Nhịp sống số

Năm 2012 với xu hướng giải trí không dây

Nhu cầu chơi thiết bị giải trí không dây tại Việt Nam manh nha từ nhiều năm nay. Song do chi phí cao, chưa nhiều nhà phân phối chính thống, ít sản phẩm để test... nên nhu cầu chỉ dừng lại ở một số bộ phận dân chơi am hiểu thông tin, có điều kiện nhập hàng từ nước ngoài về. Dù vậy, bắt đầu từ năm 2011, sản phẩm giải trí không dây xuất hiện rải rác ở một số nhà chuyên phân phối thiết bị giải trí. Đồng thời mở ra một phong trào chơi thiết bị giải trí không dây phát đang triển mạnh tại Việt Nam.

 

HDMI không dây

 



 

Đây là thiết bị giải trí không dây được dân chơi phim thường, phim 3D bằng máy chiếu hoặc trên màn hình LCD ưa chuộng nhất. Xu hướng xem phim 3D, phim thường trên máy chiếu vài trăm inch có mặt từ cách đầy hơn 1 năm. Để xem được phim, cần có dây dẫn HDMI để nối nối máy tính, laptop với màn chiếu. Điều này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ phòng giải trí. Nhất là trong trường hợp, người chơi sử dụng laptop để trình chiếu. Những lúc như vậy, nhiều vấn đề khó khăn dễ diễn ra như bạn vừa muốn làm việc với laptop trên bàn làm việc, lại vừa muốn trình chiếu bộ phim cho con xem.
 
 
 
Nếu bạn dùng dây HDMI thì dây dẫn sẽ phải kéo lằng nhằng từ laptop trên bàn làm việc đến màn chiếu gây mất thẩm mỹ. Để giải quyết vấn đề này, nhiều dân chơi có tính toán từ trước khi xây nhà thường “setup” cho dây HDMI, dây loa… âm tường. Nhưng với những dân chơi mới chơi thì nếu muốn đẹp buộc phải đục tường, âm dây dẫn vào trong hoặc chấp nhận dây dẫn chạy bên ngoài. Cả hai cách này đều ít nhiều gây tốn kém và khó trong những trường hợp nâng cấp hệ thống về sau.

 

Mãi đến gần đây, bài toán dây dẫn HDMI mới được giải quyết nhờ Netgear Push 2TV HD có giá 100USD hay D-Link DHD-131 MainStage WiDi. Chỉ cần laptop của người chơi hỗ trợ công nghệ WiDi, thường có trong các dòng laptop cao cấp đời mới sau này thì bài toán kết nối giữa laptop với màn chiếu sẽ có lời giải. Đặc biệt, dòng sản phẩm tiên phong trong việc kết nối không dây giữa TV, màn chiếu với máy tính, laptop chính là Wavi của Asus. Đây là thiết bị thu phát HDMI 2 đầu cho nguồn phát bất kỳ đảm bảo trình diễn mà không bị trễ (lag). Thiết bị có cổng USB và cổng HDMI cắm vào máy tính để lấy nội dung rồi phát đi trên băng tần 5 GHz với độ phủ trong đường kính 25 mét, đồng thời cũng nhận được tín hiệu điều khiển máy tính từ chuột và bàn phím không dây.

 

Kết nối âm thanh không dây

 

HDMI không dây cũng chỉ mới là một trong số hàng chục thiết bị không dây khác mà dân chơi đang mong mỏi. Bởi giải trí không chỉ có xem phim bằng máy chiếu mà còn cả vấn đề về âm thanh cũng như hàng loạt các kết nối khác như amli, Receiver, thiết bị nguồn phát... Trong đó, nhu cầu giải trí với âm thanh 5.1, 7.1 rất phổ biến. Nếu có thiết bị hỗ trợ kết nối không dây thì hệ thống giải trí sẽ hoàn chỉnh và thẩm mỹ hơn. Về phần kết nối âm thanh, sản phẩm Brite-View Hdelight phát HD 1080P 60Hz và âm thanh 5.1 trong khoảng cách 9m là một giải pháp. Thiết bị có ưu điểm là cắm là chạy, không cần cài đặt driver và có giá bán 139USD. Hay như Philip SW/1800/27 Wireless HDTV link cho phép kết nối đến 4 thiết bị HD với phạm vi lên đến 21m được bán trên Amazon vơi giá 350USD.

 

Chờ đón nhiều thiết bị giải trí không dây hấp dẫn khác

         

Trước đây, người dùng muốn được trình chiếu nội dung phim trên 2 chiếc TV ở hai phòng khác nhau thì buộc phải sắm 2 thiết bị phát cho 2 TV. Mới đây nhất, hãng Iogear đã giới thiệu bộ Wireless 3D Digital Kit. Bộ kit này gồm ba phần: bộ thu sóng, bộ phát sóng và một chiếc điều khiển từ xa bằng hồng ngoại. Đầu thu sóng có một cổng HDMI để người dùng kết nối với HDTV của mình. Trong khi đó, bộ phát sóng có đến hai cổng HDMI để lấy nội dung 3D từ đầu đĩa Blu-ray, máy tính hay bất kì nguồn phát phim HD nào. Các định dạng Wireless 3D Digital Kit hỗ trợ là 480p, 720p, 1080i và 1080p (24/30/60fps). Một cổng HDMI dạng loop-through cũng xuất hiện để người dùng đưa nội dung sang màn hình TV thứ hai. Như vậy, thiết bị có thể phát cùng lúc nội dung HD cho hai TV cách xa nhau.

 

Dù có nhiều ý kiến trái ngược nhau về sản phẩm giải trí không dây như sé có độ trễ, nhiễu hoặc giật hình, chất lượng âm thanh không sắc nếu khoảng cách giữa các thiết bị đặt khá xa nhau trong diện tích phòng lớn và giá thành còn khá đắt. Song, dân chơi hầu như không mấy lo ngại về các vấn đề trên. Lo ngoại lớn nhất chính là thông tin về thiết bị giải trí không dây còn quá ít. Nguồn hàng chủ yếu ở nước ngoài và muốn sở hữu, người mua phải đặt hàng. Khi sản phẩm có hỏng hóc thì khó bảo hành do không có nhà phân phối cũng như sản phẩm thử để tìm hiểu xem có nên chọn mua hay không. Bỏ qua những lo lắng này, thiết bị giải trí không dây vẫn là mơ ước của dân chơi công nghệ. Ngoài việc không phải cắm dây lằng nhằng, người chơi đang được thụ hưởng những công nghệ giải trí rất mới theo xu hướng giải trí hiện đại đang tăng tốc trên thế giới.

 

So với mức giá từ thường dao động trong khoảng 500USD trở lên của vài năm trước đây, thiết bị giải trí không dây hiện nay đã rẻ hơn rất nhiều. Một bộ loa 5.1 không dây của Trung Quốc cách đây gần 4 năm đã ngót ngét gần 8 triệu thì mức giá từ 300USD cho những thiết bị trình chiếu, âm thanh không dây của các thương hiệu xịn là không quá đắt. Vì vậy, xu hướng giải trí này sẽ mạnh lên trong năm 2012. Điển hình như sản phảm của Iogear có giá khoảng 379,95USD và được chào bán vào đầu năm 2012.