Khi nhìn từ trên xuống ta có thể dễ dàng hiểu tại sao con robot lại được đặt cái tên Asterisk. Với sáu chân được đặt cách nhau một góc 60 độ bao quanh thân robot, mỗi chân có bốn góc quay tự do cho phép robot có thể di chuyển theo bất kì hướng nào. Với thiết kế không phân biệt trên hay dưới, vì thế kể cả khi robot bị lật ngược, những chiếc chân sẽ tự động điều chỉnh và tiếp tục công việc như không hề có chuyện gì xảy ra.
Asterisk có thể vượt qua mọi khó khăn về môi trường hoạt động nhờ vào các hệ thống điều khiển khác nhau: đầu của các chân có các bộ phận cảm biến trọng lực, ba trong số đó có cảm ứng hồng ngoại và 3 đầu chi còn lại được gắn các camera không dây . Về phần thân, robot chứa một bộ phận cảm biến con quay, một tốc kế và ba chiếc camera CCD quanh các chân của nó. Tất cả mọi bộ phận được cung cấp năng lượng bởi một pin Lithium 14.4 V, con robot nặng 4 kg này có thể làm việc trong một khoảng thời gian 15 phút. Thời gian hoạt động của chú robot này hiện vẫn đang được nghiên cứu thêm.
Hiện tại, Asrterisk có thể đi (với vận tốc 0.5m/s) hay lăn trên các bánh xe được gắn ở các chân, có khả năng nhận dạng các bậc cầu thang, nhặt các vật (“con mồi”) với hai trong số sáu chân, đẩy các khối hình lăng trụ với nhiều cạnh một cách an toàn, tránh các chướng ngại vật, đi từ trên xuống hay đi theo đường thẳng kẻ ô trên mặt phẳng, thậm chí nó còn có thể di chuyển bằng bánh! Nó có thể tự thu gọn mình với chiều cao 78mm để có thể chui vừa các không gian hẹp với mục đích sử dụng như một con mắt trong các trận thảm họa. Có quá nhiều chức năng được gói gọn bên trong con robot này – và rất có thể một trong số các chức năng này sẽ cứu được nhiều sinh mạng trong tương lai.
Tham khảo: Gizmag