Phần cứng máy tinh

Máy tính sẽ thay đổi như thế nào… sau 25 năm (Phần cuối)

Máy tính sẽ thay đổi như thế nào… sau 25 năm (Phần đầu)

 

Ở Phần đầu chúng ta đã biết sự thay đổi của máy tính sau 25 năm. Việc kết nối mọi lúc mọi nơi, máy tính sẽ trở nên nhỏ gọn hơn và mạnh mẽ hơn, việc lưu trữ trên đám mây trở nên dễ dàng, xạc pin sẽ không cần dây cáp và an ninh mạng sẽ tốt hơn. Sau đây sẽ là 5 sự thay đổi tiếp theo…</>

<>6- Từ màn hình bạn có thể làm bất cứ điều gì</>

Xu hướng hiện nay đó là kích thước màn hình cũng là kích thước của máy tính. Điều này thực sự đang đúng trong máy tính bảng, điện thoại hay các máy tính để bàn All-In-One. Đối với máy tính di động thì đây đúng là một sự cần thiết.

Máy tính bảng Sony Tablet S2 còn thể hiện ưu điểm bằng cách sử dụng màn hình gấp. Hoặc các máy tính nhỏ gọn sẽ có thể kết nối với một thiết bị màn hình bên ngoài. Thế hệ máy tính bảng mới có cổng mini-HDMI cho phép kết nối ra màn hình ngoài hoặc máy chiếu. Trong tương lai, các máy chiếu cũng được làm nhỏ gọn hơn.

Chính vì vậy, với thiết kế nhỏ gọn nhưng từ màn hình cảm ứng, bạn có thể thực hiện các thao tác, khi cần thiết có thể kết nối ra màn hình bên ngoài.

<>7- Tương tác máy tính bằng giọng nói, ánh mắt…</>

Khoa học viễn tưởng có xu hướng xác định nguyện vọng của khách hàng, ảnh hưởng đến những nghiên cứu công nghệ. Xe hơi có thể bay, chơi cờ vua ba chiều, trí thông minh nhân tạo… tất cả đều được giải quyết trong phim ảnh và đang được các kỹ sư, các nhà phát minh nghiên cứu, nhiều điều đã trở thành hiện thực.

Tuy nhiên một trong những điều mà máy tính vẫn chưa làm được như khoa học viễn tưởng đó là khả năng tương tác của con người với máy tính. Ý tưởng về việc nhận dạng giọng nói, câu nói thay cho việc ấn phím hay click chuột, ánh mắt hay cử chỉ của con người sẽ điều khiển được máy tính…. Tất cả các điều đó hiện nay chỉ có thể làm được một phần, nhận dạng giọng nói chưa thực sự chuẩn xác.

25 năm sau, những việc trên có thể không còn là vấn đề lớn. Tuy nhiên việc nói chuyện một cách tự nhiên với máy tính thì còn xa vời.

<>8- Đồ họa máy tính sẽ tốt hơn</>

3D đã có bước phát triển vượt bậc, thị trường cho các ứng dụng 3D đã chín muồi để các nhà phát triển khai thác. Card đồ họa sẽ đấu tranh sinh tồn với APU/CPU (đồ họa tích hợp trong CPU), chiến thắng thuộc về ai chúng ta không cần biết, tuy nhiên điều cuối cùng mà nó mang lại là có lợi cho người dùng.

Các rạp chiếu phim kỹ thuật số cao cấp sẽ có những khung hình sâu, tương tác với môi trường xung quanh, cho người xem như đang bước vào không gian bộ phim. Để làm được điều này đòi hỏi phải có vi xử lý mạnh mẽ. Các bộ phim UHDTV cần chiếu trên màn hình có độ phân giải siêu cao, GPU tích hợp trong CPU cũng sẽ phải cao cấp lên.

<>9- Chơi trò chơi ở bất kỳ nơi đâu</>

Các khái niệm về máy tính để bàn chơi game vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay mặc dù nhiều thiết bị chơi game ra đời. Các máy tính chơi game ngày nay được thiết kế cao cấp, có đồ họa được cải tiến rất nhiều cùng bộ vi xử lý tốc độ cao khiến nó trở nên là thiết bị chơi game rất tốt.

Tuy nhiên ngày nay với việc ra đời các dòng máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh thì máy tính để bàn chơi game không còn là sự lựa chọn số một nữa.

Đến năm 2036, các vấn đề công nghệ sẽ được giải quyết, cho phép bạn chơi các trò chơi cao cấp trên bất kỳ máy tính nào, máy tính bảng, laptop, điện thoại… Điều này có nghĩa là bạn có thể chơi trò chơi mình yêu thích ngay trong khi ăn, tại nơi làm việc, trên tàu xe….

Và với việc kết nối khắp nơi, mọi người có thể chơi với nhau theo nhiều cách khác nhau. Vấn đề duy nhất của việc này đó là độ trễ vốn có khi sử dụng các trò chơi từ máy chủ trực tuyến. Chính vì vậy các “game thủ” luôn mong muốn mạng internet phải được thông suốt và nhanh chóng.

<>10- Máy tính ở khắp mọi nơi</>

Từ việc mua bán hàng dùng thẻ tín dụng, chơi các trò chơi, nghe bản nhạc, xem bộ phim, đọc báo hoặc như các việc trọng đại hơn đó là quản lý cả một đất nước… Tất cả sẽ có máy tính, cần máy tính và ở trong mỗi máy tính. Nơi đâu cũng sẽ có Internet, tất cả các máy tính, các thiết bị điện tử sẽ được kết nối với nhau. Mọi người trên thế giới giao tiếp với nhau bằng máy tính…

“Nếu Internet không thực hiện đúng cách thì việc quản lý nhà nước bằng máy tính trở về thời kỳ như năm 1984”.