Đánh giá laptop

Đánh giá chi tiết đứa con lai Asus Eee Pad Slider SL101

Eee Pad Transformer TF101 của Asus đã đạt được 1 vị thế trong làng máy tính bảng, vậy sản phẩm độc đáo tiếp theo của họ Eee Pad Slider SL101 có mở ra 1 sự đột phá và gây khó khăn cho các đại gia Tablet khác không? Và liệu đây có phải là sản phẩm độc đáo cần suy tính trước khi lựa chọn?

Thị trường máy tính bảng đang tiến triển khá tốt. Tablet chạy Android đã có khá nhiều model 5, 7, 9 và 10 inch có giá thấp từ 200 Euro cạnh tranh với các sản phẩm chạy hệ điều hành iOS. Tablet chạy Android muốn thu hút sự chú ý hoặc bán với số lượng lớn cần phải tạo ra một sản phẩm với các tính năng độc đáo hoặc là giá phải “dễ chịu”. Trước đây, Sony được biết đến với Tablet P thiết kế hai màn hình TFTs 5” độc đáo và có thể gấp lại được. Tablet giá mềm cũng có như: ViewSonic (ViewPad 10s, giá từ 195 Euro), Lenovo (IdeaPad A1 16GB, giá từ 200 Euro), Hannspree (10.1 "HannsPad, giá từ 230 Euro) hoặc Prestigio (MultiPad PMP5080B, giá từ 195 Euro).

Vậy thì vị trí của Asus hiện tại ở đâu? Đối với loại hình máy tính bảng, Asus không sở hữu dòng máy tính bảng giá rẻ nào cả, sản phẩm rẻ nhất là Eee Pad Transformer TF101 32 GB (giá từ 400 Euro). Chiến lực được Asus áp đụng đó là tạo ra những sản phẩm đặc biệt. Ví dụ, Transformer sẽ biến đổi thành một chiếc netbook với bàn phím và touchpad khi kết nối KeyBoard Dock.

 

Eee Pad Slider SL101 (Slider) tiến một bước xa hơn với bàn phím bên dưới máy tính bảng và được mở ra bằng một bản lề. Một lợi ích thực sự cho người dùng Android là gì? Và liệu bàn phím có nhược điểm gì so với kích thước, trọng lượng, độ cân bằng và thời lượng pin của máy hay không? Câu trả lời sẽ được làm rõ ngay sau đây.

Thân máy

Asus sử dụng nhựa và hợp kim magiê cứng để cấu thành máy tính bảng 10,1 inch. Trọng lượng 976 gram khá cao hơn so với các dòng máy khác, nhưng trọng lượng này được dự kiến là bao gồm cả bàn phím trong đó. So sánh thấy Sony S 10 inch chỉ nặng 591 gram, iPad 2 (9,7 inch) 601 gram và Samsung Galaxy Tab 10.1v (10,1 inch) nặng 574 gram. Vì vậy, Slider SL101 quả thực khá nặng.

 

Thân máy cân bằng và chắc chắn.

Tuy nhiên, điều này là không thể tránh khỏi bởi vì thân máy SL101 phải chịu một tải trọng cơ học cao hơn nhiều so với một máy tính bảng tiêu chuẩn. Cả hai bề mặt trên và dưới đều phải cân bằng. Các bản lề và cơ chế trượt tương ứng của máy không chỉ để giữ màn hình, mà còn kết hợp với nam châm và bu-lông giữ cho máy không bị chùng khi ở trạng thái mở và đóng. Để đối phó với trọng lượng này, Asus đã phải sử dụng kim loại cứng để chế tạo mặt sau của màn hình TFT và bản lề. Thời lượng pin kéo dài cũng là nhờ hợp chất Li-ti có trong thành phần cấu tạo nên trọng lượng của máy. Trọng lượng này được hợp nhất cùng với bàn phím của thiết bị ở một cấp độ.

 

Đế bọc cao su không trơn trượt.

Chúng tôi không nhận thấy bất kì điểm nào đáng phàn nàn trong thiết kế và chúng tôi tin rằng cơ chế trượt sẽ bền trong 1 thời gian dài khi sử dụng máy cẩn thận. Hẳn khi tiếp xúc vào bề mặt máy sẽ còn cảm nhận thấy chất nhựa, nhưng bù lại phần đế bọc cao su sẽ tạo cảm giác hài lòng. Nó khiến cho việc di chuyển máy dễ dàng mà không trơn trượt.

 

Chốt và bản lề bằng kim loại.

Kết nối

Máytính bảng Slider được trang bị khá “hào phóng”. Cáp sạc 40 chân, và cũng là một cáp USB để truyền dữ liệu với PC, nằm phía sau thân máy. Chúng tôi không thể nói chính xác nhà sản xuất sẽ còn muốn đa dạng hóa chức năng của cáp sạc như thế nào với nhiều chân như vậy. Ngoài ra, không có bất kỳ phụ kiện nào nữa cả, chẳng hạn như đế mở rộng. Nếu Eee Pad Transformer phải kết nối với đế bàn phím bằng 1 cổng, nhưng Slider thì không cần.

Một HDMI mini và một cổng USB lớn là 1 điều khá hay với sản phẩm này. Hầu hết các máy tính bảng sử dụng USB mini và micro HDMI vì lý do không gian và thực tế, những cổng kết nối này rất yếu và có thể bị đứt gãy khi giật mạnh. Bộ nhớ trong 32 GB có thể được mở rộng thêm 32 GB thông qua một thẻ micro SD. Và rõ ràng là Media files, chẳng hạn như phim ảnh hoặc âm nhạc, có thể được chơi trực tiếp từ thẻ SD. Điều này không thành vấn đề, vì như Sony Tablet S đã chứng minh (tùy thuộc vào người sử dụng).

 

Mặt trước: (không có loa)

 

Mặt trái: Thẻ nhớ micro SD, nút reset, loa, nút power, nút điều chỉnh âm lượng

 

Mặt sau: HDMI mini, 40 chân kết nối cáp sạc USB và dữ liệu

 

Mặt phải: USB, tai nghe

 

Truyền tải

Eee Pad Slider chỉ được trang bị draft-n WLAN và Bluetooth 2.1 + EDR chứ không có wifi + 3G. Thiết bị còn có A-GPS và la bàn điện tử thích ứng tốt với liên kết của bản đồ trong ứng dụng Google Maps, tùy thuộc vào vị trí của máy. Với thiết bị này, không ai có thể bị lạc ngay cả trong thành phố. Phần mềm Asus đã cài đặt HĐH Android Honeycomb 3.2.1. Nhiều ứng dụng miễn phí được tùy chỉnh theo hệ điều hành tốt hơn nhiều so với phiên bản 2.x xuất hiện trong các dòng máy tính bảng giá rẻ. Theo Asus, Slider luôn sẵn sàng cập nhật lên Android 4.0, Ice Scream Sandwich. Ngoài ra, các ứng dụng camera, nhận dạng giọng nói và trình duyệt đã được cải thiện hơn. Đối với ứng dụng được cài đặt sẵn thì có Google Mail (email client), My Library (eBook reader) và Multi-player, MyNet. Dòng máy tính bảng đời sau này không chỉ thực hiện chức năng về âm nhạc, video và hình ảnh, nó cũng có thể được sử dụng như một máy chủ phương tiện truyền thông trong mạng gia đình.

Asus đáp ứng tốt yêu cầu của người sử dụng về các tính năng văn phòng bằng việc chế tạo bàn phím cài đặt sẵn (built-in keyboard) cùng với Polaris Office 3.0. Phần mềm này tạo ra các tài liệu, bảng tính và cách trình bày. Chương trình này là một chuyển đổi hoàn tất cho người sử dụng Word - chỉ bởi vì sự điều hướng được tối ưu hóa dành cho cách nhập dữ liệu bằng đầu ngón tay. Mặc dù điều này không quá tệ, nhưng những người chưa có kinh nghiệm nên được cho tiếp cận với chương trình ít phức tạp hơn. Ít nhất thì các thao tác "CTRL + C" và "CTRL + V” trên các bảng tính hay hình ảnh sẽ được sao chép dễ dàng hơn. Polaris đang cố gắng cho người dùng thấy được việc tầm nhìn không bị suy giảm bởi bàn phím ảo khi nhập liệu dễ chịu đến thế nào. Ngoài ra, còn rất nhiều ứng dụng có sẵn trên Android Market.

 

Polaris Office Suite (free)

Phụ kiện

Bên cạnh adapter tiện dụng, thì Asus còn cung cấp 1 túi đựng chắc và bền làm từ da tổng hợp. Ngoài ra, vỏ máy còn được trang trí logo Asus nổi bật.

 

Mini Adapter và cáp USB

Thân máy chắc chắn và túi da cao cấp

 

Bảo hành

Asus kéo dài bảo hành 24 tháng, bao gồm dịch vụ đổi trả máy, ở Đức và Áo. Dịch vụ bảo hành luôn có sẵn, mở rộng lên đến 24 tháng (65 Euro) và 12 tháng (35 Euro).

Webcam

Asus cung cấp một camera cao cấp phía sau và một camera độ phân giải thấp phía trước (độ phân giải 1.2MP, 1024x768). Camera sau có thể chụp được ảnh độ phân giải 5 megapixel, 2592 x 1944 (4:3). Chúng tôi có thể cài đặt một zoom quang học lên đến 8x trong ứng dụng webcam. Chất lượng hình ảnh khi chụp với zoom này là rất kém, ngay cả khi dưới ánh nắng mặt trời.

Những hình ảnh có màu sắc thực và nổi bật mà không cần zoom. Ba hiệu ứng làm say mê các nhiếp ảnh gia: Sepia, mono và negative quả thực là một mánh lới quảng cáo khi thực hiện các thao tác chỉnh sửa lại hình ảnh. Màu sắc tự nhiên khi chụp bằng camera trước, tuy nhiên sẽ có một số hình ảnh bị mờ khiến người dùng thấy không hài lòng.

Phía sau:

 

5MP không zoom

 

5MP hiệu ứng history

 

5MP hiệu ứng B/W

 

5MP, 4x có zoom (mức trung bình)

 

5MP, 8x zoom tối đa

 

Phía trước:

 

1.2 MP VGA

 

Thiết bị nhập

Tính năng của Slider là bàn phím QWERTY. Kéo chốt ở mép trên và màn hình sẽ tự trượt vào vị trí. Vì vậy, sẽ không có bất cứ rung động nào, màn hình được giữa bởi 2 chốt khóa nhờ vào lực căng của lò xo. Như vậy, màn hình không thể tự động đóng khi đang vận hành.

Bàn phím tương tự bàn phím của Netbook. Độ lún của phím hầu như không có và là điểm nhấn rất rõ ràng. Chúng tôi đã thử nghiệm gõ và kết quả là bàn phím chắc chắn nhưng không quá cứng. Tiếng ồn khi đánh máy rất khó nhận thấy và các dấu hiệu nhận biết phím F và J cũng có sẵn.

 

Bàn phím tuy không có điểm tựa nhưng có đầy đủ các ký tự đặc biệt.

Nhưng để gõ phím nhanh cũng cần có thời gian để làm quen vì nó không hoàn toàn giống như laptop hay máy bàn. Các phím hoàn toàn ngang bằng nhau và có 1 đường rãnh để tăng độ chính xác giữa các ngón tay. Hai phím Shift nhỏ (bên phải + trái) hơi khó sử dụng và dễ nhầm lẫn. Không có phím Esc và phím F. Mặc dù các phím đó vẫn rất hữu ích, nhưng chỉ đơn giản là Android không cần các phím từ F1 đến F12 lỗi thời của Windows truyền thống . Về cơ bản, những hạn chế về sản phẩm chỉ được nhận thấy khi hoàn toàn sử dụng.

 

 

Các phím chức năng của máy được đánh dấu rõ ràng bằng màu cam. Các phím này gồm bật/tắt kết nối không dây (WLAN/ BT) và điều chỉnh độ sáng. Một nhược điểm của bàn phím là không có cạnh bàn phím dư ra, điều này đặc biệt gây bất tiện khi sử dụng thanh Space. Việc thiếu điểm tựa ở cổ tay này có thể được cải thiện bằng cách đặt một cuốn sách mỏng hoặc 2 quyển tạp chí làm điểm tựa. Tuy nhiên, khi đặt thiết bị lên đùi và sử dụng tay để trượt một thời gian sẽ nhanh chóng gây mỏi cho người dùng.

 

Bàn phím ảo chỉ xuất hiện khi ở chế độ máy tính bảng, thiết lập này là mặc định. Ngay sau khi Slider được mở ra, thì bàn phím ảo dần dần biến mất. Điều này rất khả dụng bởi vì nó giúp người dùng có tầm nhìn bao quát trong một cửa sổ Office hay một trình duyệt web. Tùy thuộc vào sở thích, bàn phím ảo và bàn phím có sẵn có thể được sử dụng đồng thời. Chúng tôi sử dụng nhận dạng giọng nói để truy cập vào các đường dẫn URL. Các nút microphone (phía trên bên phải) có sẵn trong trình duyệt dành cho việc này. Địa chỉ web thậm chí còn cho ra kết quả rất chính xác.

 

Bàn phím ảo trong ứng cụng Palaris Office

Cảm biến

Cũng giống như tất cả các máy tính bảng, Slider cũng được trang bị bộ cảm biến. Một cảm biến có thể phát hiện ra sự thay đổi vị thế của máy theo ba hướng và yêu cầu hệ điều hành sắp xếp lại các nội dung trên màn hình (cảnh quan/chân dung). Việc sắp xếp lại cũng không mất nhiều thời gian. Để chơi game, có thể sử dụng các cảm biến chuyển động này để điều khiển một nhân vật hoặc một chiếc xe (trò chơi đua xe, trượt tuyết).

La bàn cũng rất tiện ích. Ví dụ như, nó có thể cho biết hướng và tầm nhìn của người sử dụng trên bản đồ (Google Maps). Cảm biến ánh sáng (thông qua webcam phía trước) đo được độ sáng môi trường xung quanh và thiết lập độ sáng tự động cho màn hình. Chức năng này cũng có thể dễ dàng vô hiệu hóa.

Hiển thị

Asus tin tưởng vào loại màn hình IPS (in plane switching) với độ phân giải 1280x800 pixels. Đây là một độ phân giải điển hình dành cho máy tính bảng 10.1 inch: Iconia Tab W500 (TN, 1280x800), Galaxy Tab10.1v (IPS, 1280x800) và Motorola Xoom (IPS, 1280x800). Ngoại lệ có: iPad2 (IPS, độ phân giải 1024x768). Bề mặt màn hình được bảo vệ bằng kính chống xước.

Chúng tôi đo giá trị màu đen trong các thiết lập độ sáng cao nhất ở trung tâm và xác định 0,47 cd/m2. Nhìn chung kết quả cho ra đáng hài lòng, nhưng độ tương phản thì chưa thực sự tốt lắm 626:1. Ví dụ, màu đen trông không đậm màu và sắc nét trong khi các màu khác vô cùng sống động, đối với Playbook BlackBerry (780:1),iPad 2(843:1), Iconia Tab W500 (881:1), Galaxy Tab 10.1 (805:1) Motorola Xoom (1491:1)

 

Phân phối độ sáng của máy (hình)

 

Độ sáng trung bình thấp hơn so với Playbook (491 cd/ m²), iPad 2 (368), LG V900(381), Sony Tablet S (334), Galaxy Tab 10.1 (305), Motorola Xoom (304) hay AcerIconiatab W500 (306). Tuy nhiên, điều đặc biệt là độ tương phản đó nằm dưới mức trung bình của các dòng máy tính bảng cao cấp. Độ sáng hiển thị trên màn hình đủ sáng khi sử dụng trong nhà. Tuy nhiên, đối với trường hợp ở ngoài trời, đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời thì khá khó khăn để đọc nội dung trên màn hình. Không chỉ vì màn hình quá tối, mà bề mặt phản chiếu mạnh mẽ cũng tạo cản trở lớn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ người sử dụng.

 

Màn hình IPS TFT rất tốt, nhưng độ tương phản chưa cao (hình)

 

Cũng có trường hợp độ sáng màn hình đủ để đọc cả trong nhà và ngoài trời. Tuy nhiên, vì phản xạ khi dưới ánh sáng mặt trời đạt cường độ khá cao nên bề mặt phản xạ bị chói. Tất cả các máy tính bảng dành cho người tiêu dùng đều có khuyết điểm này, chưa có ngoại lệ.

 

Phản xạ cường độ cao (có bóng râm)

 

Độ sáng cực đại khi dưới asmt (yếu)

 

Phản xạ cường độ cao (dưới asmt) 

 

Góc nhìn rất rộng là điển hình cho màn hình IPS. Chúng tôi dễ dàng thấy một hình ảnh nguyên bản từ mọi góc độ. Tuy nhiên, màn hình IPS không phải là tuyệt vời nhất so với các dòng máy tính bảng. iPad 2, BlackBerry Playbook, GalaxyTab 10.1 hay Motorola Xoom đều tạo ra hình ảnh hoàn hảo từ mọi hướng.

Góc nhìn của Slider hầu như không bao giờ có thể được so sánh với các máy tính xách tay bởi vì, chỉ có một số máy trạm, subnotebooks chuyên nghiệp hoặc máy chơi game đa phương tiện mới dám thử sức trong lĩnh vực này. Ví dụ 1 số model: MSI GT780DX i71691BLW7H hoặc Samsung Series 7 Gamer 700G7A . Ứng cử viên nhỏ gọn duy nhất: Lenovo Thinkpad X220.

 

 

Góc nhìn: từ Asus Eee Pad Slider SL101

Hiệu suất

Tương tự nhiều dòng máy tính bảng khác, Slider SL101 được trang bị bộ vi xử lý Nvidia Tegra 2 (2 x 1 GHz). Asus đã từng sử dụng nền tảng này cho Eee Pad Transformer. Tegra 2 là một hệ thống trên một chip (SoC). Nghĩa là một lõi kép Cortex A9 CPU, GPU GeForce (điệncực thấp), RAM và bộ xử lý video đều được cấu tạo trên chip đó.

Một eMMC 32 GB được sử dụng như một bộ nhớ. Nó cũng được gọi là “thẻ nhớ da phương tiện” kết hợp một thẻ MMC, bộ nhớ flash và bộ điều khiển cùng trong gói BGA. Tóm tại, bộ nhớ không thêm vào được, nó có sẵn. Nó có thể được mở rộng thông qua một micro SD lên đến 32 GB (SDHC).

 

 

Thông tin hệ thống Asus Eee Pad Slider SL101

Hệ thống này có tốc độ làm việc 2x1000 MHz. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ứng dụng, nó có thể hoạt động ở tám mức khác nhau: 912 MHz, 816, 760, 608, 456, 312, 216 hoặc Deep sleep. Kể từ khi chúng tôi vô hiệu hóa chế độ Stanby (chế độ chờ) khi thử nghiệm, Slider không bao giờ rơi vào giai đoạn Deep sleep. Thay vào đó, nó thường xuyên đạt tốc độ 216 MHz ở chế độ chờ. Lợi thế của một bộ xử lý có tốc độ biến thiên như vậy cũng giống như trong máy tính xách tay có Turbo Boost, năng lượng được sử đụng hợp lý ở mỗi xung nhịp hoạt động giúp kéo dài được thời gian sử dụng pin.

 

Chúng tôi xác định hiệu suất xử lý của máy tính bảng với các công cụ được thực hiện như là một ứng dụng hay một ứng dụng Web. Slider SL 101 đạt tiêu chuẩn của Google V8 (JavaScript, tốc độ trình duyệt web) với một tỷ lệ rất tốt. Eee Pad Transformer, LG OptimusV900 và Motorola Xoom chỉ nhanh hơn một chút. Linpack Pro (kích hoạt điểm nổi/ giây) kiểm tra tốc độ CPU của lõi kép Cortex A9. Hệ thống Tegra 2, ngoại lệ là Galaxy Tab 10.1, của tất cả đều bằng nhau.

 

Một vài hình ảnh so sánh khả năng sử lý của Slider SL 101 với 1 số tablet khác

 

Games

Thị trường Android và Nvidia Tegra Zone luôn cung cấp một bộ sưu tập khá lớn các trò chơi. Các trò chơi cho máy tính bảng không thể sánh với các trò chơi trên máy tính bởi chu vi và cấu hình 3D của nó. Tuy nhiên, thời gian này đã có vô số bước nhảy vọt trong công nghệ phát triển. Con chip Tegra 250 của Nvidia được trang bị với một bộ xử lý đồ họa cực nhỏ cho phép tính toán trên 8 lõi (4 pixels, 4 Vertex Shaders).

Chúng tôi đã thử các trò chơi mô tả dưới đây và tất cả đều đã hoạt động thành công và trôi chảy ngoại trừ World War. Các ảnh chụp từ màn hình dưới đây đều cung cấp một ấn tượng mạnh mẽ về khả năng hoạt động trong suốt thời gian qua của Slider.

Galaxy on Fire 2

Snowboard

Defender

Paradise Island

 

Inotia 3

CK Zombies

Deversion

World War (bị đá ra)

Âm thanh và tiếng ồn

Hệ thống tiếng ồn

Slider SL101 hoàn toàn không gây tiếng ồn khi hoạt động. Do tản nhiệt thấp chỉ có một watt, lượng nhiệt thải có thể thoát ra qua thân máy (đối với tất cả thân máy tính bảng Tegra 2)

Nhiệt độ

Thân máy dưới thậm chí không bị tăng nhiệt độ khi để không hay khi lướt web. 21 độ C là nhiệt độ tối đa. Thân máy chỉ nóng lên khi tiến hành phát một trailer HD. Chúng tôi đo được nhiệt độ trung bình là 33 độ. Chip Tegra 2 nằm ở thân máy dưới. Khu vực màn hình luôn luôn ở nhiệt độ thấp nhất. Slider được chứng minh là thiết bị gương mẫu nhất trong vấn đề thải nhiệt. Các số đo sau được thực hiện khi đóng máy. Lượng nhiệt thải luôn ở nhiệt độ thấp không còn là vấn đề đáng bận tâm nữa. Chúng tôi đã đo được nhiệt độ cao hơn: Tablet Sony S (lên đến 38 ° C) và BlackBerry Playbook (lên đến 37 ° C).

 

Chế độ Load

Chế độ bình thường.

Loa

Các loa mono nằm trực tiếp bên dưới màn hình trượt, bên cạnh bản lề. Vì vậy, âm thanh bị ảnh hưởng khi màn hình được đóng lại. Những âm thanh yếu phát ra không trầm và cân bằng khi bàn phím mở (không có âm thanh stereo), mà chỉ nghe tiếng rè. Âm lượng có thể được điều chỉnh thông qua một rocker bên trái. Khe cắm 3,5 mm thích hợp với các jack cắm tai nghe. Âm lượng của loa ngoài và loa trong máy có thể được thiết lập độc lập với nhau. Như vậy, loa chắc chắn sẽ không phát âm thanh khi rút dây cắm tai nghe.

Thời lượng pin

Điện năng tiêu thụ

Chúng tôi đo điện năng tiêu thụ của Slider SL101 và nhận được kết quả là một điện áp dao động từ 5 đến 15 volt và dòng điện từ 10 đến 18 watt. Bộ sạc (như là một cổng kết nối USB) có thể bị ngắt kết nối và được sử dụng như là một cáp dữ liệu với PC, và không thể sạc lại mặc dù đang kết nối với PC (USB 2.0/ 3.0).

Slider mất từ 2,6 đến 4,9 watt khi ở chế độ không hoạt động. Con số này không cao so với các thiết bị khác thuộc hệ thống Tegra 2: Tablet Sony S (3,1-6 watt), LG V900 (2,2-5,6 watt), Galaxy Tab 10.1(3,3-6,7 watt). Tuy nhiên, lượng điện tiêu thụ khi hoạt động là 6,4 watt thì cao hơn thiết bị khác nhiều, ví dụ như khi sử dụng Galaxy on Fire 2, một bộ phim 720p chỉ tiêu thụ khoảng 5,6 watt.

Đáng kinh ngạc là, lượng điện tiêu thụ khi máy ở chế độ chờ là rất cao: 1,3 watt. Xoom Motorola (0,1watt), Galaxy Tab 10,1 (0.6 watt) và LG V900 (0,15 watt) có vẻ tiết kiệm điện năng hơn nhiều. Điều này có thể dẫn đến máy nhanh hết pin khi ở chế độ chờ.

 Adapter nhỏ gọn

Chỉ nặng 99 gram và cáp tháo rời

Cáp dữ liệu, khuyết điểm không sạc được từ PC

Dòng tiêu thụ

Thời lượng pin

Điện năng tiêu thụ thấp cho thấy thời lượng pin kéo dài. Tuy nhiên, chúng tôi không mong thời lượng ấy kéo dài quá thời gian 9 tiếng 30 phút như đã thử nghiệm. Pin hợp chất Li-ti (3 cells, 3700 mAh) đạt cùng một mức 18Wh khi có cả bàn phím, công suất này thấp hơn các máy tính bảng khác một chút: iPad 2 (25 Wh) hoặc Motorola Xoom(24,5 Wh).

Theo thử nghiệm WLAN, được thực hiện ở một độ sáng là 100 cd/m2 quả thực là 1 sự kết hợp giữa việc vừa lướt web vừa chạy video. Tab Galaxy 10.1 đạt được (09:35 h),Sony Tablet S(05:30), LG V900 (7:15), iPad 2 (7:30) và Motorola Xoom (7:26). Khi máy không hoạt động, thời lượng pin có thể đạt 13h ở độ sáng tối thiểu và chế độ trên máy bay (wireless off) (điều này được công nhận trong thử nghiệm WLAN). Sạc lại pin trong quá trình sử dụng mất 3h. Thời gian này là giảm đến 2h15’ khi ở chế độ chờ. Những lần sạc sau có thể phụ thuộc vào thời lượng pin.

 

Mát 2h15' để sạc đầy ở chế độ Standby

13h ở chế độ chờ.

Lời kết

“Hầu như trong mỗi một lượt đấu loại thì Asus đều đánh được một cú homerun” (ăn điểm tối đa)

Ngoài trọng lượng nặng và chất lượng tầm thường của bàn phím, thì chúng tôi quả quyết rằng Slider đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết về máy tính bảng. Thiết kế hoàn hảo và cơ chế trượt hoạt động trên cả tuyệt vời. Mặc dù độ sáng màn hình tối đa hơi thấp (đối với tiêu chuẩn máy tính bảng) nhưng mọi góc nhìn và màu sắc đều ở cấp độ cao.

Thời lượng pin đến 9 tiếng 30 phút trong thử nghiệm mạng với WLAN cho thấy đây là 1 sự lựa chọn không tồi cho công việc của bạn. Thời gian sạc 2-3 giờ là hợp lý. Chúng tôi đánh giá rất cao chất lượng của webcam 5MP. Nó cung cấp hình ảnh không nhiễu và nổi bật ngay cả dưới ánh sáng ban ngày mặc dù zoom quang học vẫn chưa sử dụng đến. Asus không phạm phải bất kì sai lầm đáng kể nào về mặt giao diện. Hầu như không một máy tính bảng nào khác có thể vừa có một HDMI mini, vừa có tổng cộng hai cổng USB với cáp sạc (thông qua 40 chân kết nối).

Những người “đếm từng Euro” khi mua một máy tính bảng sẽ không bỏ cuộc với Asus Slider. 500 Euro là khá đắt, đặc biệt là trong số những máy tính bảng 10 inch giá thấp khác chỉ từ 200 Euro. Tuy nhiên, không thể so sánh Slider với những máy khác đó, mà chỉ nên so sánh với các dòng thiết bị cao cấp, chẳng hạn như Motorola Xoom (giá từ 500 Euro), Apple iPad 2 (giá từ 440 Euro) hoặc Samsung Galaxy Tab 10.1 (giá từ 450 Euro). Theo so sánh này, và theo quan điểm đánh giá tổng thể thì giá của Slider rất “mềm”. Cùng với bàn phím tính năng độc đáo, chúng tôi cho là 500 Euro (giá thị trường) là rất hợp lý.