Đã hơn 10 năm kể từ khi chiếc điện thoại đầu tiên có khả năng chơi nhạc MP3, Siemens SL45, ra mắt trên thị trường. Chiếc điện thoại được đi kèm với 1 cặp tai nghe và ổ cứng có thể mở rộng biến nó vừa là 1 chiếc điện thoại vừa là 1 thiết bị nghe nhạc.
- Bí quyết chọn tai nghe phù hợp
- Điện thoại nghe nhạc HTC Runnymede lộ cấu hình
- Chọn điện thoại nghe nhạc loại nào ?
Ngày nay, có rất nhiều các loại smartphone khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại điện thoại đều cho chất lượng âm thanh như nhau. Tất nhiên các hãng sản xuất bao giờ cũng dùng sức mạnh của marketing để thuyết phục người mua rằng điện thoại của họ cho chất lượng âm thanh vượt trội hơn so với đối thủ. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng chất lượng thực tế của chúng đáp ứng được mong đợi của bạn.
Để giúp bạn hiểu hơn những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nghe nhạc của máy, chúng tôi đã liệt kê và miêu tả những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng âm thanh của máy. Một điều tốt là hầu hết các yếu tố này nằm trong tầm kiểm soát của bạn, do đó, nếu chưa hài lòng với âm thanh của máy, đừng vội đi tìm mua 1 chiếc smartphone khác.
Định dạng âm thanh
Chúng ta đang nói đến nguồn âm thanh. Trong đa số các trường hợp, đây là 1 file âm thanh thanh được tải về từ các store nhạc trực tuyến, nén từ CD. Tuy nhiên, những định dạng nhạc phổ biến như MP3, WMA, AAC...sử dụng các thuật toán phức tạp để nén dữ liệu để tiết kiệm băng thông và dung lượng. Kết quả là, chất lượng âm thanh sẽ phụ thuộc vào mức độ nén - bitrate của file nhạc càng thấp, độ trung thực của âm thanh càng kém.
Một giải pháp cho vấn đề này có lẽ là định dạng lossless. Định dạng này giúp file âm thanh giữ lại được chất lượng gốc. FLAC và Apple Lossless hiện tại là 2 định dạng phổ biến nhất hiện nay. Một điểm yếu của định dạng này là việc giải mã chúng khiến bộ xử lý phải làm việc nhiều hơn và làm cho pin của máy nhanh hết hơn. Bên cạnh đó, việc lưu trữ các file lossless cũng chiếm nhiều dung lượng hơn so với các định dạng như MP3, WMA...
Phần mềm
Một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh nữa là phần mềm âm thanh của điện thoại. Khi chơi nhạc bằng smartphone, ứng dụng phát nhạc của máy và hệ thống âm thanh gốc của hệ điều hành đảm đương nhiệm vụ giải mã các tập tin âm thanh. Chúng cũng xác định các định dạng tập tin âm thanh nào có thể chạy được trên máy. Ngoài ra, phần mềm chơi nhạc còn có thể xử lý âm thanh theo các chuẩn nhằm đáp ứng sở thích nghe nhạc của bạn thông qua bộ cân bằng âm thanh được thiết lập trước (equalizer preset) cũng như các hiệu ứng nhạc. Những người muốn thưởng thức độ độ trung thực thực sự của âm thanh thường không kích hoạt chức năng này trên máy.
Bộ giải mã âm thanh
Các smartphone hiện đại, đặc biệt, sở hữu 1 chip riêng được gọi là 1 bộ giải mã giúp xử lý âm thanh số sang âm thanh analog và khuyếch đại âm thanh phát ra trước khi truyền đến tai nghe của người dùng. Đáng tiếc là các hãng sản xuất thường tiết kiệm phần cứng âm thanh để giảm chi phí sản xuất.
Bộ giải mã âm thanh Yamaha YMU823 dùng trong Samsung Galaxy S II.
Tai nghe
Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, tai nghe đi kèm máy thường cho chất lượng xoành xĩnh. Đây cũng không phải là điều gì đáng ngạc nhiên bởi các hãng thường muốn tiết kiệm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, tai nghe đi kèm thường cũng đủ để đáp ứng được nhu cầu nghe nhạc của 1 người dùng cơ bản. Đó là lý do vì sao các hãng sản xuất thường chỉ cung cấp các tập tin âm thanh có độ trung thực từ chất lượng thấp đến trung bình. Có lẽ, với người muốn thưởng thức độ chính xác thực sự của âm thanh, không có cách nào khác là họ phải đầu tư riêng 1 tai nghe cao cấp khác.
Kết luận
Trên đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của smartphone. Tuy nhiên, hãy rằng chỉ có bạn mới có thể tự mình đánh giá được hiệu năng âm thanh của điện thoại mà thôi, và bạn không nên để những chiêu marketing của nhà sản xuất đánh lừa. Nếu bạn cảm thấy hài lòng với âm thanh của điện thoại mà mình đang dùng, hãy tận hưởng nó một cách đầy đủ nhất.