Bỏ qua những điểm trừ nhỏ của camera, sự hạn chế của dung lượng lưu trữ (có thể khắc phục với dự án điện toán đám mây của Motorola, mặc dù hiện tại vẫn chưa được đưa ra thực tế), có thể nói Xoom vẫn là một thiết bị đáng giá, tuy nhiên mức giá của nó có lẽ còn chưa thích hợp để thuyết phục được đông đảo người tiêu dùng. Ngôi vương của Xoom 1 (thực tế Xoom 1 là tablet duy nhất và dĩ nhiên trở thành tốt nhất chạy Honeycomb tại thời điểm nó ra mắt) vẫn chưa thể được trao cho hậu duệ của nó.
- "Đập hộp" Motorola Xoom thế hệ thứ 2
- Motorola Xoom 2 và Xoom 2 Media Edition trình làng
- Motorola Xoom 2 sẽ có tên Xyboard khi được Verizon phát hành
Xoom 2 ra đời vào thời điểm khi mà iPad đã chiếm lĩnh thị trường máy tính bảng. Phiên bản Xoom đầu tiên là tablet đầu tiên chạy android Honeycomb, một hệ điều hành thực sự dành cho máy tính bảng đầu tiên của Google. Trong thời gian vừa qua, có thật nhiều, thật nhiều máy tính bảng khác cũng sử dụng nền tảng này đã ra đời, và chúng đều đi theo xu hướng mỏng hơn, nhẹ hơn, cũng như thời lượng pin dài hơn (tiêu biểu cho xu hướng này là ASUS Transformer mà bạn có thể xem thêm bài đánh giá ở đây).
Cũng không nằm ngoài quy luật đó, đến giờ, Motorola cũng thực hiện việc “làm mới” đứa con cưng của mình: khiến nó nhanh hơn, mỏng hơn và nhẹ hơn. Họ đã thay thế màn hình bị phàn nàn rất nhiều của phiên bản đầu tiên bằng một màn hình tốt hơn nhiều, ít ra là về mặt thông số: màn hình sử dụng tấm nền IPS, cho góc nhìn lên tới 178 độ, tăng cường bởi kính Gorilla Glass. Motorola cũng thực hiện việc vát 4 cạnh của Xoom, giống như việc Nokia đã từng làm với chiếc X7 (nhưng bạn đừng lầm, 4 cạnh vát đó không có loa đâu – LOL), thực sự đó cũng là một điểm nhấn khá đặc biệt của chiếc máy này.
Tuy nhiên, liệu như thế đã là đủ để Xoom 2 trở thành một sản phẩm thành công, khi mà hiện nay, với sự tràn ngập thị trường của hàng loạt các tablet nền tảng android đã khiến cho cái giá 620$ mà Motorola đề xuất cho Xoom 2, cho một thiết bị “cũng chỉ có” 2 nhân, bộ nhớ 16GB. Hãy tự đưa ra quyết định của bnaj sau khi đọc bài đánh giá dưới đây.
Phần cứng
Có ai còn nhớ về bản Xoom đầu tiên không? Đó là một thiết bị dày 12,9 mm, nặng 730g , một kích thước có lẽ đáng để nói là “khổng lồ” nếu nó xuất hiện vào thời điểm hiện tại. Thế nên, lẽ dĩ nhiên, việc đầu tiên Motorola làm với Xoom2 đó là “giảm cân”. Xoom 2 chỉ dày 8,8mm, và chỉ nặng 599g. Các góc máy, như chúng tôi đã nói, trở thành điểm nhấn khi được vát khá sâu, và thiết kế này, theo chúng tôi, là tăng khả năng cầm nắm cho người sử dụng. Phải nói là Xoom 2 tạo cảm giác rất thoải mái khi được cầm theo chiều dọc, tuy nhiên có đôi chút bất tiện hơn nếu cầm theo chiều ngang. Mặc dù có hơi khiên cưỡng khi bắt nó phải so sánh với một thiết kế mà chúng tôi cho là cực kỳ “nuột” như Transformer Prime (chúng tôi đã có bài đánh giá tại đây), tuy nhiên phải nói rằng thiết kế của Xoom 2 cho cảm giác cầm rất thích, chắc chắn và “đầm tay”. Thiết bị cũng được bao phủ bởi một lớp vỏ bọc chống nước, thứ mà bạn có thể gặp trên một sản phẩm gần đây cũng của Motorola, chiếc Droid RAZR. Mặt trước của Xoom 2 có viền bezel phải nói là rất mỏng, kể cả so với Tab 10.1 hay Prime, chỉ 13mm ở 2 cạnh bên và gần 20mm ở 2 cạnh trên và dưới. Thiết kế này có lẽ cũng giúp giảm bớt kích thước của thiết bị, tuy nhiên bạn có thích không? Tự mình cảm nhận – LOL.
Thiết bị có vẻ ngoài khá bóng bẩy, viền bezel của màn hình rất mỏng
Góc máy được bo tròn
Xoom 2 có một bộ khung nhôm, nhưng lại được thiết kế khá lạ mắt (có thể thấy rõ điều này nếu xem mặt sau): một lớp nhựa mềm được bo xung quanh các cạnh, rất dày ở hai cạnh bên và mỏng cạnh dưới (cạnh trên hầu như không có), ở giữa là nắp lưng làm bằng nhôm, với màu sắc đặc trưng của kim loại, và logo của hãng ở chính giữa. Nhìn mặt lưng này cũng thấy được những đổi mới trong thiết kế của Xoom 2 : tất cả các nút bấm đều được đưa hẳn ra mặt sau. Cụ thể: cạnh sau bên phải là nút tăng giảm âm lượng và nút nguồn, có độ cứng phù hợp để không phản ứng khi bạn lỡ tay chạm vào các nút này trong lúc cầm nắm máy.
Mặt lưng máy thiết kế khá lạ, không nguyên khối như nhiều tablet khác
Nút tăng giảm âm và khóa màn hình bố trí ở phía gờ sau của máy
Vẫn ở mặt sau, ở phía cạnh trên, ta có thể thấy 2 loa stereo của máy được đặt ở cạnh trên. Ở chính giữa phía dưới 2 loa là Camera chính của máy.
Loa stereo
Xoom 1 có một camera bị đánh giá cực kỳ tồi tệ và may mắn thay, điểm yếu này đã được Motorola nhận ra. Camera của Xoom2 có độ phân giải 5Mpx, đi kèm 1 đèn flash LED (có đánh giá chi tiết ở phần sau).
Camera chính 5Mpx với đèn LED Flash
Ở cạnh trên của máy có 1 cổng cắm Headphone tiêu chuẩn và còn tích hợp 1 thiết bị nghe khá lạ: bộ thu phát hồng ngoại. Lạ là sao, đó là vì tưởng chừng như cổng giao tiếp hồng ngoại, vồn rất hạn chế về băng thông, đã bị loại ra khỏi các thiết bị thông minh như điện thoại hay máy tính bảng, thì nó lại bất ngờ xuất hiện trở lại trên thiết bị này. Cổng giao tiếp này đem đến một số chức năng mà theo chúng tôi là khá thú vị và độc đáo so với các tablet khác: bạn có thể dùng Xoom 2 để giao tiếp với vô số thiết bị, mà đặc biệt là các loại TV.
Cạnh trên với giắc cắm tai nghe và cổng IR, thứ tưởng chừng đã "tuyệt chủng" trên các thiết bị số hiện đại
Canh dưới của máy có một cổng micro HDMI, một cổng micro USB, dùng chung cho cả viecj chuyển dữ liệu và sạc. Motorola đã bỏ đi ổ sạc AC chuyên dụng , mặc dù chúng tôi cam đoan là đa số người dùng sẽ thích sử dụng một cổng sạc ngoài, với cục sạc riêng, hơn là phải “sống chung” với một chiếc sạc điện thoại nào đó, hoặc tồi tệ hơn, qua cáp nối với cổng USB của máy tính. Thiết bị chúng tôi thử nghiệm có dung lượng 16GB (các bản 32 và 64GB chưa có kế hoạch ra mắt), một dung lượng có thể nói là “chỉ tạm vừa đủ” trong thế giới tablet hiện nay,tuy nhiên hoàn toàn không có bất kỳ một khả năng mở rộng lưu trữ nào: hoàn toàn không có khe cắm thẻ SD hay microSD. Motorola làm như vậy vì họ tự tin vào dịch vụ lưu trữ âm nhạc dạng đám mây mà họ đã bắt đầu thử nghiệm. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta vẫn nên giữ các file quan trọng của mình trong một nơi an toàn hơn, ít nhất cho đến khi dịch vụ này chứng tỏ được sự tin cậy của nó. Ở cạnh dưới cũng có một khe cắm microSIM, sẵn sàng cho kết nối 3G.
Cạnh dưới với khe SIM, micro HDMI, micro USB (từ trái qua)
Khe micro SIM
Màn hình
Motorola đã có một nỗ lực đáng khen ngợi trong việc làm mới màn hình cho Xoom 2. Vẫn là độ phân giải 1280x800, nhưng tấm nền LCD TFT đã được thay bằng tấm nền IPS với chất lượng tốt hơn nhiều. Góc nhìn bây giờ đã có thể đạt được đến 178 độ, mặc dù với góc nhìn này thì có lẽ bạn cũng không nhìn được gì nhiều. Tấm nền IPS khiến cho các nội dung hiển thị, mà rõ rệt nhất là ảnh hay video trở nên rực rỡ hơn nhiều. Tuy vậy,nó vẫn còn vấn đề về độ sáng và về việc sử dụng ngoài trời. Màn hình cũng trở nên dễ bám dấu vân tay và bụi bẩn, và ở một mức độ mà chúng tôi ít gặp trên các máy tính bảng khác. Chúng tôi đề xuất bạn nên luôn mang sẵn theo một tấm vải mềm để lau màn hình của máy.
Màn hình khá đẹp
Nhưng vẫn có vấn đề về độ sáng và khả năng nhìn ngoài ánh sáng mạnh
Camera
Có lẽ bạn sẽ chú đến dòng chữ HD Video ở cạnh Camera chính của máy. Quả thực, camera này cho phép quay video chất lượng 720p với tốc độ 30 khung hình/giây. Chất lượng của camera này không đến nỗi tồi (đặc biệt là so với sự tồi tệ của Xoom 1), thậm chí có thể nói là tốt, cho dù nhiều khi màu sắc hiển thị còn không đúng. Một điểm cộng cho máy ảnh của Xoom 2 đó là khả năng xem lại hình vừa chụp gần như là tức thời, một điều hiếm khi thấy xuất hiện đối với màn hình to như thế này. Camera của máy cho nhiều tùy chỉnh về màu sắc, độ mở ống kính, kích thước, chất lượng ảnh,… Nhưng một điểm trừ rất lớn, đó là máy ảnh không cho phép lấy nét bằng tay hay theo điểm, mà bắt buộc người dùng phải chịu đựng tính năng lấy nét tự động vốn lâu và khó điều chỉnh hơn, nhiều khi cho kết quả không như mong đợi.
Trình chụp ảnh nhiều tùy chọn
Khả năng xem trước rất nhanh
Camera trước 1.3Mpx
Ngoài ta, Xoom 2 cũng được trang bị một camera trước có độ phân giải 1.3Mpx, cho đến thời điểm hiện tại đã bắt đầu được ứng dụng trong chat video trên android 3.2.
Tuy nhiên, khả năng quay video của máy chỉ ở mức trung bình, chủ yếu là do khả năng lấy nét tự động tồi và rất chậm của camera. Việc quay video cũng chiếm dụng tài nguyên tương đối lớn, Do đó nếu không muốn chịu đựng cảnh “lag” khi quay, có lẽ bạn nên tắt bớt một số ứng dụng chạy ngầm trước khi bắt đầu quay.
Hiệu năng và thời gian dùng pin
Motorola Xoom 2 |
Galaxy Tab 10.1 |
Motorola Xoom |
Transformer Prime |
|
Quadrant |
1,841 |
2,083 |
1,745 |
3,023 |
Linpack (single-thread) |
45.51 MFLOPS |
16.9 MFLOPS |
32.5 MFLOPS |
43.35 MFLOPS |
Linpack (multi-thread) |
68.87 MFLOPS |
36.7 MFLOPS |
59.8 MFLOPS |
67.05 MFLOPS |
Nenamark1 |
20.1 fps |
42.5 fps |
30.5 fps |
60.1 fps |
Nenamark2 |
19.6 fps |
18.6 fps |
19.3 fps |
46.1 fps |
Vellamo |
1,060 |
886 |
923 |
953 |
Sunspider 0.9.1 |
2,229ms |
2,200ms |
2,192.7ms |
1,861ms |
Xoom 2 trang bị VXL Tegra 2, 2 nhân, chạy ở tốc độ 1.2GHz, với 1GB RAM, cho một vài cải tiến về hiệu năng so với người tiền nhiệm Xoom 1 mà bạn có thẻ nhìn thấy ở bảng trên. Bỏ qua những lời “có cánh” của Nvidia cũng như Motorola hay Google rằng Xoom 2 mạnh hơn tầm 20% so với Xoom 1, thì chúng ta cũng dễ dàng nhận ta một điều: con chip trong Xoom 2 thực sự rất mạnh về khả năng tính toán, kể cả khi so với một thiết bị cũ như Xoom 1, một thiết bị cùng thời, với con chip gần tương tự như Tab 10.1 hay một con chip được coi là “khủng’ nhất hiện nay trên Prime. Chắc chắn kết quả này chưa khách quan vì các phần mềm bench mark chưa làm việc tốt với các con chip đa nhân, nhưng qua cảm nhận khi dung thủ, chúng tôi nhận thấy Xoom 2 thực sự rất mượt mà, kể cà khi phải load các trang web nặng, nhiều nội dung, mặc dù đôi khi vẫn vướng phải lỗi trên một số ứng dụng (lỗi cố hữu của Android).
Mặc dù thiết kế mỏng hơn, nhưng có vẻ như viên pin trang bị cho Xoom 2 không hề bị giảm sút về dung lượng, và màn hình IPS cũng không tiêu tốn nhiều điện năng hơn màn hình cũ, đó là lý do dẫn tới kết quả khá tốt về thời lượng pin của Xoom 2: gần 9 giờ xem video với thiết lập 50% độ sáng màn hình, bật Wifi (nhưng không kết nối). Thời gian này là khá tốt, nhưng nếu so với nhiều tablet khác, thì vẫn chưa phải đáng kể.
Bảng so sánh thời lượng pin so với một số dòng tablet thông dụng khác
Phần mềm
Rất may mắn cho chúng ta (những người mua Xoom 2) rằng trên chiếc mày này, Motorola đã “buông tha”, không bắt chúng ta chịu đựng hoàn cảnh trên Droid RAZR: quá nhiều ứng dụng phù phiếm và vô số sự thay đổi nặng nề về giao diện. Trên Xoom 2 hầu như chúng ta thấy một phiên bản Honeycomb nguyên bản, với một những ứng dụng được cài đặt sẵn mang tính thực tiễn khá cao: các ứng dụng doanh nghiệp như Quick Office HD, Twonky hay Citrix, cung với ứng dụng nghe nhạc dạng streaming của Motorola, MotoCast (bạn sẽ cần đăng ký trước để sử dụng), một ứng dụng khá tốt đáp ứng nhu cầu chuyển bộ sưu tập nhạc, video, ảnh của bạn vào Xoom 2.
Phần mềm MotoCast
Trên Xoom 2, Motorola giới thiệu một công nghệ mà chúng tôi tạm dịch là : cảm ứng đường viền (Intelligent Grip Suppression). Đại khái là thế này, bạn có thể vừa cầm chắc máy, thao tác ở các đường viền để điều hướng trên màn hình cảm ứng, thậm chí có thể pinch to zoom. Cái lợi của công nghệ này thấy rõ: màn hình hoàn toàn dành cho người dùng quan sát nội dung, không bị vướng khi các ngón tay thao tác. Về mặt cá nhân, chúng tôi coi đây là một điểm cộng cho Xoom 2.
Bàn phím ảo của máy thiết kế khá hợp lý. Tuy nhiên với mà hình rộng 10.1 inch thì việc thao tác chắc chắn sẽ khiến các ngón tay của bạn phải kéo căng ra. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi nghĩ bạn có thể dùng Swift Key Tablet X, bàn phím ảo dạng chia đôi.
Bàn phím ảo rộng rãi
Bút Stylus
Đây là một phụ kiện tùy chọn có giá 34$, nếu bạn có theo dõi thông tin từ thị trường công nghệ, thì có lẽ bạn sẽ quen với khái niệm này: một chiếc bút giúp bạn thao tác trên màn hình điện dung, vốn đã được áp dụng trên HTC Flyer hay Samsung Galaxy Note. Chiếc bút này ( Motorola Active Stylus) được Motorola tuyên bố chỉ hoạt động với những phần mềm đặc biệt trên phiên bản Xoom 2 10.1 inch, thậm chí còn không hoạt động trên phiên bản nhỏ hơn là Media Edition của Xoom 2. Thế nhưng, theo chúng tôi, nó sẽ hoạt động tốt trên bất cứ màn hình cảm ứng điệ dung nào, có chăng bạn sẽ không có sự phục vụ của phần mềm dành riêng cho nó, Floating Note. Chiếc bút này hoạt động với hầu như tất cả các thành phần và các ứng dụng trên Honeycomb, và cái cảm giác gõ trên màn hình Gorilla Glass thực sự khá thú vị.
Bút Stylus đi kèm khá đẹp
Phần mềm ứng dụng cho bút Stylus
Tổng kết
Thiết kế của Xoom 2 thực sự là một nét chấm phá so với các tablet chạy trên nền Honeycomb khác. Chất lượng của máy đã được nâng lên đáng kể, và những cải tiến như bộ thu phát sóng hông ngoại, hay việc vát đi 4 cạnh máy, theo chúng tôi, đều là khá đúng đắn. Có hàng loạt những tablet chạy Honeycomb đã ra đời từ sau Xoom 1, một thiết bị có thể nói là thất bại mặc dù được kỳ vọng rất lớn. May mắn thay, Motorola đã khắc phục được nhiều điểm yếu, và đúc rút được những kinh nghiệm từ thành công trong các mẫu điện thoại Android của hãng để đưa ra một phiên bản Xoom mới thực sự khác biệt.
Bỏ qua những điểm trừ nhỏ của camera, sự hạn chế của dung lượng lưu trữ (có thể khắc phục với dự án điện toán đám mây của Motorola, mặc dù hiện tại vẫn chưa được đưa ra thực tế), có thể nói Xoom vẫn là một thiết bị đáng giá, tuy nhiên mức giá của nó có lẽ còn chưa thích hợp để thuyết phục được đông đảo người tiêu dùng. Ngôi vương của Xoom 1 (thực tế Xoom 1 là tablet duy nhất và dĩ nhiên trở thành tốt nhất chạy Honeycomb tại thời điểm nó ra mắt) vẫn chưa thể được trao cho hậu duệ của nó.