Để cho ra đời thiết bị di động nhỏ hơn trong tương lai, Apple và Nokia cùng tìm cách thu gọn diện tích SIM trong điện thoại. Tuy nhiên, Viện chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) đã chọn giải pháp của hãng công nghệ Mỹ.
Được tích hợp trong điện thoại và máy tính bảng, SIM card là một chip nhỏ chứa các thông tin xác thực về người dùng. Như nhiều thành phần khác trong máy, nó cũng chịu sức ép trong việc phải được thu nhỏ để tránh chiếm không gian lớn.
Kích thước SIM cũng gây nhiều tranh cãi. |
ETSI đã quyết định rằng kích thước SIM chuẩn sẽ là 12,3 x 8,8 x 0,67 mm như của nano-SIM. Micro-SIM có cùng độ mỏng nhưng chiều dài và ngang lớn hơn một chút (15 x12 mm).
Đa số thành viên ETSI ủng hộ giải pháp của Apple và giải thích với xu hướng siêu mỏng nhẹ hiện nay, tiết kiệm được 1 mm trên smartphone cũng rất đáng giá.
Trong khi đó, Nokia và Motorola lại bảo vệ thiết kế của họ. Một điểm khác biệt khác là giải pháp của Nokia có cơ chế ấn - đẩy, tức là người sử dụng có thể lắp và tháo SIM bằng cách ấn tay và SIM sẽ tự bật ra. Còn với thiết kế của Apple, người ta sẽ dùng tay hoặc vật nhọn để kéo cả khay SIM ra.
"Chúng tôi tin rằng dự án nano-SIM có kỹ thuật kém và không phù hợp cho nhiều thiết bị khác nhau", đại diện Nokia phản ánh trên The Verge. "Chúng tôi cũng tin rằng micro-SIM sẽ tiếp tục trở thành lựa chọn cho nhiều nhà sản xuất".
Dù lựa chọn của ETSI không làm hài lòng tất cả, thông tin này khiến toàn ngành công nghệ thở phào vì từ nay họ đã có thể yên tâm phát triển thiết bị sử dụng một chuẩn chung cho SIM điện thoại.
Sự khác biệt của của micro SIM và nano-SIM
Chuẩn SIM năm 1989 (trái), micro-SIM được Nokia đề xuất từ năm 2004 và nano-SIM mới được Apple trình lên năm 2012. |
Để lấy nano-SIM, người sử dụng sẽ dùng móng tay hoặc vật nhỏ để kéo cả khay SIM ra. |
Còn trong giải pháp của Nokia, người dùng chỉ cần ấn tay là micro-SIM sẽ tự bật ra ngoài. |
Còn trước khi có quyết định của ETSI, mỗi nhà sản xuất tự chọn một định dạng khác nhau và người sử dụng sẽ phải cắt SIM cho phù hợp mỗi máy. |