Bộ xử lý khủng, màn hình chât lượng cao, hệ thống âm thanh tốt..., chiếc notebook có giá tới hơn 1000 Euro (hơn 29 triệu) liệu có đáng "đồng tiền bát gạo?"
<>
Nếu xét riêng về giá, Asus N75SF không phải là chiếc notebook có thế mạnh với mức giá hơn 1000 Euro. Tuy nhiên, ngay khi bạn nghiên cứu về cấu hình, bạn sẽ hiểu lý do vì sao máy có mức giá cao đến như vậy. Bên cạnh ổ đĩa Blu-Ray, 8 GB RAM, chiếc notebook 17 inch có dung lượng ổ cứng tới 750 GB.
Card đồ họa không phải tệ. Máy sở hữu card GeForce GT 555M của Nvidia. Màn hình máy cho độ phân giải 1600 x 900 pixel. Máy trong bài đánh giá là model N75SF-V2G-TZ117V có giá khoảng 1200 Euro.
Vỏ và thiết kế
Máy trông khá cồng kềnh khi gập lại (kích thước 426 x 290 x 39.3 mm). Ngoài đường viền kim loại khá nổi bật, thiết kế bên ngoài của máy cũng là thiết kế khá phổ biến. Ngoài ra, bề mặt rất bóng của máy rất dễ để lại dấu tay.
Khi mở ra, máy trông đẹp hơn. Nhiều hoa văn viền bạc làm cho kiểu dáng của N75SF đẹp lên. Dù nhựa là chất liệu chủ yếu, N75SF vẫn không cho cảm giác là chất lượng kém.
Bề mặt máy dễ bám vân tay.
Ngoại trừ phần ổ đĩa nhô ra, bạn không có nhiều lý do để phàn nàn về sự tinh xảo của máy. Vỏ máy về tổng thể cho độ ổn định tốt. Ngoài ra, cân nặng 3,7 kg của máy khiến bạn không thể thoải mái cầm nó trong thời gian dài. Asus cũng nên cải tiến bản lề của máy. Độ rung bề mặt cũng khiến cho màn hình có thể rung lắc tới 1 độ.
Kết nối
Giao diện
Kết nối trên máy không hoàn toàn được như mong đợi. Dù máy có 2 cổng USB, N75SF không có khe cắm ExpressCard, không cổng FireWire hay eSATA.
Hầu hết cổng giao tiếp được bố trí bên phải máy. Ngoài cổng USB 3.0, máy có 2 jack cắm gồm tai nghe headphone và microphone, đầu đọc thẻ 4in1, cổng VGA và HDMI cùng cổng LAN RJ45 Gigabit.
Bên trái được bố trí 2 cổng USB 2.0. Mặt trước và mặt sau máy không có cổng kết nối nào.
Cách bố trí này có thể hạn chế không gian làm việc của người dùng khi có nhiều thiết bị được kết nối với máy.
Bên trái: 2 cổng USB, ổ đĩa quang.
Bên phải: 2 jack âm thanh, 2 cổng USB 3.0, cổng HDMI...
Kết nối không dây
Máy có kết nối Wi-Fi và Bluetooth 3.0
Bảo hành
Máy được bảo hành trong thời hạn 24 tháng. Đối với pin là 12 tháng.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Ngoại trừ phím F, các phím còn lại có kích cỡ phù hợp (17 x 17 mm). Tuy nhiên, các biểu tượng khá khó đọc từ vài góc nhìn do chữ cái khá kém. Sự kết hợp giữa bề mặt bóng và các phím điều khiển âm lượng được bố trí khá bất lợi bên trái khiến người dùng rất dễ đánh nhầm. Về cơ bản, cách bố trí phím cũng khá ổn. Tiếng ồn phát ra khi gõ phím cũng khá nhỏ. Một điểm yếu là bàn phím không có đèn nền.
Touchpad
Kích thước của touchpad không phải là quá rộng rãi (108 x 60 mm) nhưng bề mặt cao su dễ chịu cho bạn khả năng di chấp nhận được. Nếu hỗ trợ thêm tính năng điều khiển bằng động tác tay, touchpad sẽ ghi điểm hơn. Về cơ bản, touchpad làm việc với độ chính xác trung bình.
Màn hình
Máy sở hữu màn hình full HD độ phân giải 1920x1080 pixel giúp hình ảnh trông sắc nét và chi tiết. Đáp ứng nhu cầu của notebook đa phương tiện, Asus lựa chọn màn hình tỉ lệ 16:9 cùng đèn nền LED. Màn hình có độ sáng tốt với độ sáng trung bình 289 cd/m2. Bạn nên giảm độ sáng của màn hình khi ở trong văn phòng.
Màn hình khi sử dụng ngoài trời.
Mặc dù có bề mặt phản chiếu, bạn có thể dùng máy ngoài trời nhờ vào độ sáng cao của màn hình. Tuy nhiên, nên nhớ màn hình máy là màn hình gương và bạn sẽ phải đối mặt với độ phản chiếu của loại màn hình này. Xét về tổng thể, máy phù hợp nhất cho việc sử dụng trong nhà.
Góc nhìn
Với màn hình có chất lượng cao, góc nhìn của máy rất tốt.
Hiệu năng
Bộ xử lý: Intel Core i7-2630QM
N75SF được trang bị chip lõi tứ trên nền cấu trúc Sandy Bridge của Intel cho hiệu năng cao. Tốc độ cơ bản của bộ xử lý ở mức 2.0 GHz và có thể lên tới 2,9 GHz nếu ép xung với Turbo Boost. Model mới của N75SF dùng chip Core i7-2670QM có thể ép xung cho tốc độ cao hơn, lên tới 3,1 GHz.
Dù sử dụng mẫu chip nào thì cả 2 model chip lõi tứ của Intel có thể xử lý 8 tiến trình cùng 1 lúc. Ngoài ra, các bộ xử lý Sandy Bridge đều có card màn hình tích hợp mà phổ biến là card HD Graphics 3000.
Hiệu năng CPU
Chip Core i7-2630QM cho hiệu năng cao hơn so với các chip lõi kép Sandy Bridge trong các kết quả benchmark CPU. Chip Core i5-2410M thường được sử dụng trong các laptop bị đánh bại khi thử nghiệm Cinebench Single Core Rendering.
Card đồ họa GeForce GT 555M của Nvidia
GeForce 555M được sản xuất trên nền kiến trúc Fermi, là một trong những card đồ họa cho hiệu năng cao bên cạnh card GeForce GT 555M tầm trung và GTX 560M (cao cấp). Card đồ họa cho phép bạn chơi những game mới nhất với độ chi tiết cao. Nếu bạn gặp vấn đề về chơi game, đó là do bus bộ nhớ chỉ có 128 bit. Tuy nhiên, hiệu năng về cơ bản là tốt với một notebook đa phương tiện. Công nghệ PhysX đáng để các game thủ lưu tâm.
Hiệu năng GPU:
Thử nghiệm với Unigine Heaven 2.1, GPU của Nvidia "ăn đứt" Radeon HD 6770M của AMD nhưng thử nghiệm với 3DMark 11 lại cho kết quả khác. Radeon HD 6770M cho 1379 điểm trong khi GPU của Nvidia chỉ cho 1258 điểm.
Hiệu năng ổ cứng
Ổ HDD 750 GB của Samsung cho tốc độ 5400 vòng quay/phút. (kiểm tra với HDTune và CrystalDiskMark). Tốc độ đọc và ghi của ổ cứng lần lượt là 87 và 82 MB/giây tuy rất tốt.
Độ ồn
Bạn sẽ rất hài lòng về độ ồn của máy. Trong quá trình tải dữ liệu, máy không phát ra tiếng ồn nào đáng kể. Trong khi các notebook đa phương tiện khác vượt qua mốc 40 dB (A) ở chế độ chơi game, notebook của Asus đạt mức 34.2 dB (A) (khoảng cách 15 cm). Ở chế độ full load, công cụ đo độ ồn ghi nhận máy ở mức 37.4 dB (A).
Nhiệt độ
Dường như không có bất cứ điều gì để chỉ trích về nhiệt độ của máy. Nhiệt độ trung bình cả phần trên và dưới là 25 độ C là một kết quả tuyệt vời. Khi chơi game, vỏ máy có nhiệt độ cao hơn, nhưng với nhiệt độ tối đa 40 độ C (ở bàn phím) là vẫn có thể chấp nhận được. Card đồ họa và bộ xử lý cho nhiệt độ 80 độ C (test với Furmark & Prime95).
Loa
Asus quảng cáo N75SF cho trải nghiệm âm thanh khác biệt nhờ sự hợp tác cùng hãng chuyên về âm thanh Bang & Olufsen. Máy còn được trang bị loa siêu trầm để giúp trải nghiệm âm nhạc trở nên hoàn hảo.
Thử nghiệm cho thấy âm thanh của máy cho chất lượng ấn tượng so với chuẩn của 1 chiếc notebook. Âm thanh tự nhiên, chính xác và đầy đủ. Nhờ có loa siêu trầm, máy cho bass tốt. Tuy nhiên, loa máy chưa phải là hoàn hảo. Trong quá trình tải có cường độ cao, loa có xu hướng bị xung đột. Tuy nhiên, xét chung thì trên thị trường ít có thiết bị nào sánh được về chất lượng âm thanh với Asus N75SF.
Thời lượng pin
Khi kích hoạt card màn hình HD Graphics 3000 của Intel ở chế độ chờ, máy tiêu thụ rất ít điện năng. Theo công cụ kiểm tra, N75SF tiêu thụ khoảng hết khoảng 20 watts điện. Trong quá trình tải dữ liệu, máy tiêu thụ từ 87 đến 122 watts điện - một tỷ lệ chấp nhận được khi xét về hiệu năng của máy. Acer Aspire 8951G kích thước 18 inch cũng tiêu thụ với mức điện tương tự.
Pin 6 cell của N75SF.
Nếu bạn chờ đợi chiếc notebook cho thời lượng pin cao nhờ vào công nghệ Optimus, bạn sẽ phải thất vọng. Asus N75SF chỉ có pin 6 cell, khá yếu với 5200 mAh. Pin chỉ được 1 tiếng khi để chế độ tiết kiệm pin ở mức thấp nhất và chỉnh độ sáng màn hình ở mức tối đa trong quá trình chạy ứng dụng.
Nếu không kích hoạt GPU của Nvidia, thời lượng pin được cải thiện hơn. Test chạy DVD, máy cho pin 2 tiếng. Thử nghiệm lướt web mạng không dây cho pin 2,5 tiếng (màn hình chỉnh độ sáng tối đa và chỉnh chế độ tiết kiệm điện mức thấp nhất)
Kết luận
Hệ thống âm thanh tốt, chip 4 nhân, màn hình chất lượng cao...là những điểm cộng của notebook này. Điểm trừ là thời lượng pin máy kém cùng trọng lượng nặng. Việc thiếu cổng eSATA và FireWire cũng là một điểm yếu của một notebook có giá tới hơn 1000 Euro.