Tư vấn

"Gà" nên làm gì?

Thời đại đồng tiền lên ngôi, việc đánh mất giá trị đạo đức trong kinh doanh đã trở lên đáng báo động. Bên cạnh những cơ sở kinh doanh làm ăn uy tín, vẫn còn rất nhiều các cửa hàng làm ăn theo kiểu gian thương, thậm chí còn gian lận trắng trợn. Gần đây trên khắp các diễn đàn, cư dân mạng đang rất bức xúc với kiểu bảo hành lố lăng của một số cửa hàng điện thoại. Vậy bạn sẽ làm gì khi bị vướng phải những tình huống đó? Sau đây là một vài “gợi ý” để các bạn có thể áp dụng.

 

Đầu tiên, cần phải xác định như nào là bị lừa? Đấy là khi bạn phát hiện ra máy của bạn là hàng fake  hoặc hỏng hóc (ko tính đến các trường hợp do người sử dụng gây ra) trong thời gian bảo hành nhưng khi đưa đi bảo hành lại bị từ chối, nhũng nhiễu . Đặc biệt phải kể đến thái độ khi đến mua thì vui vẻ, khi đem bảo hành thì “đám nhân viên” lại thái độ. Và khi bạn đã thành “gà” thì làm gì tiếp?

Cấp 1: Dùng lời nói (thương lượng trực tiếp)

Thương lượng trong hòa bình: (Cấp 1)

  Cách tiến hành: tìm đến cửa hàng hoặc cá nhân đó, nói chuyện “lí lẽ, đạo đức” với thái độ ôn hòa. Để cho cửa hàng nhận ra “đúng sai”. Tiếp đó là khả năng thương lượng với các giải pháp:

  • Trả lại máy (đó là khi khả năng thương lượng đạt tầm ngoại giao)
  • Đổi lại máy mới (khi anh chủ cửa hàng thực sự quý mến bạn)
  • Chấp nhận bảo hành (khi bạn chứng minh được máy lỗi là do “nhà sản xuất”)
  • Chung tay khắc phục hậu quả: Cửa hàng nhập lại xác giá cao.

Lưu ý: điều tối quan trọng của phương pháp này là phải giữ được bình tĩnh và tỉnh táo, nếu không bạn sẽ bị lệch sang phương pháp ở cấp 1,5. Và phương pháp này yêu cầu tính trung thực cao, phù hợp với “gà” nào hiền lành.

Đánh vào lòng trắc ẩn của cửa hàng: (Cấp 1,2) 

 Đây là phương pháp “nặng đô” hơn phương pháp 1, nhưng lưu ý, bạn sẽ phải chịu nhục.

 Cách tiến hành: gói gọn trong 4 chữ “khóc than, năn nỉ” để đạt được một trong 4 giải pháp đã nêu.

 Nghe có vẻ nhục, nhưng đây là cách mà mấy “gà” thấp cổ bé họng, “nhịn ăn cả tháng mua điện thoại xịn giá rẻ” hoặc những “gà” chưa đủ “cựa” đi mua máy điện thoại siêu sang. Để phương pháp thành công, bạn phải có thái độ “thành tâm”, đặc biệt khi bạn có thể hóa thân giống kiểu ăn xin. Không thành công, tiến hành cấp 2 ngay lập tức.

Buông lời dọa dẫm. (Cấp 1,5)

 Đây là phương pháp đỉnh cao, phù hợp với những gà có khả năng chém gió kinh điển và sẵn sàng tiến đến phương pháp ở cấp 2.

Tiến hành: “Gân họng” lên (chửi bới, dọa dẫm,…) để “góp ý hùng hổ”. Đặc biệt với bạn nào có đủ dũng khí để làm việc này lúc cửa hàng đang đông khách và có cái clip thì phương pháp sẽ phát huy hiệu quả tối đa.

Lưu ý: cửa hàng nào cũng có lực lượng bảo vệ, đấy là chưa kể đến đội ngũ nhân viên mà không phải “đứa nào cũng nghe được chửi”.

Cấp 2: dùng hành động.

 Khi mà những biện pháp “hòa bình” không phát huy hiệu quả thì phải hành động ngay lập tức.

Đánh vào thể diện cửa hàng:

 Tiến hành: có 3 cách:

  •  Đập nát máy của bạn ngay trong cửa hàng ( lưu ý, chỉ là máy của bạn, đừng làm đồ gì trong cửa hàng xây xước) để gây chú ý của mọi người, nghiễm nhiên câu chuyện của bạn được để ý. Cửa hàng sẽ phải chủ động thương lượng hoặc không thì cũng thiệt hại uy tín.

  • Dùng sức mạnh truyền thông: gửi khiếu nại lên các báo, viết bài trên các diễn đàn, lập hội antin trên Facebook, vào web của chính cửa hàng đó “phát biểu”. (Ngày nay người ta dùng nhiều phương pháp này vì đôi bàn tay, trừ 2 ngón cái, các đầu ngón tay còn lại đều đã chai). Phương pháp này thường là không hiệu quả. 

 

  • Dùng độ “trơ” của chính bạn: phương pháp này nhẹ nhàng, hiệu quả đặc biệt, nhưng không phải ai cũng có thể tiến hành. Lấy tấm bìa cứng, to, làm cái dây đeo nữa. Trên bìa cứng lấy bút dạ ghi mấy dòng chữ to, rõ ràng: Cửa hàng XXX lừa đảo (hoặc những câu đại loại thế, càng shock càng tốt). Đeo biển ấy vào cổ, đứng trước cửa hàng ( đừng đứng vào “đất” của cửa hàng đó), có thể bonus thêm khoản ca hát hoặc mở băng đĩa nhạc để dễ thu hút hơn. Cách này “bựa” nhưng hiệu quả đảm bảo, cửa hàng càng lớn, càng phát huy tác dụng. Nếu siêu thị nào không chịu bảo hành thì đây là cách không bao giờ “xẩy”.

 

“Bụi đời chợ Lớn”:

 Nếu càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới. Tiến hành cả cách hạ thấp thanh danh cửa hàng mà không được. Thì đây là lúc bạn cần phải hành động theo trailer “Bụi đời chợ Lớn”: Dẫn theo anh em (không khuyến khích hàng nóng), đứng giàn trận trước cửa hàng, đợi chủ cửa hàng ra, chỉ thẳng vào mặt : “Nếu mày đồng ý nhận lại hàng và rút ví ra đền bù, tao sẽ tha cho mày.”. Yên tâm là dù không được nhận lại máy thì cửa hàng cũng thành “Chinatown” của anh em Johnny Trí Nguyễn.

 Không khuyến khích cách này, chỉ vì cái máy mà làm thế này thì không đáng, chưa kể dính dáng đến pháp luật. Chỉ tiến hành khi mà máy có giá trị từ 10-49t triệu hoặc thái độ của cửa hàng là không thể chấp nhận được.

Cấp 3: Dùng luật pháp (khuyến khích tích cực sử dụng)

 Sống và làm việc theo pháp luật sẽ là tối ưu nhất. Pháp luật Nhà nước ta bảo vệ bạn, có đủ chế tài và quy định để xử lí những trường hợp vi phạm này. Trường hợp các hành vi lừa đảo từ 50 triệu trở lên, sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự và khả năng cao là sẽ thành đồng đội của Andrena Pirlo ở cấp clb với cùng màu áo.

Đây là cách tối ưu nhưng lại rất ít người vận dụng, chúng ta cứ nghĩ rằng các cơ quan chức năng thờ ơ với những hành động kinh doanh lừa đảo của các cửa hàng, nhưng khi gặp chuyện, các bạn hãy đến cơ quan công an gần nhất để trình báo, các bạn sẽ không phải hối hận.

Trong thời đại “Thạch Sanh thì ít,Lí thông thì nhiều” như hiện nay, chúng ta lên tiến hành “phòng hơn chống”, thay vì lười tìm hiểu để phải đi gải quyết vấn đề, hãy tìm hiểu kĩ càng trước khi quyết định mua là giải pháp tối ưu nhất.

Bài viết chia sẻ của độc giả Thanh Lâm

Đọc thêm: Vạch trần trò lửa đảo “câu” like Facebook bằng tranh vẽ Chibi