- Bài viết so sánh tốc độ của 5 mẫu SSD gồm: Intel SSD 520; SanDisk Extreme; Patriot Pyro SE; Kingston HyperX SH100S3; Samsung 830 Series.
- Các bước kiểm tra bao gồm: Các bài kiểm tra tổng hợp; bài kiểm tra thực tế.
Thế giới công nghệ thay đổi từng ngày, và các công nghệ lưu trữ cũng không nằm ngoài guồng quay ấy. Cách đây một vài năm, khái niệm "ổ đĩa thể rắn" (SSD) dường như gắn liền với những dàn máy "khủng" cùng mức giá thành cao ngất ngưởng; tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, giá các mẫu ổ cứng loại này đã giảm nhiều và chúng dần trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều hệ thống, đặc biệt là các laptop và ultrabook.
Công nghệ mới nhất cho phép các mẫu SSD 2.5 inch hỗ trợ cổng giao tiếp SATA III (6 Gigabit/giây) và sở hữu tốc độ đọc - ghi rất ấn tượng. Trong số các sản phẩm SSD đang làm mưa làm gió trên các thị trường lớn nhỏ hiện nay, sản phẩm nào sẽ cho hiệu năng cao nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Phần I: Các ứng viên
Intel SSD 520 (240GB)
Là mẫu ổ cứng mang nhãn hiệu Intel, SSD 520 sử dụng bộ điều khiển phổ biến trên thị trường hiện nay – SandForce SF-2281, kết hợp với phiên bản firmware do chính hãng này hiệu chỉnh, cho phép nâng cao đáng kể hiệu năng và mức độ ổn định. SSD 520 được trang bị chip nhớ NAND đồng bộ (synchronous) trên nền tảng 25nm, hứa hẹn tốc độ đọc – ghi vượt trội so với loại chip nhớ NAND chuyển đổi (toggle).
SanDisk Extreme (240GB)
Giống với hầu hết đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc, Extreme cũng sử dụng bộ điều khiển SandForce SF-2281. Đặc biệt hơn, mẫu ổ cứng này được trang bị chip nhớ chuyển đổi NAND 24nm do chính SanDisk sản xuất, nhờ đó sở hữu một mức giá rất cạnh tranh trong khi mức hiệu năng vẫn được đảm bảo.
Patriot Pyro SE (240GB)
Pyro SE có các thông số kĩ thuật giống hệt như SSD 520, với bộ điều khiển SandForce SF-2281 và chip nhớ NAND đồng bộ trên nền tảng 25nm.
Kingston HyperX SH100S3 (240GB)
Sở hữu lớp vỏ màu xanh sáng cùng bề mặt mạ crôm mang hình chữ X, Hyper X chắc chắn là mẫu ổ cứng SSD được chăm chút dáng vẻ bề ngoài nhất trong danh sách này. Không chỉ có vậy, HyperX SH100S3 cũng sử dụng bộ điều khiển SandForce SF-2281 và chip nhớ NAND đồng bộ 25nm như Pyro SE và SSD 520.
Samsung 830 Series (256GB)
Được trang bị bộ điều khiển lõi tam do Samsung độc quyền sản xuất, 830 Series hứa hẹn mức hiệu năng đa nhiệm rất ấn tượng. Ngoài ra, mẫu ổ cứng này cũng sở hữu bộ khung kim loại chắc chắn và một bộ nâng cấp (tùy chọn) cho phép quá trình sao lưu dữ liệu từ ổ cứng cũ sang ổ cứng mới trở nên dễ dàng hơn.
Lưu ý: Để tiện cho việc so sánh của độc giả, ngoài 5 mẫu ổ cứng SSD SATA III nêu trên, một HDD truyền thống - Hitachi 500GB 7200 rpm cũng được đưa vào trong các bài kiểm tra.
Cấu hình thử nghiệm: HP Pavilion dv7t Quad Edition
|
Vi xử lý
|
2.0GHz Intel Quad Core i7-2630QM
|
Hệ điều hành
|
Windows 7 Home Premium (64-bit)
|
RAM
|
8 GB DDR3
|
VGA Card
|
Radeon HD 6770M, Intel HD graphics
|
Màn hình
|
17.3 inch, độ phân giải 1600x900
|
Phần II. Các bài kiểm tra tổng hợp
Để so sánh mức hiệu năng tổng hợp, các mẫu SSD sẽ cùng trải qua một số bài kiểm tra dựa trên 2 trình bench: PCMark Vantage HDD nhằm đánh giá khả năng thực hiện các tác vụ với mức hiệu năng trung bình của ổ cứng, như chỉnh sửa video, thêm bài hát vào Windows Media Player (điểm số càng cao càng tốt); và CrystalDiskMark 3.0.1 đo lường tốc độ đọc và ghi file dung lượng 1 GB được lưu trữ ở ba kích thước đơn vị (block sizes) khác nhau.
CrystalDiskMark với Block Size = kích cỡ file
Mẫu ổ cứng
|
Tốc độ đọc (MB/giây)
|
Tốc độ ghi (MB/giây)
|
Tốc độ trung bình (MB/giây)
|
Samsung 830 Series (256GB)
|
473.8
|
408.1
|
441.0
|
Kingston HyperX SH100S3 (240GB)
|
477.2
|
299.4
|
388.3
|
Intel SSD 520 (240GB)
|
481.4
|
289.4
|
385.4
|
SanDisk Extreme (240GB)
|
479.3
|
275.3
|
377.3
|
Patriot Pyro SE (240GB)
|
482.7
|
190.6
|
336.7
|
Hitachi 7200 rpm HDD (500 GB)
|
100.6
|
104.5
|
102.6
|
Bài kiểm tra này so sánh tốc độ đọc – ghi của ổ cứng trong điều kiện tối ưu (khi toàn bộ file được lưu trữ trong một block size có kích thước 1 GB). Tốc độ đọc của cả 5 mẫu SSD đều trên 470MB/giây, một con số rất ấn tượng. Tuy nhiên, xét đến tốc độ ghi, Samsung 830 Series tỏ ra vượt trội, và là mẫu ổ cứng duy nhất vượt ngưỡng 400MB/s ở cả hai tiêu chí.
Chiến thắng: Samsung 830 Series.
CrystalDiskMark với Block Size = 512 KB
Mẫu ổ cứng
|
Tốc độ đọc (MB/giây)
|
Tốc độ ghi (MB/giây)
|
Tốc độ trung bình (MB/giây)
|
Kingston HyperX SH100S3 (240GB)
|
397.4
|
298.0
|
347.7
|
SanDisk Extreme (240GB)
|
410.1
|
269.6
|
343.9
|
Intel SSD 520 (240GB)
|
380.4
|
271.4
|
325.9
|
Samsung 830 Series (256GB)
|
308.7
|
269.8
|
289.3
|
Patriot Pyro SE (240GB)
|
420.7
|
130.1
|
275.4
|
Hitachi 7200 rpm HDD (500 GB)
|
38.2
|
49.5
|
43.9
|
Hiểu một cách đơn giản nhất, nếu giá trị Block Size được đặt là 1 GB thì ổ cứng sẽ được chia thành nhiều Block (khối) nhỏ, mỗi Block có kích thước 1 GB. Thêm vào đó, nguyên tắc lưu trữ dữ liệu của các loại ổ cứng quy định: Các file phải được ghi trên các Block khác nhau. Lấy ví dụ, trong trường hợp trên, ngay cả một file text với dung lượng chỉ vài KB cũng sẽ chiếm hữu ít nhất 1 GB trên ổ cứng. Trên thực tế, các loại file thông dụng như tài liệu, âm nhạc, hình ảnh, ... thường có kích thước tương đối nhỏ; do đó thông số block size lớn (như ở trường hợp trên) là không khả thi và cực kì lãng phí bộ nhớ. Ở bài kiểm tra thứ 2 này, 1GB dữ liệu được ghi vào các block có dung lượng chỉ 512 KB.
Giống với thử nghiệm trước, về tốc độ đọc, Patriot Pyro SE vẫn là nhà vô địch với 420.7 MB/giây, tuy nhiên tốc độ ghi của SSD này ... chưa bằng một nửa các mẫu SSD còn lại. Trong bài test này, Kingston Hyper X thể hiện rất tốt với tốc độ ghi lên tới 298MB/giây, xấp xỉ tốc độ đạt được trong điều kiện tối ưu.
Chiến thắng: Kingston Hyper X.
CrystalDiskMark với Block Size = 4KB
Mẫu ổ cứng
|
Tốc độ đọc đơn luồng (MB/giây)
|
Tốc độ ghi đơn luồng (MB/giây)
|
Tốc độ đọc đa luồng (MB/giây)
|
Tốc độ ghi đa luồng (MB/giây)
|
Tốc độ trung bình (MB/giây)
|
Intel SSD 520 (240GB)
|
19.46
|
46.81
|
234.9
|
262.5
|
140.9
|
SanDisk Extreme (240GB)
|
20.5
|
45.4
|
215
|
234.5
|
130.9
|
Kingston HyperX SH100S3 (240GB)
|
27.95
|
47.51
|
106.6
|
251.0
|
120.5
|
Samsung 830 Series (256GB)
|
19.4
|
48.9
|
252.9
|
95.5
|
104.2
|
Patriot Pyro SE (240GB)
|
25.42
|
16.23
|
129.9
|
63.95
|
50.9
|
Hitachi 7200 rpm HDD (500 GB)
|
0.5
|
0.7
|
0.7
|
0.8
|
0.7
|
Ngày nay, trên hầu hết các loại ổ cứng phổ biến, kích thước tiêu chuẩn của mỗi Block được quy ước ở mức 4KB. Trên cơ sở Block size này, khả năng đọc và ghi cả đơn luồng lẫn đa luồng của các mẫu ổ cứng sẽ được CrystalDiskMark đánh giá.
Kết quả cho thấy, Kingston Hyper X đứng đầu về tốc độ đọc - ghi đơn luồng. Tuy nhiên, tốc độ đa luồng cao hơn chứng tỏ hiệu năng đa nhiệm tốt hơn, và xét trên tiêu chí đó, Intel SSD 520 mới là mẫu ổ cứng SSD đạt hiệu năng cao nhất.
Chiến thắng: Intel SSD 520
PCMark Vantage HDD
Ổ cứng
|
Điểm PCMark Vantage
|
Intel SSD 520 (240GB)
|
45271
|
Kingston HyperX SH100S3 (240GB)
|
44701
|
SanDisk Extreme (240GB)
|
43844
|
Samsung 830 Series (256GB)
|
41203
|
Patriot Pyro SE (240GB)
|
37510
|
Hitachi 7200 rpm HDD (500 GB)
|
4282
|
PCMark Vantage HDD đo lường hiệu năng ổ cứng thông qua việc thực hiện một số tác vụ cơ bản, bao gồm chỉnh sửa ảnh, chuyển đổi định dạng video hay thêm bài hát. Theo kết quả từ trình benchmark này, Intel SSD 520 đứng đầu với số điểm 45271; tuy nhiên 3 mẫu SSD khác cũng có số điểm trên 40000. Pyro SE tụt lại phía sau với “chỉ” 37510 điểm, dù vậy điểm số đó vẫn cao gấp 9 lần so với ổ HDD Hitachi truyền thống.
Chiến thắng: Intel SSD 520
Phần III. Các bài kiểm tra thực tế
Đối với các loại ổ cứng, thông số lý thuyết và các kết quả benchmark chỉ thể hiện được phần nào hiệu năng, điều quan trọng ở đây là việc người sử dụng có thỏa mãn với những trải nghiệm mà ổ cứng đó mang lại hay không. Trong phần 2 của bài viết, chúng ta sẽ đến với một số bài kiểm tra thực tế và gần gũi hơn với người sử dụng, bao gồm: Thời gian khởi động hệ điều hành Windows, thời gian sao chép file, tác vụ nén – giải nén, thời gian khởi động các ứng dụng và cả khả năng đa nhiệm.
Thời gian khởi động Windows
Ổ cứng
|
Thời gian khởi động (giây)
|
Patriot Pyro SE (240GB)
|
14.0
|
Samsung 830 Series (256GB)
|
15.0
|
SanDisk Extreme (240GB)
|
15.0
|
Kingston HyperX SH100S3 (240GB)
|
16.0
|
Intel SSD 520 (240GB)
|
17.7
|
Hitachi 7200 rpm HDD (500 GB)
|
56.3
|
Để đảm bảo mức độ chính xác của kết quả, nhóm thí nghiệm sử dụng phần mềm BootRacer, phiên bản Windows 7 Home Premium (64-bit) và tính thời lượng trung bình qua 3 lần khởi động.
Dù khác biệt là không lớn, Patriot Pyro SE là ổ cứng có thời gian khởi động tốt nhất chỉ với 14 giây, nhanh hơn từ 1-3 giây so với các sản phẩm khác. Phải mất 56.3 giây ổ cứng HDD 7200rpm mới có thể khởi động thành công, chậm hơn 4 lần so với Pyro SE.
Chiến thắng: Patriot Pyro SE. Dù tốc độ ghi không tốt, nhưng tốc độ đọc của SSD này là rất ổn định. Qua chiến thắng này, có thể thấy tốc độ đọc là yếu tố quan trọng, quyết định thời gian khởi động của PC.
Sao chép file (Đơn vị tính: Giây)
Ổ cứng
|
Thời gian copy một file
|
Thời gian copy nhiều file
|
Thời gian trung bình
|
Samsung 830 Series (256GB)
|
13.0
|
25.3
|
19.2
|
SanDisk Extreme (240GB)
|
9.7
|
31.0
|
20.4
|
Kingston HyperX SH100S3 (240GB)
|
17.3
|
31.0
|
24.2
|
Intel SSD 520 (240GB)
|
17.7
|
31.3
|
24.5
|
Patriot Pyro SE (240GB)
|
10.0
|
33.3
|
21.7
|
Hitachi 7200 rpm HDD (500 GB)
|
71.7
|
137.0
|
104.4
|
Thử nghiệm lần này hướng tới một tác vụ rất phổ biến trong thực tế: Sao chép file. Trong bài kiểm tra copy một file duy nhất, nhóm thử nghiệm sử dụng file có dung lượng 3,1 GB; còn trong bài kiểm tra copy nhiều file cùng lúc, đối tượng cần sao chép là một thư mục nặng 4.97 GB với nhiều định dạng file khác nhau (hình ảnh, video, audio, tài liệu).
Trong trường hợp chỉ phải copy một file duy nhất, SanDisk Extreme dẫn đầu và là ổ cứng duy nhất có thời gian sao chép nhỏ hơn 10 giây. Tuy nhiên, Samsung 830 Series thể hiện sự vượt trội trong thử nghiệm copy nhiều file chỉ với 25.3 giây. Xét về thời gian trung bình, mẫu ổ cứng của Samsung cũng đứng đầu.
Chiến thắng: Samsung 830 Series
Nén – giải nén (Đơn vị Phút:giây)
Ổ cứng
|
Thời gian nén
|
Thời gian giải nén
|
Tổng thời gian
|
SanDisk Extreme (240GB)
|
2:42
|
2:29
|
5:11
|
Patriot Pyro SE (240GB)
|
2:46
|
2:31
|
5:17
|
Intel SSD 520 (240GB)
|
3:10
|
2:17
|
5:27
|
Kingston HyperX SH100S3 (240GB)
|
3:15
|
2:24
|
5:39
|
Samsung 830 Series (256GB)
|
3:24
|
2:23
|
5:47
|
Hitachi 7200 rpm HDD (500 GB)
|
3:25
|
3:32
|
6:57
|
Các quá trình như nén/giải nén dữ liệu đòi hỏi ổ đĩa cứng phải hoạt động ở cường độ cao hơn nhiều so với việc sao chép file thông thường, vì khi đó cả hai tác vụ đọc – ghi diễn ra cùng lúc. Trong thử nghiệm này, 4.97GB dữ liệu được nén lại thành một file Zip duy nhất, sau đó được giải nén vào một thư mục mới.
Trong 6 mẫu ổ cứng, Intel SSD 520 có tốc độ giải nén nhanh nhất; tuy nhiên, xét về thời gian nén file và tổng thời gian, SanDisk Extreme dẫn đầu phân khúc dù cách biệt tạo ra so với các sản phẩm khác là không quá lớn. Đặc biệt hơn, ở thử nghiệm này, HDD Hitachi 7200 rpm (tổng thời gian 6 phút 57 giây) không bị tụt lại quá xa so với các SSD SATA III đời mới.
Chiến thắng: SanDisk Extreme
Khởi động ứng dụng (Đơn vị tính: Giây)
Ổ cứng
|
Adobe Reader
|
Excel
|
Firefox
|
Photoshop
|
Word
|
Trung bình
|
Patriot Pyro SE (240GB)
|
2.6
|
3.8
|
1.1
|
6.4
|
0.8
|
2.9
|
Intel SSD 520 (240GB)
|
3.5
|
4.0
|
0.8
|
6.5
|
0.9
|
3.1
|
Kingston HyperX SH100S3 (240GB)
|
3.6
|
3.9
|
0.9
|
6.5
|
0.8
|
3.1
|
SanDisk Extreme (240GB)
|
3.7
|
4.0
|
1.0
|
6.4
|
0.9
|
3.2
|
Samsung 830 Series (256GB)
|
3.8
|
4.0
|
1.1
|
6.6
|
1.0
|
3.3
|
Hitachi 7200 rpm HDD (500 GB)
|
7.1
|
11.1
|
3.2
|
31.1
|
2.0
|
11.1
|
Thời gian chờ đợi các chương trình khởi động thường là khoảng thời gian “chết”, hậu quả sâu xa của nó chính l&aagrave; sự sụt giảm trong năng suất công việc. Để so sánh thời gian khởi động các ứng dụng, thử nghiệm này bao gồm một số tác vụ sau: Mở lần lượt một file pdf 500 trang bằng Adobe Reader X, một bảng biểu dung lượng 6.5MB chứa 65000 tên riêng và địa chỉ, một trang trắng bằng Firefox 7, một file GIF dung lượng 400MB bằng Photoshop CS6 beta (64 bit) và khởi động Word 2010.
Sở hữu tốc độ đọc ấn tượng, Patriot Pyro SE dẫn đầu trong 4/5 ứng dụng (chỉ trừ Firefox); tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng khoảng cách giữa các mẫu SSD SATA III với nhau là không đáng kể (<0.4 giây)
Chiến thắng: Patriot Pyro SE
Khả năng đa nhiệm (Đơn vị tính: Giây)
Ổ cứng
|
Adobe Reader
|
Excel
|
Firefox
|
Photoshop
|
Word
|
Trung bình
|
Samsung 830 Series (256GB)
|
4.7
|
6.7
|
1.7
|
11.6
|
1.1
|
5.2
|
Patriot Pyro SE (240GB)
|
5.7
|
7.2
|
1.8
|
10.9
|
1.2
|
5.4
|
Intel SSD 520 (240GB)
|
5.0
|
8.6
|
1.6
|
11.6
|
1.3
|
5.6
|
SanDisk Extreme (240GB)
|
4.6
|
8.0
|
1.4
|
12.9
|
1.8
|
5.7
|
Kingston HyperX SH100S3 (240GB)
|
5.2
|
8.5
|
1.6
|
12.5
|
1.0
|
5.8
|
Hitachi 7200 rpm HDD (500 GB)
|
92.0
|
22.6
|
4.3
|
324.9
|
3.5
|
89.5
|
Trên thực tế, chúng ta thường sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau trong cùng một thời điểm; do đó thử nghiệm này được tiến hành nhằm so sánh thời gian khởi động các ứng dụng trong trường hợp ổ cứng đang phải vận hành với cường độ cao. Các file được liệt kê ở phần trên (Excel, PDF, TIF, …) sẽ được mở lần lượt, trong khi ổ cứng phải gánh vác tác vụ nén một tập hợp file có dung lượng 4.97GB.
So với thử nghiệm trước, trong khi các mẫu SSD khác có hiệu năng giảm đi trông thấy, Samsung 830 Series vẫn thể hiện khả năng xử lý đa nhiệm ấn tượng của mình. Dù vậy, có thể nhận thấy cách biệt giữa các mẫu SSD là không lớn, chỉ vài phần mười của giây mà thôi.
Chiến thắng: Samsung 830 Series. Qua thử nghiệm này, có thể nhận thấy sự vượt trội của bộ điều khiển lõi tam tích hợp trong 830 Series so với bộ điều khiển thông dụng SF-2281.
Kết quả xếp hạng cuối cùng:
Tìm ra nhà vô địch trong cuộc đọ tài này không phải là điều dễ dàng, vì mỗi mẫu ổ cứng lại có những thế mạnh của riêng mình. Để tiện so sánh, các sản phẩm được xếp thứ hạng từ 1 đến 6 ứng với từng thử nghiệm; sau đó tiến hành tính điểm trung bình.
Lưu ý: Điểm càng thấp càng tốt.
Ổ cứng
|
Tối ưu
|
512KB
|
4KB
|
PCMark Vantage
|
Thời gian khởi động
|
Sao chép file
|
Nén, giải nén
|
Khởi động ứng dụng
|
Đa nhiệm
|
Trung bình
|
Intel SSD 520 (240GB)
|
3
|
3
|
1
|
1
|
4
|
4
|
3
|
2
|
3
|
2.7
|
SanDisk Extreme (240GB)
|
4
|
2
|
2
|
3
|
2
|
2
|
1
|
4
|
4
|
2.7
|
Kingston HyperX SH100S3 (240GB)
|
2
|
1
|
3
|
2
|
3
|
3
|
4
|
3
|
5
|
2.9
|
Samsung 830 Series (256GB)
|
1
|
4
|
4
|
4
|
2
|
1
|
5
|
5
|
1
|
3
|
Patriot Pyro SE (240GB)
|
5
|
5
|
5
|
5
|
1
|
5
|
2
|
1
|
2
|
3.6
|
Hitachi 7200 rpm HDD (500 GB)
|
6
|
6
|
6
|
6
|
5
|
6
|
6
|
6
|
6
|
5.9
|
1. Intel SSD 520
Điểm số trung bình của Intel SSD 520 và SanDisk Extreme đạt được là tương tự nhau, tuy nhiên mẫu SSD mang nhãn hiệu Intel được đánh giá cao hơn khi giành được 2 chiến thắng trong 9 thử nghiệm.
2. SanDisk Extreme
Với cùng số điểm mà Intel SSD 520 sở hữu, dù chỉ xếp ở vị trí thứ hai nhưng SanDisk Extreme thậm chí còn sở hữu chỉ số p/p cao hơn nhiều, khi sở hữu giá thành sản phẩm thấp hơn và hiệu năng ổn định trong hầu hết các thử nghiệm.
3. Kingston HyperX SH100S3
Hyper X SH100S3 thể hiện khá tốt trong bài kiểm tra với các trình benchmark; tuy nhiên, hiệu năng thực tế (đặc biệt là thời gian khởi động ứng dụng và đa nhiệm) dường như không tương xứng. Một điểm cộng khác cho mẫu SSD có vẻ ngoài nổi bật này là bộ nâng cấp kèm theo sản phẩm, cho phép chuyển Hyper X thành một ổ cứng gắn ngoài với cổng USB 3.0 rất tiện lợi.
4. Samsung 830 Series
Khá kì lạ khi Samsung 830 Series chỉ đứng ở vị trí thứ 4, vì đây chính là mẫu SSD giành được nhiều chiến thắng nhất (3 trong số 9 bài test). Điểm yếu của 830 Series nằm ở tốc độ khởi động ứng dụng và giải nén; tuy nhiên nếu bạn đặc biệt chú ý tới khả năng đa nhiệm và tốc độ sao chép dữ liệu, 830 Series chính là một lựa chọn đáng giá.
5. Patriot Pyro SE
Pyro SE gần như không có đối thủ trong các bài test liên quan đến tốc độ đọc. Dù vậy, mẫu SSD này vẫn ngậm ngùi nằm cuối bảng xếp hạng vì tốc độ ghi tệ hại của mình.