Đáng ngạc nhiên là dấu ấn trong thị trường này của những nhà sản xuất dẫn đầu trong phân khúc máy ảnh chuyên nghiêp truyền thống (DSLR) như Nikon và Canon lại rất mờ nhạt.
Phân khúc máy ảnh không gương lật là phân khúc có mức tăng trưởng cao và ấn tượng nhất trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng ngành ảnh.
Đáng ngạc nhiên là dấu ấn trong thị trường này của những nhà sản xuất dẫn đầu trong phân khúc máy ảnh chuyên nghiêp truyền thống (DSLR) như Nikon và Canon lại rất mờ nhạt, trong khi những tên tuổi ít danh tiếng hơn như Sony, Panasonic lại giành được những miếng bánh thị phần béo bở, đặc biệt với Sony khi mà dòng máy ảnh NEX của họ quá thành công cả về mặt thương hiệu lẫn doanh số.
Dòng máy NEX của Sony giành được thành công lớn
Nikon có lẽ là người thất vọng nhất, khi mà dù ra nhiều model khác nhau thuộc dòng 1 (tên dòng sản phẩm không gương lật của họ), nhưng doanh số thu được không đáng là bao, và còn mang tiếng là có chất lượng hình ảnh không tương xứng với danh tiếng của Nikon (Canon cũng có doanh số thấp, nhưng là vì họ chỉ có duy nhất mẫu EOS M trên thị trường).
Dòng EOS M cũng không thành công do mức giá quá cao
Vấn đề của Nikon và Canon, đó là do cả phân khúc thấp như máy ảnh du lịch, lẫn phân khúc cao như DSLR, họ đều có những mẫu máy rất tốt và bán chạy, nên việc phát triển một phân khúc “lai” như máy không gương lật có thể ảnh hưởng đến doanh số của cả 2 phân khúc đó. Đó là lý do mà Nikon lựa chọn cách cắt giảm kích thước những máy không gương lật của mình, còn Canon thì định giá EOS M rất cao: họ muốn bán chúng dựa trên danh tiếng chứ không phải chất lượng hay giá cả thực sự tốt.
Các mẫu máy của Nikon bị chê thiết kế và chất lượng cảm biến kém
Dù sao thì, Nikon cũng đã nhận thấy được tiềm năng của thị trường máy không gương lật này, và họ đã để ngỏ khả năng sử dụng cảm biến tương đương các máy DSLR trên các máy không gương lật của mình trong tương lai.
Mong rằng chúng ta sẽ sớm được chứng kiến những mẫu máy mirrorless chất lượng cao hơn từ Nikon.
Đọc thêm: "Tuyệt chiêu" chụp ảnh không bị rung