Tư duy về các kỹ năng lập trình của bạn tầm cỡ thế giới chưa? Facebook muốn bạn chứng tỏ khả năng này tại cuộc thi Cup Hacker Challenge hàng năm lần thứ 2.
<></>
“Hacking – kỹ thuật tìm ra lỗ hổng là cốt lõi để làm thế nào chúng tôi xây dựng tại Facebook”, công ty này cho biết tại một trang blog thông báo về cuộc thi năm nay”. “Dù chúng tôi đang xây dựng một nguyên mẫu cho một sản phẩm chính như Timeline tại cuộc thi lập trình mà các đội thi phải hoàn thành một sản phẩm phần mềm trong thời gian ngắn (Hackathon), tạo ra một thuật toán tìm kiếm thông minh hơn, hoặc phá bỏ những bức tường tại các trụ sở mới của chúng tôi, chúng tôi đàm tìm cách để giải quyết những vấn đề này”.
25 lập trình viên hàng đầu thế giới tại Facebook Haker Cup 2011, Khúc Anh Tuấn mặc áo phông đen hàng đầu. |
Cuộc thi dành cho tất cả những người làm code ở bất cứ đâu trên thế giới. Các thí sinh phải đấu với nhau theo 5 vòng thi lập trình. Vòng loại sẽ diễn ra vào ngày 20/1 với việc thẩm định kéo dài 72 giờ. Ba vòng trực tuyến tiếp theo sẽ chọn 25 đối thủ cuối cùng để tranh tài trận cuối cùng ở trụ sở của Facebook ở California vào tháng 3/2012.
Người thắng cuộc sẽ nhận được 5.000 USD. Tại cuộc thi năm ngoái, có gần 12.000 lập trình viên đã tham dự. Petr Mitrichev, một nhân viên của Google từ Nga, đã nhận được giải Nhất. Sinh viên Khúc Anh Tuấn - du học sinh trường Đại học công nghệ Nayang, Singapore sau hai vòng loại online giành vị trí thứ 2 tại chung kết cuộc thi này tại trụ sở của Facebook ngày 11/3/2011.
Các công ty công nghệ có một lý do không nói ra về việc tổ chức những cuộc thi kiểu như thế này, đó là họ sẽ tìm ra được những lập trình viên có kỹ năng, một trong những nguồn lực hiếm của ngành này. Google đã tổ chức một cuộc thi Code Jam (lập trình trực tuyến) hàng năm mà Mitrichev cũng đã đoạt giải vào năm 2006.
Facebook tự hào về văn hóa của cuộc thi này và bám sát các vấn đề code trên trang tuyển dụng với khẩu hiệu: “Giải quyết các thách thức lập trình. Thực hiện phỏng vấn qua điện thoại”. Công ty này thường xuyên tổ chức cuộc thi marathon lập trình sản phẩm phần mềm trong thời gian ngắn cho nhân viên như là một phần của quy trình phát triển sản phẩm.
Facebook cũng muốn đặt niềm tin vào mô hình kinh doanh quần chúng. Tháng 8/2011, mạng xã hội này đã đưa ra sáng kiến an ninh "bug bounty", mời các nhà nghiên cứu an ninh gửi các chi tiết về bất kỳ lỗ hổng nào mà họ không thể phát hiện. Thậm chí, Facebook sẽ cung cấp ít nhất là 500 USD cho người nào tìm ra những lỗ hổng.