Nhịp sống số

Những điều giá tôi biết trước khi bước vào ngành IT

Không có gì nghi ngờ về những người trẻ đầy nhiệt huyết và thông minh trong lĩnh vực công nghệ. Đa số họ thích suy nghĩ mình là những kẻ thống trị nhưng sự thật rằng chúng ta những người già vẫn phải là kẻ chỉ đạo trong cuộc chơi.

Vì sao? Vì ta có những bài học cho ta trí tuệ để phân biệt ảo tưởng với thực tế, và sự quyết tâm làm những gì cần thiết, chứ không phải những thứ chỉ để vui như người trẻ.

Như một tên lập trình non nớt, tôi đã từng nghĩ coding là tất cả và mọi người xung quanh thật phiền toái khi họ luôn trốn tránh thất bại, những tên sếp thì vỗ lưng, chăm sóc tôi để tôi chỉ việc hạnh phúc khi ngồi lo cho từng bit.

Nhưng bạn trẻ, hóa ra tôi đã nhầm.

Đây là 10 điều tôi ước giá tôi đã biết khi là 1 lính IT mới.

1. Quảng cáo không phải là xấu xa

 

Chúng ta cũng nên biết cách quảng cáo cho chính mình – Ảnh: ST

Khi bạn giới thiệu giá trị cộng việc của bạn tới nhà quản lý, khách hàng hay đối tác, nghĩa là bạn đang làm quảng cáo. Nếu bạn từng thực hiện một dự án hay 1 ý tưởng trong cuộc họp, sự hiểu biết về marketing sẽ có giá trị hơn những tính năng của chương trình. Nó giúp bạn khi bạn nhận ra thông tin lý lịch của mình thực ra chỉ là người bán hàng và mặt hàng chính là bạn.

Kỹ năng viết của tôi phát triển vượt bậc kể từ khi tôi học marketing và copywriting. Tôi đã học được rằng biết cách thuyết phục trước khi ai cũng nhận ra tầm quan trọng của nó còn giá trị hơn nhận thức trong muộn màng.

2. Nếu bạn không có 1 hợp đồng, bạn không có việc

Ngay cả  những nhà quản lý tốt nhất hay những khách hàng cũng có trục trặc thanh toán thường xuyên. Tin tưởng là một chuyện nhưng cần có xác minh trên giấy tờ, đừng vội làm việc khi tiền không được chuyển.

 

Hợp đồng rất quan trọng khi làm việc – Ảnh: ST

Một lần tôi đã đồng ý viết lại một 1 ứng dụng từ cơ bản tới ngôn ngữ lắp ráp trong 3 tháng và đề nghị một người bạn giúp đỡ. Sau khi nhận, khách hàng hài lòng nhưng lại không trả tiền cho chúng tôi. 1 luật sư về hợp đồng có thể tiêu tốn hàng trăm đô la. Quan trọng hơn, nếu biết trước khách hàng không sẵn lòng ký hợp đồng tôi đã không bị mất 25 000 đô.

Có những bài học ta chỉ học được khi nó chạm chính cuộc sống thực của chính ta.

3. Nhưng kẻ mác MBA biết điều gì là tốt nhất – cho họ, chứ không phải cho bạn

 

Hãy cẩn thận những người MBA – Ảnh: ST

Bạn dường như luôn nghĩ rằng bất cứ ai mang bằng cao học, mặc âu phục là những kẻ biết gì là tốt nhất. Họ đúng là biết cái gì là tốt nhất thật, nhưng chỉ là cho họ thôi, không phải cho bạn.

Đừng để sự thành công của bạn phụ thuộc vào bộ âu phục trống rỗng và những lời hứa sáo. Thật dễ dàng để chờ đợi: được chọn, được chú ý, được thăng chức, được đề cao. Chúng ta được dạy từ bé hãy tin tưởng con số của nhà nước, tôn trọng người già, và tin tưởng rằng chúng ta là một thể đoàn kết. Nhưng khi 90h thiết kế sản phẩm, coding, và quản lý nhân viên của 25 nhà phát triển của bạn bất thình lình bốc hơi, chỉ vì sai lầm từ thói quen làm việc của 1 tên CEO đã phá hỏng hoạt động của nhóm bạn, bạn mới thực sự nhận ra kinh doanh cũng có lúc dính “bẩn”.

4. Nhận ra dấu hiệu trước khi nó cắn bạn

Nhiều quyết định điều hành được đưa ra bất ngờ, hay từ những nguyên nhân kỳ lạ không làm được gì để giải quyết vấn đề, công nghệ, kinh tế, hay chính bạn. Nếu bạn bắt gặp mô hình nhất quán của một sự lãnh đạo nghèo nàn, những lựa chọn gây tranh cãi hay cắt giảm đầu vào IT, hãy ra khỏi đó thật nhanh.

Đặc biệt khi công ty hiếm khi có kế hoạch B dù dự án của bạn có vấn đề, vậy đã đến lúc bạn chuẩn bị kế hoạch B cho chính mình.

Nếu chủ của một khởi nghiệp liên tục hỏi và chắc chắn rằng “Chúng tôi đang chú ý và cân nhắc bạn”, điều đó chưa chắc có nghĩa như bạn nghĩ.

5. Hãy để đôi mắt bạn được lang thang

 

Hãy đừng ngừng khám phá thế giới IT ngoài kia – Ảnh: ST

Đừng để bản thân bị chôn trong dự án hơn 1 tháng, khi nổi lên, bạn sẽ ngỡ ngàng trước sự thay đổi của thế giới công nghệ. Ngành IT vô cùng bao la. Hãy nhìn ra ngoài công việc hiện tại của bạn 1 lần để thoát khỏi sự nhàm chán.

Có đợt tôi phát ốm với những đoạn viết giống nhau đi đi lại lại cho cùng loại ứng dụng. May thay, tôi tình cờ bước vào 1 dự án khác và chợt nhận ra còn nhiều chương trình ngoài kia không phải những ứng dụng tôi viết. Thật tuyệt vời khi sự hưng phấn với công việc dần quay trở lại với tôi.

6. IT hơn cả mọi người nghĩ

Chúng ta dễ bị nghiện khi hồi hộp ngồi viết code cho một vấn đề cần giải quyết nhưng đó chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Chính niềm vui khi làm cho cuộc sống mọi người tốt hơn bằngviệc sử dụng phần mềm của mình mới chính là sức mạnh tồn tại lâu hơn cả.

Hãy làm cho chính mình và vượt qua chính mình. Hãy luôn thể hiện sự biết ơn việc làm của người khác. Hãy chi tiêu tín dụng hào phóng. Hãy lắng nghe – đồng nghiệp, quản lý, và đặc biệt khách hàng.

Tôi thích các tiện ích, thích sáng chế và giải quyết vấn đề. Chính chúng đã đẩy tôi vào IT, nhưng tôi bất ngờ khi phát hiện ra tôi còn thích con người hơn. 

Mời bạn xem thêm: Dân IT và 9 "sức hút không thể chối từ"

LongK

Techdaily.vn