hình to và nhu cầu sử dụng bản đồ trên điện thoại là việc chỉ một số ít quan tâm. Do vậy, việc bản đồ Apple Maps (thay thế cho Google Maps) là một sai lầm lớn của Apple và giờ thì họ phải thu xếp lại mọi chuyện để khắc phục lỗi lầm của mình.
Nếu so sánh Apple của năm 2012 với Apple của khoảng thời gian từ 1998-2010 thì có thể thấy, Apple dẫn dắt thị trường vì ai cũng phải quan tâm đến iPad ra đời. Nói đến smartphone dẫn đầu thì phải nghĩ đến khi iPhone xuất hiện Những sản phẩm này đã định nghĩa lại công nghệ là như thế nào trong suốt một thập kỷ. Cả chuỗi cửa hàng bán lẻ của Apple cũng là thứ mà không ai có thể nghĩ tới (và làm được) trước khi Apple tự tay làm.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm khác của Apple cũng có những bước tiến lớn ví dụ như iPod. Mặc dù trước khi iPod ra đời, máy nghe nhạc MP3 có rất nhiều tuy nhiên lại không có mẫu nào được thiết kế tốt và thân thiện với người dùng như iPod. Máy tính cũng thế, MacBook Air đời đầu (2008) không có gì đặc biệt, nó chỉ là một cáilaptop có giá bán trên trời. Nhưng đến đời MacBook Air 2010 thì lại là một thanh kiếm Nhật thật sự mà bạn có thể mua và sở hữu nó. Dòng máy tính Ultrabook mới ra đời sau này chính là thứ đang cố đuổi theo bóng dáng của MacBook Air. Tương tự với máy tính iMac, trước đây không máy tính nào giống nó cũng sẽ không có máy nào làm lại được như vậy.
Chưa hết, Apple còn là hãng biến một cái từ thông dụng như “retina” (võng mạc) trở thành một chuẩn chung của ngành công nghiệp chế tạo máy. Họ là công ty có thể biết được cái người ta muốn trước khi họ tự nghĩ ra được bất kỳ ý tưởng nào.
Khi họ (Apple) quá giỏi thì tất nhiên sẽ mang lại thành công, thành công mang lại tầm cỡ, và tầm cỡ thì sẽ dẫn đến sự chậm chạp. Vậy Apple hối hả ở đâu? Trước đây, iPhone cũ với màn hình 3,5″ có doanh số bán rất tốt. Vậy tại sao phải “xoắn” (“fuss”, ra mắt iPhone 5 màn hình 4″)? Kindle Fire chỉ là một kẻ mạo danh nhỏ bé rẻ tiền, vậy tại sao phải hạ mình xuống cho bằng với “tầm cỡ” của nó (iPad mini 7,9″)? Đây là những câu hỏi được nêu ra bởi các cổ đông và các thành viên ban quản trị công ty. Thật khó để tự hỏi điều tiếp theo sẽ là gì khi mà Apple giờ như một con gà đẻ trứng vàng.
Đến khi bạn nhận ra thị phần của mình đang trở nên mờ nhạt, người ta đang xách tiền đi mua những chiếc điện thoại có màn hình lớn, mua tablet có kích thước nhỏ gọn và rủ bạn bè mua cùng thì lúc đó, bạn sẽ thấy mình đang đứng trong một tình huống bất thường và buộc phải phản ứng lại. Tuy nhiên, không dễ gì để làm ra được một sản phẩm khác và xóa nhòa hình ảnh của những sản phẩm đã ra mắt trước đó, và công ty trị giá hơn 575 tỷ USD này phải có nhiều hành động hơn, nhiều yêu cầu hơn để tạo ra được cho mình một sản phẩm như thế. Trong suốt những tháng gần đây, Apple đã phải dần dần đổi đường chạy của mình theo hướng của những hào quang mà các đối thủ của họ tạo ra từ 1 năm trước (hoặc hơn).
Không có gì sai với Apple cả khi họ muốn tạo ra những thứ mà người ta muốn. Chỉ có điên mới không làm điều đó. Mặc dù những sản phẩm gần đây của Apple đều có những sự cải tiến rất điên rồ (innovation bug?), nhưng ngày càng có nhiều sản phẩm của họ khi ra đời lại mang bóng dáng của những sản phẩm khác. Một điều tưởng chừng như không thể nghĩ tới được đối với Apple của cách đây một thập kỷ.
Theo cafef5