Thay đổi màn hình tìm kiếm chính của Wikipedia
Bạn có thể thay đổi cách hiển thị trang chủ của Wikipedia từ một loạt các lựa chọn thay thế, giống như phiên bản "cổ điển" hay đơn giản, có thể thêm một chút màu sắc khác nhau và thậm chí kết hợp với sự thay đổi của giao diện trang web để trở nên thú vị hơn. Một khi bạn đã đăng nhập vào trang web, chỉ cần thêm một đoạn mã vào trang web là bạn có thể thưởng thức một trong những phiên bản khác nhau trong thời gian lâu dài.
Wikipedia và mối quan hệ với Google Maps
Bạn có biết rằng có một tập hợp các bài viết của Wikipedia dành cho Google Maps? Tức là để xem tất cả các bài viết Wikipedia cho một khu vực, nhấp chuột vào menu ở phía trên bên phải của bản đồ Google của bạn và chọn "Wikipedia." Các bản đồ sẽ hiển thị tất cả các bài viết có liên quan với khu vực cụ thể.
Xem lịch sử của một trang
Tất cả các chỉnh sửa, thay thế của trang Wikipedia sẽ được lưu lại và trang web sẽ hiển thị để dễ dàng có thể xem các thay đổi. Nếu bạn đang quan tâm đến việc nhìn thấy lịch sử của một trang, chỉ cần nhấp vào tab "View history"phía trên bên phải của bất kì trang nào. Và để nhìn thấy các chỉnh sửa gần đây, bạn có thể nhấp vào "So sánh các phiên bản được lựa chọn" (Compare selected revisions) để xem và sau đó sẽ được xem phiên bản hiện giờ.
Đọc “Mẹo của hôm nay” (Tip of the Day).
Bạn có biết rằng Wikipedia cung cấp chính thức "Mẹo của hôm nay?". Để có thể hiển thị lời khuyên hàng ngày trên trang người dùng của bạn, bạn hãy chỉnh sửa userpage của bạn và chèn một hoặc nhiều trong các chuỗi sau đây:
<>{{totd tomorrow}}</> –đoạn mã này sẽ giúp bạn đọc được các mẹo vào đầu mỗi ngày, trước khi những tin đó được đưa lên trang chính. Và nếu bạn muốn giúp admin kiểm định tính chính xác của thông tin trước khi cả cộng đồng Wikipedia đọc, hãy đặt đoạn mã này trên trang người dùng của bạn hoặc trang thảo luận.
<>{{totd random}}</> – đoạn mã này sẽ giúp bạn có những mẹo khác nhau cho mỗi lần đăng nhập một trang (tốc độ tối đa là một phút một lần). Nếu nó không cập nhật, hãy thử xoá bộ nhớ cache của trình duyệt của bạn.
<>{{totd}}</> - phiên bản chính của các mẹo của mẫu ngày, với viền kẻ ô, tập trung ở giữa trang.
<>{{totd b}}</> - một phiên bản nhỏ gọn hơn của mẫu trên.
Tìm kiếm tốt hơn
Tăng cường chức năng tìm kiếm của Wikipedia với vài thủ thuật đơn giản. Cũng như các thủ thuật tìm kiếm thông thường, chẳng hạn như dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang (để loại trừ kết quả), hãy thử một vài kĩ hiệu hữu ích trên Wikipedia. Để thực hiện một tìm kiếm kí tự đại diện, thêm một dấu sao (*) trước thuật ngữ tìm kiếm - Wikipedia sẽ hiển thị tất cả các kết quả liên quan đến từ đó. Thêm một dấu ngã (~) để truy cập "mở "kết quả tìm kiếm – sẽ tiện dụng hơn nếu bạn không chắc chắn chính tả của mình có chính xác.
Xem thống kê của trang web
Bạn có thể xem số liệu thống kê lượt truy cập của trang Wikipedia (bạn đã truy cập bao nhiều lần vào trang Wikipedia trong vòng 30, 60 hay90 ngày) qua tab "View history"ở phía trên bên phải của trang. Sau đó nhấn vào dòng "Page view statistics”.
Tạo một quyển sách Wikipedia
Để lưu các bài viết hữu ích trên Wikipedia vào một cuốn sách của bạn, hãy nhấp vào"Creat a book" dưới trình đơn "Print/Export" ở phía bên trái của trang. Sau đó, thêm bất kì bài viết Wikipedia để cuốn sách của bạn. Một khi bạn đã hoàn tất việc sưu tập, bạn có thể chọn tải về các bài bạn đã tạo dưới dạng file PDF, hoặc in thông qua chức năng in của Wikipedia.
Sử dụng Wikipedia trên điện thoại di động
Wikipedia đã thiết kế một phiên bản đặc biệt để dành cho điện thoại di động. Với phiên bản này, người sử dụng có thể nhanh chóng tra cứu các thông tin cần thiết khi đang di chuyển.
Hiện một trang mà không xuất hiện các link kèm theo
Nếu bạn tìm thấy hàng chục các liên kết trong một bài viết Wikipedia, việc này có thể gây mất tập trung và có một cách nhanh chóng để đọc một trang mà không bị ảnh hưởng bởi các liên kết đó. Hãy kích vào “"Printable version" ở phía dưới trình đơn "Print/Export" để có thể đọc phiên bản đơn giản hơn.
Tất cả các trang dẫn tới triết học
Cuối cùng, chúng tôi có một thủ thuật thú vị cho bạn. Bạn có biết rằng gần 95% các trang Wikipedia tiếng Anh cuối cùng dẫn đến một bài viết về triết học? Tải một bài viết bất kì, sau đó, bỏ qua các liên kết trong dấu ngoặc đơn hoặc in nghiêng, nhấp chuột vào liên kết đầu tiên trong bài viết. Lặp lại đủ thời gian và cuối cùng bạn sẽ được đưa đến một trang triết học.