Hẳn bạn đã biết có hai loại công nghệ màn hình cảm ứng đang được ứng dụng song song: công nghệ cảm ứng điện trở và công nghệ cảm ứng điện dung, đều là công nghệ cảm ứng bị động (passive). Mỗi loại có một ưu điểm và khuyết điểm nhất định, từ đó lien quan đến độ bền cũng như những lưu ý sử dụng đối với công nghệ điều khiển này.
- Màn hình cảm ứng cũng gây ra thương tổn cho cơ thể
- Nên lựa chọn gì? Cảm ứng điện trở hay điện dung?
- [Infographic] So sánh cảm ứng điện dung, điện trở và hồng ngoại
Công nghệ và lưu ý sử dụng
Được ứng dụng sớm nhất là công nghệ cảm ứng điện trở. Có thể xem đây là công nghệ điều khiển nhạy cảm với áp lực tác động lên bề mặt. Cấu tạo của loại công nghệ cảm ứng này gồm hai lớp mỏng: lớp chất dẫn điện và lớp điện trở. Hai lớp này được phủ một hợp chất gọi là ITO và được cách nhau một khoảng trống mà mắt thường khó có thể nhận biết. Trong quá trình hoạt động, các dòng điện với mức điện thế khác nhau sẽ được truyền qua hai lớp này. Khi bạn tác động lên màn hình, hai lớp tương tác này chạm nhau. Mạch điện sẽ được nối. Lớp phía trên sẽ lấy điện thế từ lớp dưới và lớp dưới sẽ lấy điện thế từ lớp trên, qua đố, cho phép bộ điều khiển xác định toạ độ vị trí tiếp xúc. Do cấu tạo đặc trưng là cần khoảng hở giữa hai lớp tương tác nên công nghệ cảm ứng điện trở rất kém về truyền dẫn, sẽ hạn chế ánh sáng phát ra từ màn hình bên dưới. Vì vậy, để đảm bảo khả năng hiển thị cũng như độ bền của màn hình, nhà sản xuất thường chỉ có giải pháp đặt một tấm bảo vệ trong suốt (thường là arcrylic) rất mỏng giữa lớp cảm ứng và màn hình.
Trong khi đó, để có thể nhận biết tác dọng của người dung, yêu cầu tiên quyết của công nghệ màn hình cảm ứng điện trở là phải có lớp tương tác phía trên mềm, có thể biến dạng khi có lực tác động và không thể bảo vệ bằng những lớp cứng trong suốt. Vì vậy, nhiều người dung cảm thấy bất an khi thao tác trên màn hình này, bởi khi tác động, họ cảm thấy màn hình có vẻ quá mềm, sợ rằng thao tác mạnh có thể khiến màn hình bên dưới hỏng.
Mặt khác, đặc tính mềm, lại không được bảo vệ nên lớp này thường rất dễ trầy cũng như dễ bị biến dạng nếu bạn tác dộng lực quá lớn, khiến mạch bị chạm, gây ra hiện tượng kém nhậy hoặc liệt cảm ứng thường gặp. Riêng lo ngại về việc có thể làm màn hình bên dưới hingr, bạn có thể không cần quá bận tâm vì điều này chỉ xảy ra khi bạn làm vỡ được lớp arcrylic bảo vệ màn hình (cần lực khá lớn), việc vốn không thể đối với các tác động vừa đủ để điều khiển.
Một công nghệ khác đang là lựa chọn của nhiều nhà sản xuất đó công nghệ cảm ứng điện dung, Khác với màn hình cảm ứng điện trở, màn hình cảm ứng điện dung chỉ sử dụng một lớp tương tác, đó là tấm nền trong suốt được phủ kim loại, tạo ra từ một ma trận lưới các tụ điện phủ toàn bộ màn hình. Theo đó, nguyên lý hoạt động của màn hình này khá đơn giản. Một dòng điện sẽ được chạy qua toàn bộ màn hình, được tích tụ bởi các tụ điện trên màn hình. Khi bạn chạm tay vào, dù là rất nhẹ, do đặc tính có thể dẫn điện nên tay bạn sẽ hút điện của các tụ điện, làm thay đổi giá trị điện dung của nhóm tụ điện tại nơi tiếp xúc. Từ sự thay đổi này, thiết bị điều khiển sẽ nhận dạng và truy ra vị trí mà bạn tương tác với màn hình.
Do cấu tạo chỉ gồm một lớp nên màn hình cảm ứng điện dung cho khả năng truyền dẫn ánh sáng cao, không làm ảnh hưởng đến màn hình hiển thị bên dưới lớp cảm ứng. Theo đó, nhà sản xuất có thể chế tạo lớp cảm ứng dày hơn để bảo vệ màn hình tốt hơn.
Được bảo vệ tốt hơn, song không có nghĩa là màn hình cảm ứng điện dung bền hơn màn hình cảm ứng điện trở. Cụ thể, dù lớp bảo vệ khá tốt, nhưng trong quá trình sử dụng, vẫn khó tránh khỏi chuyện trầy xước, làm cảm trở khả năng hiển thị của màn hình. Vì vậy, rất nhiều người dùng thường chọn giải pháp dán một tấm bảo vệ phía trên. Ở điều kiện lý tưởng, tấm bảo vệ này không cảm trở việc hút điện khi bạn chạm tay vào màn hình. Tuy nhiên, theo thời gian sử dụng, tấm bảo vệ dù còn rất mới trên sẽ xuống cấp, vô tình biến thành lớp cách điện khá tốt, khiến tay bạn khó thay đổi được giá trị điện dung trên màn hình, tạo ra hiện tượng kém nhạy, hoặc thậm chí khiến người dùng nghi ngờ là liệt cảm ứng.
Một lưu ý khác cũng như bất kỳ linh kiện điện từ nào, khả năng tích điện của các tụ điện siêu nhỏ phủ trên lớp cảm ứng có thể giảm theo thời gian. Theo đó, dù khong thay tác động vào màn hình nhưng các số liệu sai lệch về giá trị điện dung sẽ khiến các thiết bị điều khiển không thể nhận dạng cũng như xác định chinhgs xác thao tác của người dùng.
Vậy làm gì để hạn chế?
Như đã đề cập ở trên, màn hình cảm ứng điện trở thuộc loại mềm nên cách bảo vệ tốt nhất là kiểm soát tốt lực tác động lên màn hình. Do không yêu cầu phải dùng vật dẫn điện mới có thể thao tác, nhiều người dùng tỏ ra bất cẩn khi sử dụng các vật sắc nhọn tác động lên màn hình, khiến lớp tương tác trên dễ bị tác động xấu.
Dán lớp bảo vệ cũng là một giải pháp tốt. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng lớp bảo về này phải đạt chuẩn, có chỉ số đàn hồi gần bằng lớp tương tác phía trên. Về lý thuyết, với một lớp dán kém chất lượng, bạn vẫn có thể thao tác tốt trên màn hình này, Tuy nhiên, bạn cần phải tác động một lực lớn hơn, dễ làm biến dạng lớp tương tác. Cạnh đó, miếng dán kém chất lượng dễ bị biến dạng, không thể trở về nguyên trạng, cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến độ nhạy, độ chính xác của màn hình cảm ứng.
Đối với màn hình cảm ứng điện dung, thật ra, ngoài việc xuống cấp chất lượng linh kiện theo thời gian sử dụng thì rất ít hỏng hóc phát sinh từ phía người dùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng một số bạn gặp hiện tương kém nhạy, liệt cảm ứng một phần. Hầu hết đều nghĩ rằng chiếc màn hình cảm ứng đã hỏng, buộc phải thay màn hình mới. Song rất có thể hỏng hóc này phát sinh từ lớp bảo vệ mà bạn đã dán phía trên, và phổ biến hơn là do hỏng hóc từ chính phần mềm điều khiển mà iPhone là một điển hình.
Do có khả năng hỗ trợ đa chạm, cho phép người dùng ra lệnh phức tạp nên trình điều khiển của màn hình cảm ứng và phần mềm. Theo đó, dù phần cứng hoàn hảo, nhưng phần mềm gặp lỗi trong quá trình sử dụng, hoặc thậm chí ngay khi cập nhật firmware, jailbreak cũng gây ra hiện tượng liệt cảm ứng. Không ít người dùng đã từng cứu được chiếc iPhone bị liệ cảm ứng bằng cách restore lại firmware với một chiếc máy tính “sạch” hoàn toàn.