Đã bao giờ bạn gặp phải trường hợp “dở khóc dở cười” khi mong chờ một cuộc điện thoại và bất chợt, bạn cảm thấy chiếc điện thoại trong túi mình đang rung lên. Bạn nhanh chóng cho tay vào túi, rút điện thoại ra và rồi tất cả những gì bạn nhận được là cái màn hình đen ngòm như đang “trêu ngươi” chủ nhân chúng?
Nếu bạn trả lời "Có", điều đó nghĩa là bạn đã trải nghiệm hiện tượng độc đáo được các nhà khoa học gọi là “giác quan ảo giác”.
Năm 2010, nhà nghiên cứu Michael Rothberg tại Trung tâm Y tế Baystate ở Springfield, Massachusetts (Mỹ) đã phát hiện ra hiện tượng tương tự xảy ra với các nhân viên tại đây. Theo thống kê, có đến 70% nhân viên từng trải qua việc cảm giác chiếc điện thoại đang rung đánh lừa, một số thậm chí còn phải đối diện với hiện tượng này hàng ngày.
Michael Rothberg đã tìm ra nguyên nhân và giải thích trên tạp chí ScienceLine rằng, về cơ bản, những ảo giác đó tồn tại trong nhận thức của con người, có thể được khơi dậy do một tổn thương nhỏ ở não bộ khi phải điều tiết và phân loại quá nhiều các sự kiện xảy ra bên ngoài. Từng phút từng giây, não bộ sẽ thu nhận thông tin từ các “cảm biến” trên cơ thể bạn như mắt, mũi, da… Đến một lúc nào đó, não sẽ bị quá tải bởi khối lượng thông tin nhận được, dẫn đến không thể xử lý tất cả. Khi điều này xảy ra, thông tin não thu được từ “cảm biến” sẽ được phân loại lại một lần nữa. Đó cũng là nguyên nhân chúng tác động đến hoạt động của chúng ta theo cách không như mong đợi.
Michael Rothberg đã tìm ra nguyên nhân và giải thích trên tạp chí ScienceLine rằng, về cơ bản, những ảo giác đó tồn tại trong nhận thức của con người, có thể được khơi dậy do một tổn thương nhỏ ở não bộ khi phải điều tiết và phân loại quá nhiều các sự kiện xảy ra bên ngoài. Từng phút từng giây, não bộ sẽ thu nhận thông tin từ các “cảm biến” trên cơ thể bạn như mắt, mũi, da… Đến một lúc nào đó, não sẽ bị quá tải bởi khối lượng thông tin nhận được, dẫn đến không thể xử lý tất cả. Khi điều này xảy ra, thông tin não thu được từ “cảm biến” sẽ được phân loại lại một lần nữa. Đó cũng là nguyên nhân chúng tác động đến hoạt động của chúng ta theo cách không như mong đợi.
Hiện tượng này thực chất không hề mới, có thể xảy ra với bất kỳ ai trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ví dụ, bạn đang có một chuyến đi cắm trại nhưng bạn lại rất sợ rắn. Tâm trí bạn luôn lo lắng về điều đó. Đừng ngạc nhiên khi suốt chuyến đi, bạn liên tục giật bắn mình vì tưởng rằng mình chạm phải một con rắn trong khi đó chỉ là một cành cây khô.
Trường hợp xảy ra với chiếc điện thoại thì càng phổ biến hơn. Với những người luôn bận rộn hay thường xuyên liên lạc qua chiếc điện thoại di động, não bộ của họ sẽ thường xuyên hiểu sai ý nghĩa của những loại thông tin như sự cọ xát của quần áo vào cơ thể hay tiếng dạ dày đang “reo” lên vì đói. Tất cả những điều đó đều trở thành ảo giác chiếc điện thoại rung lên.
Tuy được gọi là một “tổn thương ở não” nhưng bạn không phải quá lo sợ vì điều đó. Ngoại trừ sự thật là có đến 70% những người xung quanh bạn cũng đang gặp phải ảo giác như vậy, đó còn có thể xem là một dạng “sai số” chấp nhận được từ những nhận định của não bộ chúng ta như bất kỳ loại sai số nào khác xảy ra trong các phép tính phức tạp.