Intel có lẽ bắt đầu nên bước ra khỏi những bài so sánh và phép thử nghiệm, để đến với người dùng bằng những sản phẩm thực sự, qua đó tranh giành miếng bánh thị phần cực kỳ béo bở hiện nay. Đã đến lúc ARM cảm nhận được hơi thở đằng sau gáy của mình rồi.
- Intel: Ultrabooks sẽ thay thế máy tính bảng nền ARM
- Các tablet Windows 8 của HP sử dụng chip Intel lẫn ARM
Khi nói đến thiết bị di động và con chip của chúng, ARM là cái tên đầu tiên, và duy nhất được gợi lên trong đầu chúng ta. Intel đang cố gắng thay đổi điều đó, bằng cách lấn sân vào thị trường di động năm vừa qua, tuy nhiên có vẻ như đó mới chỉ là những bước chân rụt rè và chưa đủ sức thuyết phục các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng, bằng chứng là số thiết bị chạy trên con chhip Atom của Intel chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay (chúng ta không xét các thiết bị netbook ở đây).
Từ lâu ARM đã làm chủ lãnh địa thiết bị di động
Việc tấn công vào một thị trường mà ARM đang làm chủ cuộc chơi hoàn toàn không dễ dàng. Hiệu năng trên nền x86 của Intel có thể là “vô đối”, tuy nhiên khi bước vào một sân chơi mà hiệu năng cao không có nghĩa là thành công, thì Intel chưa thể thể hiện được lợi thế của mình. Những dòng chip của Intel tuy nói là “siêu tiết kiệm năng lượng” đi chăng nữa, thì vẫn tiêu tốn một lượng điện năng gấp nhiều lần những con chip ARM vốn đã được tối ưu sẵn cho các thiết bị có dung lượng lưu trữ điện năng thấp. Nhưng có vẻ như những con chip Atom mới nhất của Intel đang muốn thay đổi điều đó!
Một kỹ sư của Intel đã có một sự so sánh giữa những con chip Snapdragon S4 Krait (2 nhân, 28nm) chạy trên Dell XPS 10 hay Cortex A15-based Exynos 5 Dual chip (dual-core, 32nm) trên chiếc Nexus 10. Và vấn đề mà ông muốn so sánh ở đây, chính là điểm yếu xưa nay của Intel: vấn đề năng lượng. Con chip Atom được đem ra so sánh có tên mã Z2760.
Những con chip ARM đình đám nhất được đem ra so sánh
Và đây là ứng viên từ Intel
Ta có thể thấy một kết quả khá khả quan dành cho Intel. Con chip Atom nhanh hơn một cách rõ ràng so với Krait (mặc dù nên nhớ rằng kiến trúc Atom đã được xây dựng từ cách nay … 5 năm), nhưng điều đáng chú ý hơn là chúng gần như ngang bằng nhau về mức độ tiêu thụ năng lượng!
Màn thể hiện ấn tượng của Atom
Mọi thứ bắt đầu chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Intel trong khoảng 1 năm vừa qua, kể từ khi họ sử dụng công nghệ sản xuất 22nm cho các nhân Atom của mình.
Trong so sánh với nhân Cortex A15, Atom có thua sút về mặt hiệu năng. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, A15 không phải là một giải pháp thực sự dành cho thiết bị di động, vì nó quá ngốn năng lượng (đó mới là lý do mà nhiều nhà sản xuất còn e ngại đưa kiến trúc này vào các thiết bị của họ). Nó có thể thỏa sức tung hoành trên các tablet vốn có nguồn pin dồi dào hơn, nhưng với những smartphone ngày càng phải mỏng nhẹ, và lại chạy những tính năng như LTE thì thật sự là chưa thỏa đáng. Đó là lý do mà người ta thường kết hợp các nhân A15 với những nhân A7 vốn dùng ít năng lượng hơn, để sử dụng khi có những tác vụ nhẹ nhàng hơn.
Theo như dự đoán, nếu như những con chip chạy kiến trúc Haswell của Intel được sản xuất ở công nghệ 10nm (sẽ đạt được vào năm 2017), thì chúng ta sẽ có một CPU với hiệu năng cực kỳ ấn tượng (tất nhiên giá cũng cao hơn), và tiêu thụ điện năng ở mức … 4W!!! Thậm chí là với một vài tinh chỉnh giảm hiệu suất, ngày xuất hiện lô gô Intel Core ™ trên smartphone cũng không còn xa nữa.
Intel có lẽ bắt đầu nên bước ra khỏi những bài so sánh và phép thử nghiệm, để đến với người dùng bằng những sản phẩm thực sự, qua đó tranh giành miếng bánh thị phần cực kỳ béo bở hiện nay. Đã đến lúc ARM cảm nhận được hơi thở đằng sau gáy của mình rồi.