Nhịp sống số

Những thông điệp ý nghĩa về việc sử dụng điện thoại

Nhắn tin, gọi điện thực sự đã trở thành một thói quen trong cuộc sống hiện đại, nhất là với giới trẻ. Điện thoại được coi là công cụ liên lạc tiện dụng và nhanh chóng nhất. Nhưng việc lạm dụng điện thoại lại gây ra nhiều hậu quả khó lường cho cả người sử dụng và những người xung quanh. Sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi khiến giới trẻ thờ ơ với mọi thứ và đôi khi quên cả những người đang giao tiếp với mình.

 

 

Nghiêm trọng hơn, việc nhắn tin hay gọi điện khi đang tham gia giao thông chính là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vì vậy, trên thế giới, một số trường học, cơ quan và tổ chức đã thực hiện chiến dịch “Không nhắn tin khi đang lái xe”.

Chiến dịch này được khởi xướng lần đầu tiên vào ngày 13/11/2012 với mục đích giáo dục và cảnh báo giới trẻ về tác hại của việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.

 

Hãy dùng ngón tay cái vào việc khác thay vì nhắn tin

Nhắn tin hay là chết???

Gọi điện thoại khi lái xe và... hậu quả

Sử dụng điện thoại khi lái xe nghĩa là bạn đang hoàn toàn mất tập trung.

BMW tham gia vào chiến dịch mang tên "Đừng vừa lái xe vừa nhắn tin: Khi nổ máy, hãy ngừng nhắn tin”

  
Một rạp chiếu phim ở London có quy định: Khi bạn không đặt điện thoại ở chế độ im lặng, nếu có tiếng chuông reo trong khi chiếu phim, thì “Ninja” của rạp sẽ xuất hiện và yêu cầu bạn tắt máy.

 

  Một nhà hàng ở Los Angeles sẽ giảm giá 5% cho hóa đơn của bạn nếu bạn gửi điện thoại ở quầy trước khi ngồi vào bàn ăn. Mục đích của ý tưởng này là giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn bữa ăn mà không bị ảnh hưởng bởi điện thoại.

Đừng để tin nhắn khiến bạn trở thành người khuyết tật

Chỉ một tin nhắn như “Đang ở đâu đấy?” hay “Uh” đều có thể đánh đổi mạng sống của bạn

 

Xem thêm: Triều Tiên: Dùng điện thoại di động là "tội phạm chiến tranh"

Theo Libero