Đánh giá card đồ họa Nvidia GeForce GTX Titan : Giải pháp đồ họa GPU-signle tuyệt đỉnh
Kiến trúc Kepler của Nvidia đã ra mắt cách đây khoảng một năm với thế hệ Geforce GTX 680, một trong những sản phẩm hàng đầu của thị trường card đồ họa với GPU đơn, buộc AMD phải giảm giá và ra mắt dòng card HD 7970 GHz Edition để phần nào thu hẹp khoảng cách với Nvidia.
- LG Optimus G Pro và Sony Xperia Z - Cuộc đối đầu nảy lửa
- Những laptop nổi bật bán tháng 3/2013
- So sánh chi tiết iPhone 5 và Sony Xperia Z: Kẻ tám lạng, người nửa cân!
Mặc dù đã qua mặt được đối thủ lớn nhất của mình là AMD, nhưng nhiều người tin rằng, Nvidia đã lên một kế hoạch khác với dòng sản phẩm 600 series của mình, thậm chí còn nhanh hơn nếu nó sử dụng chip GK110, nhưng nhiều khả năng là nó sẽ sử dụng GK104 để mang lại cho người dùng một mức giá hấp dẫn, trong khi vẫn có được một hiệu suất đáng nể.
Đó không phải là những lời phàn nàn về GTX 680. Gói gọn trong chiếc card đồ họa nền tảng 28nm này là 3540 triệu bán dẫn trong không gian có kích thước 294 mm2 và cung cấp 18.74 Gigaflop trên mỗi watt với băng thông bộ nhớ là 192.2 GB/s. Nó chỉ là gấp 3 lần so với lõi CUDA của GTX 580 và khoảng 2 lần so với TAU, hẳn là một con số không nhỏ phải không các bạn. Chúng ta đã biết về sự tồn tại của GK119, và chúng tôi đang rất háo hức khi xem xét cách thức mà Nvidia đưa nó tới người tiêu dùng.
Sau khi đoạt ngôi vương hiệu năng về GPU – đơn trong tháng 12, thế hệ GTX 680 đã có người kế nhiệm là GTX Titan. Dù công bố muộn hơn vào ngày 21 tháng 2, Titan mang trên mình GPU GK110 với số bóng bán dẫn gấp đôi so với GTX 680 (3.5 tỉ so với 7.1 tỉ trên GTX Titan). Phần tài nguyên nhiều hơn khoảng 25-50% so với sản phẩm trước đó của Nvidia, trong đó bao gồm 2688 luồng xử lý (tăng 75%), 224 đơn vị kết cấu (chiếm 75%) và 48 raster operation (50%).
Trong trường hợp bạn đang tò mò về hiệu năng của chiếc card này, tôi cũng lưu ý các bạn rằng các giá trị này cũng chỉ là các con số ước tính từ 25-50% hiệu suất, bởi dòng Titan mới này có tốc độ thấp hơn so với GTX 680. Hẳn bạn sẽ thấy không công bằng khi cho rằng Titan sẽ có giá cao hơn khoảng 50% so với GTX 680, khoảng 14 triệu đồng. Nvidia đang giới thiệu đến các game thủ dư giả một giải pháp đồ họa siêu nhanh, có giá bán khoảng 20 triệu đồng.
Điều này sẽ đặt Titan trong phân khúc giá của dòng GPU-dual GTX 690, hoặc khoảng 120% giá so với GTX 680. Nói cách khác, Titan sẽ không có một cái giá tốt so với hiệu suất của nó, hẳn Nvidia chắc chắn nhận thức được về điều này, và chúng ta hy vọng sẽ có những điều chỉnh tích cực từ Nvidia. Liệu hiệu năng mà Titan mang lại có tương xứng với mức của nó hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua phần đánh giá chi tiết dưới đây.
Thiết kế của GPU Titan GK110.
Geforce Titan thực sự là một con chiến mã trong xử lý đồ họa hiện nay. Chip GK110 mang 14 đơn vị SMX với 2688 lõi CUDA tự hào có thể mang lại hiệu năng tính toán đỉnh tới 4.5 Teraflop.
Như đã nói ở trên, Titan có cấu hình bao gồm 2688 SPU, 224 TAU và 48 ROP. Hệ thống bộ nhớ con của thẻ đồ họa này bao gồm 6 bộ nhớ điều khiển 64-bit (384 bit) với 6GB bộ nhớ GDDR5 chạy ở xung nhịp 6008 MHz, có khả năng làm việc với băng thông đỉnh là 288.4 GB/s – cao hơn khoảng 50% so với GTX 680.
Titan được trang bị cùng với bộ nhớ chip GDDR5 Samsung K4G20325FD-FC03, hoạt động ở xung nhịp 1500MHz, tương tự như những thông tin từ tài liệu tham khảo cho GTX 690.
Có sự sụt giảm nhỏ về tốc độ xung nhịp lõi của Titan, ở mức 836MHz so với 1006MHz.17% khác biệt này được thực hiện tăng nhẹ nhờ Clock Boost, một tính năng đẩy xung nhịp động của Nvidia, nó có thể đẩy xung nhịp của Titan lên 876MHz.
Theo mặc định, Titan GTX bao gồm một cặp cổng dual-link DVI, một cổng HDMI duy nhất và một kết nối DisplayPort 1.2, hỗ trợ cho màn hình có độ phân giải 4K, trong khi nó cũng có thể hỗ trợ tới 4 màn hình cùng lúc.
Titans Board Up Close
Mặc dù đây là một phiên bản Gigabyte của Tintan, nhưng vào thời điểm này thì các thẻ đồ họa này cơ bản là giống nhau. Các tài liệu tham khảo không cho thấy nhiều thay đổi mạnh mẽ, thiết kế lại PCB hay ép xung.
Tuy nhiên không như hầu hết các thiết kế tham khảo khác, Titan không gây nhàm chán cho người dùng về ngoại hình của nó. Nvidia đã làm được một điều tuyệt vời trên thiết kế của Titan, và sản phẩm này cho thấy rằng thực sự Nvidia đang nhắm tới mục tiêu của thị trường cao cấp.
GTX Titan và Radeon HD 7970
Cũng như các sản phẩm card đồ họa cao cấp khác, Tittan vận hành buồng hơi làm mát, trong đó bao gồm một tản nhiệt đồng lấy nhiệt từ GPU của Titan qua quá trình bốc hơi tương tự như một heatpipe, nhưng mạnh hơn. Để nâng cao hiệu suất tản nhiệt, một loại vật liệu nhiệt mới được thiết kế bởi một công ty có tên gọi là Shin-Etsu, được cho là sẽ mang lại hiệu suất làm mát gấp đôi so với hiệu suất của GTX 680.
Ngoài ra, Nvidia còn bố trí thêm một đế tản nhiệt sau các quạt làm mát theo phong cách 80mm với mục tiêu làm gia tăng diện tích làm mát. Ngoài ra, còn còn có một đế nhôm, nhằm cung cấp khả năng làm mát bổ sung cho các thành phần PCB và thành phần mạch chủ.
Kênh làm mát được bao phủ quanh phần trên của thẻ. Nvidia nói rằng lớp áo này được thiết kế khá cẩn thận với việc sử dụng các thành phần tốt nhất và tất cả các thành phần phức tạp trên bo mạch chủ đều được giám sát một cách chặt chẽ nhất, nhằm đạt được hiệu quả làm mát tối ưu hơn.
Do tính chất cao cấp của dòng card này, các kỹ sư của Nvidia đã quyết định sử dụng nhôm cho phần vỏ của trang trí của Titan. Tại trung tâm của Titan là một cửa sổ polucarbonate rõ ràng, cho phép bạn quan sát buồng hơi và tản nhiệt dual-slot được sử dụng để làm mát cho GPU.
Một điểm bắt mắt khác trên Titan đó là biểu tượng Geforce GTX lớn phát ra ánh sáng màu xanh lá khi hệ thống được bật. Điều này sẽ mang lại cảm giác mát mẻ cho bạn khi hệ thống này hoạt động, cường độ đèn LED có thể điều chỉnh được bằng cách sử dụng các công cụ được cung cấp từ các đối tác của Nvidia, chằng hạn như Gigabyte OC Guru II.
Bên cạnh logo, phần cuối của thẻ đồ họa này là một cặp kết nối PCI Express. Chúng tôi dự kiến sẽ thấy hai kết nối 8-pin ở đây, nhưng thực sự thì nó chỉ gồm 1 kết nối 8-pin cùng với một kết nối 6-pin khác. Khả năng tiêu thụ của Titan theo mức TDP là 250 W, cao hơn 28% so với GTX 680, do đó Nvidia khuyến cáo nên sử dụng một nguồn cung cấp tối thiểu là 600W.
Bo mạch của Titan có tính năng thiết kế pha năng lượng 6+2, mà Nvidia cho biết nguồn cấp này đủ mạnh ngay cả khi ép xung. Sáu pha được dành riêng cho các GPU, trong khi 2 lại dành cho bộ nhớ GDDR5.
Phương pháp thử nghiệm
Như thường lệ, chúng tôi thực hiện thử nghiệm trên mỗi thẻ với Fraps, cho phép ghi lại tốc độ khung hình trung bình trong một khoảng thời gian. Thông thường, thử nghiệm của chúng tôi được tiến hành trong 60 giây. Chỉ số fps (khung hình trên giây) là một thước đo đơn giản, có thể dễ dàng ghi lại được và dễ hiểu với mọi người. Nhưng nó chưa phản ánh đủ tất cả những gì mà một card đồ họa có thể làm được.
Để có được một bức tranh đầy đủ và rõ ràng hơn, bạn cần phải xét tới ảnh hưởng của độ trễ khung, và thấy được một khung hình được phân bổ một cách nhanh chóng như thế nào. Bạn cũng có thể so sánh hai card đồ họa với nhau, bằng việc so sánh các kết quả từ việc thử nghiệm tốc độ khung hình trong 60 giây. Tất nhiên card đồ họa nào cho tốc độ cao hơn thì tốt hơn. Nhưng trường hợp hai thẻ đồ họa có tốc độ tương tự nhau thì sao? Giả sử hai thẻ đồ họa cung cấp tốc độ khung hình ở mức trung bình, với độ trễ thấp nhất của khung hình ổn định để có thể cung cấp hình ảnh mượt mà, và đó là một chi tiết quan trọng để bạn có thể đánh giá và chọn ra sản phẩm vượt trội hơn cho mình.
Các hệ thống thử nghiệm
- Intel Core i7-3960X Extreme Edition (3.30GHz)
- x4 2GB G.Skill DDR3-1600 (CAS 8-8-8-20)
- Asrock X79 Extreme11 (Intel X79)
- OCZ ZX Series (1250W)
- Crucial m4 512GB (SATA 6Gb / s)
- Gigabyte GeForce GTX Titan (6144MB)
- Gigabyte GeForce GTX 680 (2048MB)
- Gigabyte GeForce GTX 670 (2048MB)
- Gainward GeForce GTX 660 Ti (2048MB) SLI
- Gainward GeForce GTX 660 Ti (2048MB)
- HIS Radeon HD 7970 GHz (3072MB)
- HIS Radeon HD 7970 (3072MB)
- HIS Radeon HD 7950 Boost (3072MB) Crossfire
- HIS Radeon HD 7950 Boost (3072MB)
- HIS Radeon HD 7950 (3072MB)
- HIS Radeon HD 7870 (2048MB) Crossfire
- HIS Radeon HD 7870 (2048MB)
- Microsoft Windows 7 Ultimate SP1 64-bit
- Nvidia Forceware 314,14
- AMD Catalyst 13,2 (Beta 7)
Thử nghiệm
Các bạn vui lòng vào liên kết sau để xem các kết quả thử nghiệm với card đồ họa Nvidia GeForce GTX Titan. |
Tổng kết
Có thể nói GeForce GTX Titan hiện đang hội tụ đầy đủ các yếu tố công nghệ hiện nay trong một thẻ đồ họa. Nó hẳn là một sản phẩm khá thích hợp, không có nhiều rắc rối như những GPU-đơn hàng đầu khác của Nvidia và AMD.
So với GTX 680, GTX Titan nhanh hơn khoảng 42% trong khung hình trung bình và 29% nhanh hơn trong thử nghiệm với frame time. Với sát thủ phần cứng như Crysis 3, Titan vẫn qua mặt được GTX 680 với 10% nhanh hơn, nhưng nó lại dễ dàng qua mặt thẻ đồ họa này tới 50% trong các game khác như FarCry 3, Sleeping Dogs và Hitman. Nó cũng dễ dàng đánh bại HD 7970 GHz Edition với mức fps hơn khoảng 30% và độ trễ tốt hơn 25%.
Nhìn chung, Titan đã mang lại những con số thông kế đáng chú ý, nhưng hiệu suất này thực sự có đáng khi bạn phải bỏ ra 20 triệu đồng cho sản phẩm này. Ở mức giá này, hẳn bạn sẽ phải đắn đo rất nhiều. Bạn hoàn toàn có thể chọn một sản phẩm khác có hiệu năng ấn tượng không kém là GTX 660 Ti SLI với giá ít hơn khoảng 8 triệu đồng. Hơn nữa bạn hoàn toàn có thể lựa chọn GTX 690 – một giải pháp GPU-đơn không tồi khác. Nhưng như chúng tôi đã từng đề cập, thì giải pháp GPU đơn luôn mang lại cho bạn nhiều rắc rối phải đối phó.
Vậy, đâu là nơi phù hợp dành cho GTX Titan? Chúng tôi nghĩ rằng, sẽ có ít nhất là hai, hoặc ba game có thể trải nghiệm ở độ phân giải lớn hơn 2560x1600. Vậy bạn còn gì để băn khoăn khi lựa chọn cho mình sản phẩm GPU-đơn có thể nói là nhanh nhất và mạnh mẽ nhất trên thị trường hiện nay.