Nhịp sống số

Nhắn tin ủng hộ - hình thức cứu trợ mới mẻ

Hai năm trước, một trận động đất kinh hoàng xảy ra gần thủ đô Port-au-Prince của Haiti khiến 3 triệu người thiệt mạng, bị thương hoặc mất tích. Sau thảm họa, hàng loạt các chương trình viện trợ đã được khởi động trong đó đáng chú ý nhất là hoạt động ủng hộ qua tin nhắn - một hình thức cứu trợ mới mẻ.

<></>

Cáaacute;n bộ Chữ thập đỏ hỗ trợ phân phối hàng hóa ở Port-au-Prince, Haiti, năm 2010

Hội Chữ Thập đỏ đã ngay lập tức phát động chương trình quyên góp qua tin nhắn với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Bộ Ngoại giao Mỹ và các phương tiện truyền thông chính thống. Chỉ với 10 USD cho một tin nhắn với cú pháp “HAITI” gửi tới 90999, chiến dịch này đã mang lại cho Mỹ 43 triệu USD cứu trợ Haiti. Còn cá nhân người ủng hộ thì chỉ việc trả thêm 10 USD trên hóa đơn cước phí điện thoại.

Hiệu quả của chương trình khiến người ta quan tâm đến đối tượng tham gia nhắn tin từ thiện, nguyên nhân thúc đẩy họ ủng hộ qua tin nhắn và liệu rằng cách thức ủng hộ cứu trợ mới mẻ này có làm thay đổi hình thức làm từ thiện trong tương lai?

Tổ chức Pew Internet và American Life Project đã đưa ra một nghiên cứu chuyên sâu dựa trên các phỏng vấn với 863 người đã gửi tin nhắn ủng hộ nạn nhân động đất của Hội Chữ Thập Đỏ.

Kết quả cho thấy hầu hết những người tham gia nhắn tin cảm thấy bị thôi thúc ngay khi các phương tiện truyền thông đặc biệt là truyền hình đưa tin về thảm họa. ¾ trong số họ lần đầu tiên làm từ thiện qua tin nhắn. Chỉ 1/3 trong số đó nhắn tin ủng hộ nhiều hơn một lần.

Nhìn chung, những người nhắn tin ủng hộ không tìm hiểu trước chương trình này. Không những thế, họ cũng không quan tâm lắm đến tình hình khôi phục của Haiti: Hơn nửa số người được hỏi cho biết họ không mấy bận tâm đến việc cứu trợ và các nỗ lực tái thiết ở Haiti kể từ khi nhắn tin ủng hộ.

Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần tự nguyện đóng góp cứu trợ bằng tin nhắn giảm đi và như vậy vẫn giúp ích cho các nạn nhân của các thảm họa khác sau này.

Theo kết quả của Pew, "Hơn một nửa những người ủng hộ được khảo sát đã tham gia các chương trình cứu trợ thiên tai khác qua tin nhắn kể từ sau lần ủng hộ cứu trợ thảm họa Haiti. Khoảng 40% trong số đó đã nhắn tin đóng góp cho các tổ chức cứu giúp nạn nhân trong thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng 3 năm ngoái; 27% đã nhắn tin ủng hộ cho các tổ chức giúp đỡ người dân sống trong khu vực tràn dầu BP 2010 ở Vịnh Hoa Kỳ, và 18% nhắn tin đóng góp cho các nhóm hỗ trợ nạn nhân bị lốc xoáy tại Mỹ năm 2011. Tổng cộng, 56% những người ủng hộ cho nạn nhân ở Haiti qua nhắn tin di động trong mẫu điều tra đã tham gia đóng góp ít nhất một trong số những sự kiện trên."

Những người ủng hộ này cho biết họ cũng đóng góp qua các kênh khác như web trực tuyến, thư  tín và trực tiếp có mặt ở nơi bị thiên tai. Tuy nhiên, một thông tin khá bất ngờ là kênh đóng góp ít được lựa chọn nhất lại chính là gọi điện thoại trực tiếp.

<>Chân dung người ủng hộ qua tin nhắn</>

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người làm từ thiện qua tin nhắn không có điểm gì khác biệt với những người Mỹ bình thường khác ngoại trừ việc họ sử dụng công nghệ nhiều hơn. Chẳng hạn, gần ¼ những người ủng hộ sở hữu một thiết bị đọc sách điện tử so với chỉ 9% người trưởng thành Mỹ. Tương tự với con số sở hữu máy tính bảng. Ngoài ra, 82% có một máy tính xách tay so với 57% dân Mỹ nói chung.

Ngoài ra, họ có xu hướng sử dụng điện thoại nhiều hơn hơn so với những người Mỹ bình thường. Gần 3/4 truy cập Internet từ điện thoại cá nhân, so với 44% của dân số nói chung. Nhiều người trong số đó còn sử dụng điện thoại để chụp ảnh, quay video hoặc kiểm tra thư điện tử.

2/3 những người ủng hộ qua tin nhắn cứu trợ nạn nhân Haiti là nữ giới và có trình độ học vấn cao hơn trình độ dân trí Mỹ nói chung. Cũng 2/3 trong số đó là người da trắng.

Đây là thông tin có giá trị về phương diện làm từ thiện qua di động chứ không phải về mặt truyền thông xã hội (social media).

Chỉ hơn 40% những người này cho biết đã kêu gọi bạn bè và người thân tham gia nhắn tin ủng hộ nạn nhân động đất Haiti. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ. 76% những người kêu gọi này cho biết bạn bè và người thân của họ đã nhắn tin ủng hộ tiếp bằng điện thoại cá nhân. Có vẻ như những người ủng hộ da màu và thanh niên là những người lan truyền tích cực trong mạng lưới bạn bè của họ."

Mặc dù những người ủng hộ qua tin nhắn sử dụng truyền thông xã hội nhiều hơn phần đông dân Mỹ khác song phần lớn họ kêu gọi người khác qua gặp gỡ trực tiếp chứ không phải trực tuyến. "Trong số những người khuyến khích bạn bè và người thân ủng hộ, 75% là gặp gỡ trực tiếp và 38% nói chuyện qua điện thoại. 34% nhắn tin kêu gọi người khác, 21% đưa thông điệp lên mạng xã hội và 10% là qua thư điện tử.

Các con số nghiên cứu trên đây cùng với việc nhiều nhà mạng trên thế giới sẵn sàng cung cấp các dịch vụ cho phép gửi tin nhắn từ thiện cho các chiến dịch và hoạt động phi lợi nhuận đã cho thấy hình thức ủng hộ này đang trở thành xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay.