Có những nỗi sợ, có những có những nỗi sợ …. Đã từng hữu ý – nhưng nay không nghĩa lý chi.
Dòng máy Nikon không có motor lấy nét trong thân
Tháng 11 năm 2006 đánh dấu 1 sự kiện quan trọng của Nikon với Nikon D40 – là chiếc đầu tiên không có motor lấy nét trong thân máy, giá bình dân và chụp rất đẹp. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc nó không tự động lấy nét với những ống Nikkor AF ngon bổ rẻ mà chỉ với các ống AF-S (tích hợp sẵn motor). Tại thời điểm đó, ống AF-S hoặc là rất xịn hoặc chỉ là các ống zoom phổ thông cho chất lượng hình thường thường bậc trung. Nỗi lo lắng khi muốn hình “chuyên nghiệp” hơn với khoản tiền nâng cấp vừa phải luôn ám ảnh các tay máy nghiệp dư / họ đã từng phải nhòm ngó sang các dòng máy canon hoặc nghiến răng lên những chiếc Nikon cao cấp hơn.
Vậy nhưng Canon với tất cả các máy và ống kính của mình thì đã làm như vậy từ thủa nào, các ống của canon đều tích hợp motor nét; người dùng lựa chọn Canon không cần phải băn khoăn về tham số này khi chọn mua. Trái lại, Nikon với hàng loạt ống AF cho tới giờ vẫn còn sản xuất / nên khách hàng có thêm lựa chọn / đồng nghĩa với việc sẽ … nhức đầu hơn một chút.
D5000 với 35mm f1.8 AF-S
Ngoài việc không có motor và một vài chi tiết “thua thiệt” so với các dòng Nikon DX trung cao (Sản xuất cùng đợt) như ống ngắm quang rõ hơn / cơ cấu và số điểm nét tốt hơn / thân máy vững hơn … thì các dòng khởi điểm gần như không thua kém đàn anh về chất lượng hình ở các bối cảnh chụp thông thường: phong cảnh, chân dung, sinh hoạt … khi chụp nắn nót, thậm chí còn có thể nhỉnh hơn nếu sử dụng cảm quang đời sau (VD D5100 so với D90) – dĩ nhiên các tham số như AA filter, cảm biến nét, điều khiển flash … có thể sẽ không bằng, nhưng sẽ bàn vào dịp khác.
Nếu các bạn dư giả tiền một chút thì có thể cân nhắc dòng trung cao (xem thêm ở bài bắt đầu chơi dSLR thì mua máy nào), tuy nhiên với NGÂN SÁCH HẠN CHẾ MÀ VẪN MUỐN CÓ HÌNH ĐẸP, thì xin đừng nghe “kinh nghiệm lỗi thời” của thiên hạ về cái sự không có motor nữa, mà tập trung vào sự thật, đó là giờ đây Nikon đã cho ra thị trường hàng loạt các ống Prime (fix – một tiêu cự một khẩu) rất tốt và giá cả hợp lý cho các dòng Nikon DX không motor (Nikon D5100, 5000, 3100, 3000, 60, 40x 40) trong đó có thể kể tới Các ống AF-S fix như: (giá tham khảo hàng VIC chính hãng bán ở một số cửa hàng tại thời điểm tháng 3/2012)
Đó là chưa kể tới các hãng khác như Tamron 17-50mm, 60mm macro, 90mm macro, Sigma, Tokina … ngon bổ rẻ. Và dĩ nhiên là hàng loạt các ống zoom phổ thông của nikon cho chất lượng hình rất OK. Một số bác có thể nói, các ống fix AF-S đắt hơn hẳn AF thường, tuy nhiên, theo nhiều đánh giá không chính thức của VN và các website nước ngoài, một tỷ lệ rất cao “dân số” có không quá 3 ống kính, đặc biệt là tầng lớp bình dân, vậy việc gì mà phải quá băn khoăn khi máy không sử dụng được một vài ống AF, khi thân máy đã rẻ hơn hẳn.
Hãy thử đặt một tình huống như sau: tôi muốn mua máy (Nikon) mới, giá thấp nhất có thể, để chụp phong cảnh, sinh hoạt và chân dung (xóa phông), ta thử ví dụ 2 lựa chọn.
Lựa chọn của anh Phô: Nikon D3100 và ống kit 18-55mm + 50mm AF-S + 85mm AF-S = 11.949.000đ + 4.410.000đ + 499$ (về VN chắc khoảng 11,5-12tr) = 28.359.000
Lựa chọn của anh Tô: Nikon D90 và ống kit 18-105mm + 50mm AF + 85mm AF-D = 25.200.000đ + 2.625.000đ + 8.823.000đ = 36.648.000
50mm f1.8 AF-S
Chắc chắn anh Tô sẽ sướng hơn 1 chút vì thân máy vững chắc, nhưng khi kỹ thuật sử dụng máy của hai anh như nhau, thì độ tiện dụng và chất lượng hình coi như tương đương / thậm chí anh Tô còn phải ghen tị với chất lượng ống AF-S mới. Anh Phô đã vậy còn dư cả đống tiền để mua flash, tripod hay các phụ kiện khác, làm cho trải nghiệm nhiếp ảnh trở nên phong phú hơn.
Kết luận: Cuộc tranh cãi và đau khổ về dòng máy khởi điểm của Nikon coi như chấm dứt, mời các bác kinh phí hạn chế cứ đồ rẻ mà chơi; hình đẹp hay không chỉ còn là kỹ năng chứ không còn là thiết bị nữa.