Đánh giá laptop

Đánh giá chi tiết Samsung series 7-700Z3A S03DE: kiểu dáng Ultrabook

Đánh giá chi tiết Samsung series 7-700Z3A S03DE: kiểu dáng Ultrabook

 Với vẻ giống với ultrabook, thời lượng pin dài, màn hình không bóng và hiệu năng cao- nó dường như là sản phẩm trong mơ mà Samsung đã biến thành hiện thực. Tuy nhiên liệu chiếc notebook với mức giá trên 1000 Euro này thật sự hoàn hảo như thế?

  • Samsung Series 7- Laptop cho game thủ phiên bản 3D
  • Samsung Series 7 chạy vi xử lý Ivy Bridge
  • Samsung Series 7 Gamer 700G7A

Nhà sản xuất Samsung đã thiết kế nên sản phẩm vừa thanh lịch, vừa cao cấp – Series 700Z3A với màn hình 14 inch. Ở đây chúng tôi thử nghiệm dòng model S03DE được trang bị lên đến 8GB RAM, ổ cứng 1TB cùng với bộ xử lý đồ họa Radeon HD 6490M bên cạnh vi xử lý Core i5-2430M. Giá của chúng trong khoảng 1100 Euro – 1200 Euro và một số dòng khác với bộ nhớ ít hơn sẽ vào khoảng 1000 Euro.

Các sản phẩm notebook 14 inch hiệu năng cao với những dòng card đồ họa rời mạnh rất hiếm thấy trên kệ bán hàng để có thể thỏa mãn được yêu cầu của người dùng. Những dòng notebook doanh nhân đắt đỏ như Lenovo ThinkPad T430s hay HP EliteBook 8460p luôn nằm ở vị trí đầu bảng với tính năng tương tự như trên. Chúng tôi tuy nhiên cũng muốn so sánh chiếc 700Z3A với LG P420, Dell Inspiron 14z và chiếc Apple Macbook Pro 13, đó là những dòng sớm được thiết kế cho phân mảng người dùng này.

Thiết kế

Không thể phủ nhận rằng chiếc 700Z3A này có một điểm giống với một số phiên bản ultrabook đã được đánh giá trước đó như Lenovo IdeaPad U300s. Mặc dù với độ dày gần 2.4 cm và nặng 1.95kg được coi là hơi cao hơn so với những dòng ultrabook đó nhưng chiếc notebook này tạo cảm giác thanh mảnh một cách kinh ngạc. Chiếc máy 14 inch thanh lịch này khiến người dùng bị ấn tượng bởi màn hình rộng mép vát chỉ dày 7 mm, cùng kích thước với các dòng 13 inch khác. Bề mặt vỏ máy được thiết kế hoàn toàn từ nhôm bóng màu bạc xám mờ và nhấn mạnh vẻ ngoài cao cấp của nó. Khung máy được đánh giá là nằm trong top đầu về độ ổn định và chống được áp lực mạnh.

 

Ở mảng này thì chỉ có thể nêu tên 2 đối thủ có thể khiến đứa con của Samsung e ngại là MacBook Pro 13inch và HP EliteBook 8460p còn 2 sản phẩm Dell Inspiron 14z và LG P420 không thể hiện gì nổi trội.

 

Kết nối

Đáng tiếc là chiếc notebook này của Samsung chỉ có 2 cổng USB- 1 cổng 2.0 và 1 cổng 3.0. Ngoài ra Samsung không chỉ tuân theo các mục trong thiết kế của ultrabook mà còn trong sự đa dạng về các cổng kết nối.

Xem xét kỹ hơn về khoảng cách giữa các cổng USB thì chúng tôi nhận thấy rằng một điểm khá thất vọng rằng do khoảng cách nhỏ nên khi chúng ta dùng 1 thiết bị kết nối qua USB mà lớn thì khó có thể dùng được cổng còn lại và tất các cổng đều được thiết kế ở bên trái nên người dùng nên là người thuận tay phải để khi dùng chuột sẽ không bị phiền hà bởi hệ thống dây nối. Ở đây thì Dell tỏ ra nổi hơn vì nó thiết kế các cổng đều ở 2 bên.

Sau: Pin 

 Phải: ổ DVD

 Trái: 1 USB 2.0, 1 USB 3.0, 1 HDMI, 1 cổng RJ45, jack audio, AC

Trước: không có giao diện kết nối 

Giao tiếp

Ngoài chuẩn 802.11b/g/n thì chiếc notebook này không hỗ trợ thêm chuẩn nào nữa như 802.11 a -5GHz. Bù lại thì Samsung thiết kế một anten 2x2 mạnh mẽ. So với các dòng notebook rẻ hơn thì tốc độ truyền tải dữ liệu của nó lên đến 300 MB/s thông qua anten này. Bluetooth 3.0 được hỗ trợ bởi chip Broadcom BCM2070 để có thể kết nối với các thiết bị số khác như một chiếc smartphone chẳng hạn.

Bàn phím

Bàn phím backlight khá ấn tượng bởi thiết kế thanh lịch, hoàn hảo trên nền bạc xám của vỏ máy. Viến mỗi phím đạt chuẩn phím của notebook là 15 mm, tuy nhiên có một điều khiến người dùng cảm thấy không ưng ý là phím điều hướng được thiết kế khá bé. Mặc dù vậy cũng không làm ảnh hưởng đến tốc độ soạn thảo của người dùng. Chỉ có một vài notebook như ThinkPad series của Lenovo mới có thể đáp ứng được chất lượng tương đương về bàn phím giống của Samsung 700Z3A.

 

Touchpad

Giống với Lenovo U300s thì 2 phím chuột trên touchpad đều được tích hợp trên bề mặt nên không có phím bấm rõ ràng, chính điều này cũng khiến không ít lần sử dụng người dùng không thể khiến chúng hoạt động đúng chức năng như bấm vào khoảng giữa. Các chức năng multi-touch gestures vẫn được hỗ trợ trong quá trình sử dụng như các dòng khác. Kích thước của Touchpad là 68x100 mm.

Màn hình

Đối với màn 17 inch thì độ phân giải thường là 1600x900 pixels, đối với dòng 14 inch của 700Z3A này thì Samsung cũng đã ưu ái cho mức độ phân giải tương đương. Chính điều này mà mật độ điểm ảnh là 131 dpi và đáng ngạc nhiên khi thưởng thức những khung hình và thước phim với độ phân giải cao.

LED backlight có thể đạt lớn nhất là 323 cd/m2 và độ sáng của bề mặt màn hình không bị giảm khi sử dụng pin hay nguồn. Độ tương phản của chiếc notebook này cũng khá thất vọng ở con số 129:1

 

Tương tự với các dòng màn hình chất lượng thấp thì phần dải màu khá hẹp. Samsung không được coi là một hãng tốt cho việc chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp vì những đặc điểm trên AdobeRGB và sRGB không hoàn toàn phù hợp

700Z3A vs AdobeRGB

700Z3A vs sRGB

700Z3A vs HP 8460p

700Z3A vs LG P420

700Z3A vs Apple MacBook Pro 13

Với 700Z3A thì việc sử dụng ngoài trời trực tiếp với ánh sáng mặt trời cũng không gây ảnh hưởng gì, còn đối với EliteBook 8460p hay Inspiron 14z thì nên được sử dụng trong bóng râm thì tốt hơn.

Hình ảnh ngoài trời

Các góc độ màn hình

 

So với Samsung 700Z3A thì MacBook Pro 13 làm tốt hơn trong công việc hiển thị, độ tương phản trong khi nó cũng chỉ có một màn hình TN. Tuy nhiên kể cả với góc nhìn rộng cũng không là vấn đề đối với công nghệ IPS hay PVA/MVA

Hiệu năng

Được trang bị dòng chip tầm trung mới nhất Core i5-2430M, được hỗ trợ Turbo Boost 2.0 nên tốc độ của chip có thể tăng từ 2.4 GHz lên đến 2.8 GHz hoặc cũng có thể lên đến 3.0 GHz khi chỉ có 1 nhân hoạt động.

 

Thêm nữa là chiếc notebook này được trang bị card đồ họa có Optimus, có khả năng thay đổi 2 card đồ họa lẫn nhau trong khi sử dụng: Intel Graphics 3000 tích hợp và đồ họa rời Radeon HD 6490M với dung lượng bộ nhớ là 1024 MB. Samsung tin cậy vào dòng cao cấp GDDR5 với 900 MHz hơn là cài đặt dòng DDR3 chậm chạp vào chiếc notebook này. Mặc dù chỉ có giao diện 64 bit nhưng bộ xử lý của nó được trang bị cùng 160 shaders ( VLIW5)

 

 

Vi xử lý

Ở 2 phiên bản 32 bit và 64 bit của Cinebench R10 thì chiếc 700Z3A đạt 3410/ 4425 điểm, con số này khá thấp hơn các dòng notebook khác cùng một vi xử lý.

Sự khác biệt về hiệu năng có lẽ bắt nguồn không chỉ từ một yếu tố, chỉ có 7068/8767 điểm và CPU từ đó mà thất bại trong khả năng mà nó có thể đạt được khoảng 15 %. Cinebench R11.5 cũng xác nhận điểm này với số điểm 2.32 tồi tệ.

 

Bộ nhớ

Thường thì người dùng không để ý nhưng chỉ có số ít notebook có 2 bộ phận lưu trữ dữ liệu. Đầu tiên là bộ nhớ lớn Samsung Spinpoint M8 cùng với khả năng lưu trữ lên đến 1 TB, nó hoạt động với 5400 rpm và 8 MB cache. HDTune đã thống kê rằng tốc độ trao đổi dữ liệu của ổ cứng này là 79.2 MB/s.

Thứ hai đó là Samsung đã bổ sung thêm vào chiếc notebook này một ổ SanDisk iSSD P4 - 8 GB với tốc độ trao đổi dữ liệu là 100 MB/s

 

 

Hệ thống

Việc hạn chế hoạt động của chế độ Turbo khiến ảnh hưởng đáng kể đến điểm benchmark của hệ thống. ở PCMark Vantage thì nó chỉ đạt 6250 điểm, tương đối thấp so với những gì mà chúng tôi mong đợi ở một chiếc notebook. Dell Inspiron 14z với cùng một loại CPU, card đồ họa tích hợp và ổ cứng tốc độ thấp hơn lại đạt đến 6806 điểm còn HP Elitebook 8460p thì vượt hẳn với 7734 điểm.

Đạt 2308 điểm khi thử nghiệm trên PCMark 7 phần nào cho thấy hiệu quả của việc bổ sung thêm một bộ nhớ vào chiếc notebook này. Các phần mềm và chương trình được cài đặt và chạy một cách trơn tru không bị trễ thời gian cũng là nhờ vào công nghệ của SSD.

 

 

Đồ họa

Với card đồ họa AMD Radeon HD 6490M như một sự cân bằng với dòng sản phẩm 14 inch này, nếu như có thay thế bằng đồ họa tốt hơn thì cũng chỉ gây khó khăn trong việc tương thích.

Cùng với đó thì với 3Dmark Vantage máy đạt 2552 điểm, cao hơn 60 % so với card đồ họa tích hợp Intel Graphics HD 3000, vì không được hỗ trợ DirectX 11 nên 3Dmark 11 chỉ cho ra 686 điểm và HD 6490M này có số điểm cao hơn GeForce GT 520M của LG P420.

 

 

Hiệu năng game

Với dòng game Dirt 3 hỗ trợ DirectX 11- hỗ trợ tạo hiệu ứng tốt hơn với nước, tuyết chúng tôi có thể đánh giá là tương đối tốt với 37.3 điểm khi chạy ở chế độ trung bình ở benchmark.

 

Với dòng game phổ biến hơn- Anno thì yêu cầu về đồ họa cao hơn để hiển thị chi tiết một cách rõ ràng nhất. Chiếc notebook này chỉ đáp ứng được ở cấu hình thấp và đạt 54.4 điểm

 

Cuối cùng là tựa game nổi tiếng hiện nay Fifa 12 của EA có vẻ dễ chịu hơn đối với 700Z3A, kể cả ở cấu hình cao nhất thì máy vẫn đạt điểm khá với 57.2 điểm ( 1333x 768 pixels) và cũng có thể đặt với độ phân giải cao nhất 1600x900 p mà không có hạn chế gì.

 

Độ ồn

Kể cả khi trong lúc chạy liên tục thì máy tỏ ra khá dễ chịu khi ít phát ra tiếng ồn , với độ ồn trung bình là 32 dB, độ ồn này tăng nhẹ lên 34.7 dB khi chạy DVD nhưng dễ dàng bị lấn át bởi âm thanh của bản nhạc.

Khi chạy ở chế độ nặng thì có thể hơi khó chịu một chút với 41.5 dB nhất là khi người dùng chơi game hay các phần mềm nặng yêu cầu cấu hình cao.

 Với MacBook Pro 13 thì hầu như yên lặng trong chế độ idle nhưng khi chạy thì có vẻ như lại gây ra ồn hơn chiếc 700Z3A này trong quá trình chạy chương trình. Nhìn chung thì xét về kích cỡ và các bộ phần cấu thành nên chiếc notebook này thì kết quả đánh giá được thì người dùng cảm thấy khá hài lòng.

 

Nhiệt độ

Ở chế độ idle thì máy khá mát và nhiệt độ trên dưới thân máy là khoảng 300 C. Khi chạy các chương trình nặng thì máy có thể đạt 40 độ và có thể lên đến 50 – nguy cơ dẫn đến nguy hiểm đến đùi người sử dụng.

 

 

Đó là cảm nhận bên ngoài, còn ở bên trong nhất là đối với CPU Core i5-2430M thì ở chế độ thông thường nó đã đạt 50 độ C còn khi chạy với cường độ cao thì có thể lên đến 95 độ C.

Loa

Stereo Speakers của chiếc notebook này được để ẩn trong thanh bản lề của màn hình song âm lượng lớn nhất mà máy có thể tạo ra lại vô cùng ấn tượng mà số ít loa có thể phục vụ được.

Mặc dù người dùng khó có thể hy vọng vào việc máy sẽ cho ra âm thanh có bass rõ ràng nhưng việc tạo ra âm cao, sáng và cân bằng lại gây ấn tượng mạnh đối với người dùng sản phẩm này. Nhìn chung thì chiếc Samsung 700Z3A này sở hữu chất lượng âm thanh tốt hơn rất nhiều dòng sản phẩm cạnh tranh tầm cỡ khác.

Tuy nhiên người dùng cũng nên cân nhắc việc bổ sung vào trang thiết bị loa gắn ngoài để phục vụ tốt hơn về chất lượng âm thanh khi xem film, chơi game hay nghe nhạc một cách hiệu quả. Kết nối qua cổng HDMI cũng hỗ trợ âm thanh rất tốt.

Công suất tiêu thụ

Khi thử nghiệm thì chúng tôi khá ngạc nhiên rằng chiếc notebook này tiêu thụ cao nhất khoảng 11.9 đến 16.3 watt/ giờ trong chế độ idle và đặt ra câu hỏi rằng liệu đồ họa rời AMD đã hoàn toàn được ngắt, điều này chúng tôi cũng không chắn chắn. Tuy nhiên so với 700Z3A thì chiếc MacBook Pro 13 lại tỏ ra ưu thế hơn trong việc chỉ tiêu thụ có 5.4 watt/ giờ, điều này là do hệ điều hành OS X được tối ưu một cách hoàn hảo.

Trong chế độ chạy chương trình nặng thì chiếc notebook này tỏ ra ngang hàng với chiếc LG P420 với công suất khoảng 53.2 đến 61.4 watt. Đối với dòng ultrabook mà được kiểm nghiệm trước đó thì nó tiêu thụ ít hơn với chỉ 30 đến 35 watt.

Với tốc độ tiêu thụ điện năng như vậy thì máy phải mất thời gian kha khá để sạc - 199 phút.

Thời lượng pin

Nhà sản xuất cam kết với người sử dụng rằng máy có thể chạy tối đa lên đến 7 tiếng với pin 65wh. Thực tế cho thấy máy có thể kéo dài thời gian lên đến 437 phút tương đương với 7 tiếng 17 phút trong chế độ không chạy ứng dụng và tiết kiệm điện năng ( tắt toàn bộ kết nối wireless, tối ưu độ sáng xuống thấp nhất ).

Lý thuyết là vậy tuy nhiên thì trong thực tế thì máy tỏ ra không thất vọng chút nào rằng nó có thể phục vụ lướt web lên đến 6 tiếng ở độ sáng 150 cd/m2 và không ứng dụng nào chạy bằng đồ họa rời AMD, nếu có thì thời gian dùng sẽ giảm đi khoảng 2 tiếng. Điều này đúng cả khi dùng ổ DVD, thời gian tối đa của máy là 185 phút khi dùng pin.

 

Kết luận

 

Samsung đã giới thiệu đến người dùng thêm một thiết bị di động thú vị bên cạnh một số yếu điểm gây ảnh hưởng đến những mặt mạnh của máy đó là hiệu năng tốt đối với một chiếc laptop 14 inch.

Sở hữu một khung nhôm vững chắc và thiết kế lịch lãm, là cộng sự tốt trong công việc. Thiết kế bàn phím gần như hoàn hảo để có thể cạnh tranh với sản phẩm doanh nghiệp như Lenovo ThinkPad T420s. Hơn nữa sản phẩm cũng tạo nên sự thoải mái cần thiết khi dùng ngoài trời.

Thật không may mắn vì nhà sản xuất hơi tiết kiệm cổng USB cho chiếc notebook này. Thêm nữa là nhiệt độ của vi xử lý khá cao dẫn đến nhiều nguyên nhân khiến hạn chế việc sử dụng chế độ Turbo. Những lỗi như thế không nên có đối với dòng sản phẩm tầm giá 1000 Euro.