Nhịp sống số

Một cửa hàng Apple giá trị tương đương nhà Trắng

Một cửa hàng Apple giá trị tương đương nhà Trắng

Nhà Trắng hay một cửa hàng Apple: ai giá trị hơn?

<></>

Giá trị gần như là tương đương nhau. Apple trung bình hàng năm bán được giá trị hàng hóa tới 4.709 USD/0,9m2 trong hàng trăm cửa hàng của Apple trên thế giới. Trong khi đó, Nhà Trắng ở thủ đô Washington có giá trị 4.752 USD/0,9m2, theo trang web về bất động sản Zillow.

Tổng thống Mỹ Barack Obama không sống ở đây, nhưng cửa hàng Apple giá trị gần tương đương như nhà của ông

Đây là một so sánh thú vị từ táo-đến-cam (apples-to-oranges), có nghĩa là xem xét những điểm giống nhau của các vật thể hoàn toàn khác nhau. Nhưng đây cũng là một so sánh thú vị để đề cập đến cỗ máy kiếm tiền là các cửa hàng Apple.

Số sản phẩm bán ra trên 0,9m2 của hãng khổng lồ công nghệ này đặt cả vào chuỗi bán lẻ không có trên bản đồ này. Mặc dù nó không phải là một cửa hàng giá trị nhất thế giới - có một số nhà bán lẻ siêu xa xỉ với không gian mặt sàn rất nhỏ mang lại giá trị lớn hơn nhiều - cho tới nay là chuỗi giá trị lớn nhất ở Mỹ.

Tiếp theo trong danh sách này là chuỗi cửa hàng Tiffany. Trung bình mỗi cửa hàng Tiffany có giá trị 2.974 USD/0,9m2, theo xuất bản ngành Retail Sails, ít hơn 40% so với “mẻ lưới” Apple.

Đây là một thành tựu khá ấn tượng cho một thương hiệu đã mở cửa hàng đầu tiên - một cửa hàng ở Tysons Corner, Va., chỉ cách đây 11 năm.

 “Apple trong chỉ một vài năm đã tiến xa từ không có bất cứ một sự hiện diện bán lẻ nào ở tất cả đến top 10 và hơn nữa”, Craig John, CEO của hãng nghiên cứu Customer Growth Partners đánh giá.

Nhiều nhà phân tích bán lẻ đã chế giễu khi Apple mở lõm bõm những cửa hàng đầu tiên vào năm 2011. Các đối thủ về PC, công ty Dell và Gateway đã từng thất bại thảm hại về kinh doanh bán lẻ.

Nhưng Apple cuối cùng đã thành công: có 357 cửa hàng với tổng số gần 3 triệu m2 không gian hồi tháng 10/2011, ngày báo cáo cuối cùng hàng năm. Các cửa hàng của Apple đã mang lại 14,1 tỷ USD trong năm tài chính 2011 của Apple.

Lý do chính mà Apple thành công là Apple đã bán các sản phẩm tiêu dùng công nghệ cao đắt tiền. Dòng máy tính cá nhân Macintosh của Apple bắt đầu là 1000 USD, iPad có giá thấp nhất là 500 USD, và thậm chí iPod có giá 50 USD. Sản phẩm phổ biến nhất của Apple là iPhone khởi động với giá 649 USD - giá này phần lớn khách hàng không thấy rõ vì công ty thường bù đắp phần lớn chi phí đó.

Nhưng các nhà phân tích cho biết không chỉ chi phí của các sản phẩm thúc đẩy doanh thu trung bình của Apple. Công ty này đã thực hiện và thực hiện một chiến lược hoàn mỹ, từ kiến trúc của cửa hàng và thiết kế từ trên xuống đến đội ngũ nhân viên của cửa hàng.

 “Một cách để xem xét việc thành công bán lẻ của Apple là nằm ở chỗ doanh thu trên 0,9m2, nhưng lý do thứ hai là nhận dạng thương hiệu. Các cửa hàng của Dell đã không tạo ra bất kỳ sự nhận dạng thương hiệu nào. Apple tạo ra một nhận dạng là cởi mở và thông suốt với những không gian mở và các cửa sổ. Cửa hàng của Apple thúc đẩy một cảm giác sáng tạo, thông suốt và cộng đồng chào mừng vượt khỏi không gian gạch-và-vữa”, Candace Corlett, Chủ tịch hãng tư vấn WSL Strategic Retail cho biết.

Đạo diễn đứng sau các hoạt động bán lẻ của Apple là Rob Johnson, đã rời Apple năm ngoái để làm CEO của JC Penney.

Nhưng cho tới nay, Apple đã không bỏ qua một bước nào. Apple vẫn tập trung cho chuỗi bán lẻ. Ví dụ, sau khi Johnson rời đi, Apple đã không thực hiện bất kỳ ngăn cách nào giữa người mua hàng và trợ lý bán hàng. Đội ngũ bán hàng hiện nay của Apple được trang bị các thiết bị thanh toán cầm tay, chấm dứt việc các khách hàng phải đứng xếp hàng thanh toán - phần trải nghiệm bán lẻ mà phần lớn người mua hàng không hề thích tẹo nào.

“Đó là cách tiến về phía trước của bất cứ ai tại nơi bán lẻ. Có nhiều cửa hàng khác đã tạo một càm giác cộng đồng như Sephora, hoặc một cảm giác thú vị, như Bí mật của Victoria, nhưng để tư duy bất cứ nhận dạng về nhà bán lẻ mà Apple đã thực hiện được ngay từ ngày đầu là thật khó”, Corllet cho biết về tinh hoa phát tiết này của Apple.