Các hành tinh mới được phát hiện có sự khác nhau về kích thước khoảng 1,5 lần bán kính của Trái đất cho đến lớn hơn Sao Mộc, 15 trong số 26 hành tinh có kích thước giữa Trái đất và sao Hải Vương. Trong khi các hành tinh đều có nhữn quỹ đạo ổn định, nhiều nghiên cứu đã được đưa ra nhằm xác định hành tinh nào giống Trái Đất hay có bầu khí quyển dày như Hải vương tinh. Cả 26 hành tinh đều rất gần với các vệ tinh của chúng hơn khoảng cách từ Sao Kim tới Mặt Trời, điều đó có nghĩa là quỹ đạo của chúng rất ngắn từ 6 cho đến 143 ngày để hoàn thành chu trình quay quanh vệ tinh.
Sơ đồ quỹ đạo của 26 hành tinh.
Tàu vũ trụ Kepler với nhiệm vụ khám phá các hành tinh bằng cách đo đạc sự thay đổi ánh sáng xảy ra khi đi qua một hành tinh hay ngôi sao. Khi hành tinh đó được xác thực, các nhà khoa học sẽ tiến hành quan sát. Với mỗi hệ thống hành tinh mới được tìm thấy đều có 2 đến 5 hành tinh gần kề, từ trường của chúng ảnh hưởng đến quỹ đạo của nhau và quỹ đạo bị thay đổi trong chu trình. Với việc đo đạc sự thay đổi quỹ đạo, Kepler có thể xác đinh hành tinh có sự sống tiềm ẩn trong đó.
Với việc phát hiện thêm các hành tinh mới đã nâng tổng số hành tinh Kepler phát hiện lên con số 61 với 2326 hành tinh ứng cứ viên và mớ ra bước ngoặt lớn trong quá trình đi tìm sự sống ngoài Trái Đất.
Tham khảo : foxnews