Sau gần 18 tháng, dự án mang tên Loon chứa tham vọng cực lớn của Google đã có những “trái ngọt” đầu tiên.
- Có hay không việc bóp băng thông Google, mở đường cho Cốc Cốc
- Google sẽ mạnh tay chặn các nội dung khiêu dâm trẻ em
- Mổ xẻ bên trong kính Google Glass
Các khoa học gia Google đã thả khoảng 30 khinh khí cầu chứa khí heli lên bầu trời vùng New Zealand với ước vọng mang Internet đến với gần 5 tỉ người trên toàn cầu hiện không tiếp cận được với Mạng lưới Toàn cầu. Kế hoạch này được thực hiện thí điểm từ thứ Bảy tại Christchurch nơi khoảng 50 hộ gia đình tình nguyện bắt đầu nhận được những tín hiệu Internet được phát từ các khí cầu đến các máy vi tính trong nhà họ. Những khí cầu do gió đưa bay ở độ cao 20 kilômét cách mặt đất và được thiết kế để có thể bay trong không khí hơn 3 tháng.
Ông Mike Cassidy đứng đầu dự án nói các kỹ sư hy vọng cung cấp kết nối Internet
rẻ hơn cho các khu vực đang phát triển và chưa phát triển trên thế giới. Ông đề
cập đến lệ phí sử dụng Internet hiện tại tại nhiều nơi ở châu Phi mỗi tháng cao
hơn lương bổng hàng tháng của người dân.
Ông Cassidy, nói với các phóng viên, gọi dự án là “một tên lửa khổng lồ bắn lên
mặt trăng, một mục tiêu thực sự to lớn cần theo đuổi.” Tuy nhiên ông cũng mô tả
những kết quả tiềm tàng như là thay đổi đời sống cho hàng tỉ người trên thế
giới.
Sáng kiến này được gọi là “Dự án Loon” được phát triển trong những phòng thí
nghiệm tối mật Goggle X nơi các khoa học gia phát triển một loại xe không người
lái và Google Glass.
Google cho biết những khí cầu bằng plastic mỏng, chịu được áp suất cao bay trên
bầu trời New Zealand mang theo những trang bị phi hành, những tấm pin mặt trời,
rađiô, và máy truyền tín hiệu. Các khí cầu nhận được tín hiệu Internet từ những
trạm trên mặt đất và tiếp vận những tín hiệu này đến những ăng-ten nhỏ đặc biệt
trên nóc những mái nhà ở dưới đất.
Các kỹ sư cũng đang quảng bá những lợi ích tiềm tàng của những máy chuyển tín
hiệu của khí cầu trong những vùng mất liên lạc thông tin vì bão lớn hay động
đất.
Video giới thiệu dự án Loon của Google