Điện thoại

Đánh giá Sony Xperia Z : Tiềm năng chưa được đánh thức!

Chỉ một năm sau khi phát hành chiếc Xperia S, chiếc điện thoại Ericsson đầu tiên,  Sony đã tiến đến việc kết thúc series sản phẩm của mình trong năm 2013, Xperia Z. Ý nghĩa về cái tên của chiếc điện thoại cuối cùng của Series Xperia nằm ở chữ cái Z. Đội ngũ thiết kế và tiếp thị của Sony đã làm việc chăm chỉ, hết mình để có thể mang lại một sản phẩm đặc biệt như ngày hôm nay. Kính được sử dụng trong thiết kế mặt lưng của Z, nút nguồn với chất liệu nhôm được gia công một cách tỉ mẩn – rất nhiều thời gian và công sức đã đổ dồn vào thiết bị này, và Sony mạnh dạn tuyên bố rằng nó là một sản phẩm sáng tạo bậc nhất, có ý nghĩa rất lớn với thương hiệu Trinitron và Walkman của công ty.


Chắc chắn một điều rằng: chiếc điện thoại mới của Sony không phải là một sản phẩm cho cuộc chiến giữa các smartphone Android hiện nay, và Z sẽ không phải là lỗ lực lớn nhất mà Sony đưa ra để dành lấy vị trí dẫn đầu. Xperia Z mang trên mình tất cả những thông số kỹ thuật cần thiết – một màn hình hiển thị FullHD 1080p, bộ vi xử lý lõi tứ, kết nối LTE, nhưng nó đang phải đối mặt với một thị trường đang bão hòa với các tính năng và thông số thiết bị phong phú, mà nó đòi hỏi phải có một đột phá táo bạo nào đó. Sony có thể nổi bật với thiết kế của mình, nhưng liệu như vậy là đã đủ để có thể làm những người tiêu dùng khó tính hài lòng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Hình ảnh đánh giá Sony Xperia Z

Thiết kế.


Giống như iPhone 4 và Nexus 4, Xperia Z sử dụng kính trong thiết kế lưng máy của nó, mặt trước của nó cũng vậy đem lại một cái nhìn cân đối và cảm giác trang trọng khi ta tiếp xúc với sản phẩm này. Phần “lồi” ra đáng kể nhất có thể thấy ở cạnh phải của Z, với sự xuất hiện của nút nguồn từ giữa cạnh này, ngay cạnh nó là phím điều chỉnh âm lượng và khe cắm thẻ Micro SIM. Các góc cạnh của máy được làm mềm với thiết kế bo tròn, nhưng thiết kế bằng phẳng được sử dụng triệt để trên Z. Rõ ràng Sony đã nhấn mạnh vào việc không làm gián đoạn tính thẩm mỹ toàn bằng kính của Z, dẫn đến jack tai nghe đã ẩn đi ngay đầu của chiếc điện thoại này, và ta phải mở thông qua một nắp nhỏ trên cùng bên phải.

Chất liệu kính cũng có thể thấy trên nhiều chi tiết phụ của Z, đảm bảo một kết cấu tổng quan thông nhất cho điện thoại. Nhưng vấn đề ở chỗ, mặc dù có sự gắn kết, nhưng cảm giác cầm chiếc điện thoại này trong tay chưa thực sự tốt.  Thủ phạm lớn nhất ở đây có lẽ là ở kích cỡ 5 – inch của nó, có thể đây không phải là kích thước tối ưu với nhiều người, nhưng nó không thành vấn đề với Sony – với thiết kế siêu mỏng của Z. Trong khi đó, Nokia và HTC có thể đã bắt đầu phác thảo những sản phẩm phù hợp hơn với lòng bàn tay, nhưng triết lý thiết kế của Sony có vẻ ưu tiên cho cảm nhận qua cái nhìn nhiều hơn.

Mặc dù kích cỡ của Z chưa thực sự hoàn hảo, nhưng Xperia Z xứng đáng nhận được những lời khen ngợi về thiết kế mỏng, đến mức bạn có cảm giác rằng những chi tiết thừa vài mm thôi cũng được gọt bỏ khỏi chiếc điện thoại này để đem lại một sản phẩm có kiểu dáng tuyệt vời nhất. Ngoài ra, Sony còn tỏ ra vượt trội hơn khi trang bị cho Xperia Z một tính năng mà hầu hết các nhà sản xuất thiết bị di động khác chưa dám mạo hiểm : đó là khả năng chịu nước. Bạn có thể “ngâm” chiếc điện thoại của mình trong nước ở độ sâu và thời gian cho phép mà không gây hại gì đến phần cứng bên trong máy. Điều này đòi hỏi phải có sự bao bọc tốt tất cả các cổng kết nối trên Z, bao gồm cả jack cắm tai nghe. Nó đã tạo nên cho Xperia Z một thiết kế cân đối và khả năng chịu đựng có một không hai này. Trong thực tế, nếu bạn đã mua một dock sạc bổ sung, và sử dụng tai nghe Bluetooth MDR-1 sản phẩm khuyến mãi dành cho Xperia Z, thì có thể bạn sẽ không bao giờ cần phải mở vỏ của điện thoại sau khi cố định SIM card của mình.

Độ chắc chắn sẽ là một trong những yếu tố được người dùng quan tâm, nhất là với một sản phẩm có chất lượng thiết kế tuyệt vời như Z. Tuy nhiên thì sản phẩm nào cũng có giới hạn của nó cả. Mức độ tổn thương của Xperia Z nếu như bạn đánh rơi sản phẩm này cũng tương tự như với iPhone 4/4S hoặc Nexus 4. Việc tạo ra một thiết kế sử dụng chất liệu chủ đạo là thủy tinh mà vẫn bền như nhựa hoặc kim loại bảo vệ như các đối thủ cạnh tranh khác, thì thiết kế của Sony đáng được khen thưởng.

Có một nét phô trương tinh tế trên Xperia Z. Độ sáng màn hình cao, khả năng phản xạ mạnh từ bề mặt kính của phiên bản màu trắng và tím khiến cho Xperia Z khá khó khăn trong việc sử dụng kín đáo. Việc sử dụng Z bằng một tay không phải là điều dễ dàng, nhưng ít nhất nút nguồn của nó cũng dễ dàng tiếp cận. Bạn cần nhớ rằng, các số đo của Z đã được gói ghém chặt chẽ với các thành phần, vì vậy trọng lượng của Z lớn hơn đồng thời bạn cũng sẽ không nhầm lần nó với chiếc Xperia SX được ra mắt trong thời gian tới.

Hiển thị

Bên cạnh những thay đổi lớn trong việc lựa chọn chất liệu thiết kế, Sony cũng đã dành nhiều thời gian để phát triển phần hiển thị với một màn hình 1080p mới. 2 triệu là số điểm ảnh gói gọn trong một màn hình có kích cỡ 5 inch, đem lại khả năng hiển thị ngoạn mục và chi tiết. Nên không có gì đáng ngạc nhiên khi mật độ điểm ảnh của Z (440 ppi) lớn hơn nhiều so với 336 ppi của màn hình Retina trên iPhone. Trong thực tế, hầu hết các màn hình 720p đã đạt được kết quả tương tự, và bạn hoàn toàn có thể nói rằng màn hình 1920x1080p ở đây là một yêu cầu dư thừa. Thật khó có thể nhận ra sự khác biệt giữa hai màn hình này nếu ta không tập trung quan sát kỹ. Nhưng không thể phủ nhận rằng, màn hình FullHD sẽ mang lại những trải nghiệm khi xem phim HD hay chơi game có đồ họa đẹp tốt hơn, với việc sản sinh ra số pixel tốt hơn so với màn hình điện thoại thông thường. Nhưng đây có lẽ sẽ chỉ là một phần tâm lý thoải mái hơn là một lợi thế thực tế.

Khả năng tái tạo màu sắc chính xác và tự động điều chỉnh độ sáng đều có thể hiệu chỉnh trên Z, tuy nhiên sản phẩm mới nhất của Sony vẫn mang trên mình điểm yếu từ người tiền nhiệm của nó: góc nhìn kém. Nghiêng điện thoại của bạn (trong bất kỳ hướng nào), một cách nhanh chóng, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi trên hình ảnh. Cả màn hình và công cụ Bravia Mobile 2 cũng không thể ngăn chặn việc mất độ tương phản và độ trung thực của màu sắc khi quan sát Z từ một góc gián tiếp. Vấn đề này thật đáng thất vọng với người dùng, khi mà toàn bộ dòng Xperia được đặc trưng bởi thiết kế tinh vi và màn hình LCD tuyệt hảo. Nếu không có những thay đổi, Sony khó lòng có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác. Chẳng nói đâu xa, HTC One chính là một trong những đối thủ đáng gờm nhất của Sony Xperia Z trong thời gian tới đây.

Âm thanh và thời lượng pin.

Verizon đã hạ thấp kỳ vọng về thời lượng pin của HTC Droid DNA, một chiếc điện thoại 5-inch 1080p, cho phép Xperia Z đứng trên sản phẩm này. Trong việc sử dụng thường xuyên, chiếc smartphone mới của Sony có thể làm việc trong một ngày trên pin 2330 mAh của nó. Các thao tác thường dùng đó là đồng bộ hóa Gmail và mạng xã hội liên tục, nghe nhạc, thỉnh thoảng duyệt web, xem video và chơi game. Sony còn bao gồm thêm một tính năng đặc biệt nữa, có thể cải thiện hiệu xuất sử dụng pin trên Xperia Z. Nó được gọi là chế độ Stamina.

Chế độ này rất đơn giản và tỏ ra cực kỳ hiệu quả: tất cả các ứng dụng nền và truyền dữ liệu  bị vô hiệu hóa sau khi màn hình bị tắt, do đó loại bỏ khả năng tiêu thụ năng lượng của các tiến trình đang chạy mà bạn không cần đến trong thời gian nhàn rỗi của điện thoại. Bạn sẽ vẫn nhận được các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn như bình thường, cộng với bạn có thể tạo ra cho mình một danh sách các ứng dụng màn bạn không muốn nó bị ảnh hưởng bởi chế độ Stamina, tức là các ứng dụng này vẫn có thể hoạt động bình thường khi chế độ Stamina được kích hoạt. Sony tuyên bố rằng chế độ Stamina có thể cho phép tăng gấp 4 lần thời gian chờ của Xperia Z, và sau thời gian thử nghiệm của chúng tôi, thì tính năng này hoàn toàn đúng như những gì mà Sony quảng cáo. Để điện thoại trong chế độ chờ trong một ngày, chúng tôi thấy nó mới chỉ sử dụng 15% pin, điện năng tiêu thụ tăng lên chủ yếu khi tôi sử dụng nó vài lần. Chế độ Stamina sẽ không giúp ích gì nhiều cho những người sử dụng thường xuyên hay các nhiếp ảnh gia di động, nhưng với đại đa số người dùng – khi mà thời gian chờ của chiếc điện thoại khá lớn, xem ra tính năng này có những tác động tích cực nhất định.

Các phụ kiện đi kèm cùng Xperia Z bao gồm cáp Micro USB, bộ sạc, và tai nghe. Dòng tai nghe chúng tôi đã đề cập ở trên là MH-EX300AP, đem lại âm bass tốt, phù hợp với thị hiếu âm nhạc hiện đại. Mặc dù âm treble có thể chưa đặc sắc tại một số thời điểm, nhưng chất lượng âm thanh từ tai nghe này vẫn còn tốt hơn rõ rệt so với nhiều phụ kiện đi kèm với các smartphone của các nhà sản xuất khác. Khả năng điều khiển âm lượng cùng với mic in-line khá tốt, nhưng vấn đề lớn với Xperia Z chính là loa của nó. Có lẽ bị bó buộc theo thiết kế chịu nước, mà Sony đã chọn vị trí góc dưới bên phải của mặt sau là nơi đặt loa, làm cho nó dễ dàng bị bóp nghẹt nếu như ta cầm Z trong tay. Ngay cả khi không bị che chắn, âm thanh từ loa tạo ra vẫn chưa thực sự tốt, nếu không nói là tầm thường, và nó hoàn toàn trái ngược với trải nghiệm khi sử dụng với tai nghe. Đây là điều không phải chỉ có Xperia Z, mà hầu hết các smartphone hiện nay đều gặp phải vấn đề này. Cho nên một chiếc tai nghe tốt sẽ là phụ kiện mà smartphone nào cũng cần phải có cho nhu cầu âm nhạc của bạn.

Camera

Trước thềm triễn lãm CES năm nay, Sony đã thực hiện một cải tiến lớn trên camera của Xperia Z với cảm biến Exmor RS - 13 MP, nhưng nó thực sự chưa làm được như kỳ vọng. Trong khi cảm biến chính trên Z có thể là một cải tiến lớn trên các sản phẩm trước đay, nhưng bộ phần mềm hỗ trợ của Sony dành cho camera này đơn giản là chưa đủ tốt.

Các ứng dụng máy ảnh có thể truy cập trực tiếp từ màn hình khóa, nhưng phải mất một thời gian mở tương đối để có thể sử dụng – cho nên nó không phù hợp với các hoạt động nhanh như bạn nhận được từ những chiếc điện thoại hàng đầu khác từ Samsung hay HTC, thậm chí Xperia T còn đem lại khả năng sẵn sàng sử dụng cho máy ảnh tốt hơn, nhanh hơn nhờ một phím máy ảnh chuyên dụng. Khi đã vào trong ứng dụng chụp ảnh, bạn sẽ nhận được giao diện pleasingly barebones với một vài phím tắt để có thể khởi động nhanh tính năng chụp hoặc quay mà không có chế độ chuyển đổi (cùng một lúc).

Chưa có bất kỳ tính năng độc đáo nào của Sony được tìm thấy ở đây. Trước hết là khả năng tự động lấy nét, tính năng này chỉ kích hoạt sau khi bạn nhất nút chụp. Bạn có thể thiết lập khu vực cần lấy nét trước, nhưng bạn sẽ không biết liệu camera có lấy net được nó không, cho đến khi bạn chụp nó. Đây là điều không cần thiết và khó sử dụng, và về khả năng phơi sáng, Xperia Z có vẻ hoạt động thất thường giữa độ sắc nét, độ tương phản, tính ôn hòa và xử lý nhẹ hơn. Xperia thực sự chưa làm hài lòng những ai yêu thích chụp ảnh về những vấn đề kể trên.

Hầu hết cả hình ảnh chụp từ Xperia Z tại triễn lãm đều bắt gặp hiện tượng nổi hạt và mờ, vấn đề này phát sinh từ quá trình xử lý căn bản của việc chuyển ảnh thành thông tin kỹ thuật số, và Sony đã có một vài biện pháp thử nghiệm và làm giảm những hư hại này. Kết quả cuối cùng là bạn chưa bao giờ sử dụng camera 13MP này để chụp những bức ảnh 13MP cả, thường thì bạn sẽ nhận những tấm hình ở độ phân giải thông thường hơn 5 megapixel.

Video ghi lại từ Camera của Z cũng có những sai sót nhất định. Khả năng chống rung hình của Z chưa thực sự tốt nếu ta đứng yên một chỗ để quay. Việc lựa chọn giữa khả năng chụp ổn định và khung hình linh hoạt không phải lúc nào cũng là lý tưởng. Ngoài ra, khả năng ghi lại âm thanh của Z khá chi tiết, tính năng lấy nét hoạt động tốt giữa các đối tượng gần và xa, chế độ phơi sáng tự động hoạt động khá hiệu quả và nhanh chóng.

Sony cũng cung cấp chế độ HDR tùy chọn cho cả chụp hình và video, tuy nhiên thì tính năng này cũng chưa đem lại hiệu quả tốt nhất. HDR được xem như là một phương pháp để tăng cường độ tương phản bằng cách phân tích và kết hợp nhiều mặt của cùng một bức ảnh. Chúng tôi đã thấy tính năng này khi thử nghiệm chế độ chụp ảnh động trên Xperia Z, nhưng chỉ đơn giản là nó hoạt động chưa thực sự tốt.

Xem thêm ảnh chụp từ camera của Sony Xperia Z

 

Phần mềm

Về cơ bản thì Xperia Z trung thành với giao diện Android nguyên gốc. Skin Cosmic Flow của Sony chỉ là một trong các tùy chỉnh OEM có phần hạn chế của hệ điều hành di động của Google. Các phím điều hướng Android đều là các phím mềm, Google Now được truy cập với việc trượt từ nút Home, và tính đa nhiệm là gần như các sản phẩm khác chạy Android. Sony chỉ có một vài hỗ trợ nâng cao trên Z với các thiết lập liên kết nhanh đến các ứng dụng nhỏ (giống như một ứng dụng ghi chú và máy tính) trong khi khay thông báo được đẩy lên đầu, cùng với việc tăng cường một tập các phím tắt khác cho việc tắt tiếng điện thoại hoặc chuyển đổi giữa các kết nối không dây.

Việc lựa chọn chủ đề và các widget không có nhiều thay đổi như những gì mà Sony cung cấp trên Xperia S và Xperia T. Màn hình khóa trên Z có một chút đổi mới, với một hình động mới, mô phỏng rèm cửa sổ và một cặp phím tắt giúp bạn có thể truy cập trực tiếp và máy ảnh hoặc điều khiển media. Tính đa năng đã không còn, như Xperia T, khả năng trượt trực tiếp vào một tin nhắn văn bản hay cuộc gọi nhỡ từ màn hình khóa đã bị gỡ bỏ trên Xperia Z.

Đề xuất ứng dụng của Sony trên màn hình chính gồm ba lựa chọn: Music Unlimited, Video Unlimited, và PlayStation Mobile. Dịch vụ âm nhạc di theo thuê bao chỉ là một lựa chọn mở cho người dùng Android vào thời điểm này và nó hoạt động tương tự như việc bạn nghe thuê hoặc mua từ Video store – lựa chọn này có vẻ như không tốt hơn nhiều so với việc bạn dùng dịch vụ thay thế từ Amazon hay Google. Đáng tiếc nhất là PSM, khi giờ nó chỉ còn là cái bóng của chính mình, và người dùng không thể mong đợi nhiều từ dịch vụ này.

Sự xuất hiện của Xperia Play hai năm trước đây được cho là điềm báo cho sự xuất hiện của một kỉ nguyên mới của game di động – dành cho tất cả những ai yêu thích hệ máy PS này. Tuy nhiên thì PlayStation Store không phát triển trực tiếp trên các thiết bị di động cho đến gần đây. Lời hứa về một chiếc điện thoại PlayStation vẫn chưa được Sony hoàn thành.

Hiệu suất sử dụng

Với nền tảng chip Snapdragon lõi tứ 1.5 GHz mới, Xperia Z dễ dàng đáp ứng các yêu cầu về công việc và giải trí cho bạn một cách tốt nhất. Hầu như các ứng dụng đòi hỏi mức độ xử lý cao của chip di động là hiếm gặp, bạn hoàn toàn có thể yên tâm có được những trải nghiệm tốt nhất với Z. Giao diện người dùng của Z không giống như các tiêu chuẩn mà Samsung thiết lập cho Galaxy S3, cho nên không phải hình ảnh bạn nhận được tại bất kỳ nơi nào cũng mượt mà. Cùng với các ứng dụng máy chậm chạp, xem ra hiệu suât của Xperia Z chưa thực sự ấn tượng với những gì mà bạn đang mong đợi từ một vi xử lý bốn lõi đời mới.

Thách thức đối với tất cả các thiết bị quad-core trong năm nay là phải chứng minh được tính hiệu quả từ việc gấp đôi số lõi vi xử lý một lần nữa. Sony đã chắc chắn không thể làm được điều đó với Xperia Z, và thực tế thì chip lõi kép đã và đang mang lại hiệu suất tốt hơn – vượt xa so với yêu cầu có thể của các ứng dụng di động. Điện thoại Android ngày nay thật sự phong phú, những gì phân biệt chúng hiện nay chỉ có thể là ở phần mềm được tối ưu hóa và những sự bổ sung cần thiết từ nhà sản xuất mới có thể khai thác triệt để sức mạnh của các thiết bị này. Sony đã không tìm thấy bản thân mình trên cả hai mặt trận này – vấn đề không phải ở chỗ Xperia Z yếu kém, mà nó lại nằm ở tham vọng của Sony – khi đang hướng đến một cuộc đua smartphone hơn là việc chăm chút cho người dùng.

Tổng kết

Cũng giống như đàn em của mình là Xperia S, Xperia Z đã không thể trở thành một chiếc điện thoại tốt nhất của Sony cho đến nay và nó chỉ đơn thuần là một chiếc điện thoại Android trung bình. Và không thể phủ nhận một thực tế rằng, Sony vẫn phải đang tiến những bước nặng nề sau các đối thủ cạnh tranh của mình. Xperia Z xuất hiện với các thông số kỹ thuật tốt nhất, một thiết kế bằng kính tuyệt vời khác hẳn với những người anh em khác của nó, nhưng quan trọng hơn cả, Z chưa thuyết phục được người dùng đến với nó trước sự quyến rũ của HTC, Samsung, hay thậm chí là LG.

Khả năng chống nước và bám bụi là một trong những tính năng độc đáo và có giá trị cho một chiếc điện thoại có kích thước này, chế độ pin Stamina là hữu ích, nhưng tất cả vẫn chưa đủ để làm người dùng siêu lòng trước sản phẩm này. Những tín đồ trung thành với Sony và Andoid- những người theo chủ nghĩa thuần túy sẽ tìm được những điều như vậy trên Xperia Z, tuy nhiên về lâu dài thì Xperia Z sẽ vẫn chỉ là một sản phẩm tiềm năng chưa được hoàn thành và có những sự khác biệt chưa thực sự đầy đủ.