Thiết bị nghe nhìn

Đánh giá Canon EOS Rebel SL1: DSLR siêu nhỏ gọn

Đánh giá Canon EOS Rebel SL1: DSLR siêu nhỏ gọn

Khoảng 6 năm trước đây, Olympus đã công bố E-Volt E – 410 là một trong những chiếc DSLR có kích cỡ nhỏ nhất tại thời điểm đó. Chiếc máy này được trang bị cảm biến Four Thirds – có kích cỡ nhỏ hơn so với cảm biến APS – C hiện được sử dụng trên các dòng DSLR thương mại trên thị trường hiện nay.

Canon cũng đã thực hiện điều tương tự như Olympus khi tung ra dòng sản phẩm EOS Rebel SL1 (hay còn gọi là Canon EOS 100D), với kích cỡ nhỏ gọn và nhẹ hơn cả E – 410 (E410 vẫn mỏng hơn), trở thành một trong những chiếc DSLR nhỏ gọn sẵn có trên thị trường hiện nay.

Kích thước gọn, cùng trọng lượng nhỏ của mình, EOS 100D đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng khi chỉ cầm với một tay. Nếu bạn có bàn tay to lớn, cũng như đã từng trải nghiệm với các dòng máy xD, hay xxD của canon (như 1D, hay 50D chẳng hạn) bạn sẽ cảm thấy 100D là quá nhỏ và quá nhẹ. Nhưng kích thước của 100D vẫn còn lớn hơn so với nhiều máy compact ống kính rời, như Sony Alpha NEX – 6 chẳng hạn.

Về cơ bản thì 100D là một phiên bản làm nhỏ của T5i, với mục tiêu phù hợp với tay của nhiều người hơn (như với các bạn gái yêu thích DSLR chẳng hạn) – SL là viết tắt của “supper lighweight” (siêu nhẹ), mặc dù Canon có thể kết hợp sản phẩm này với tên gọi WF “womenfolk” (tức là dành cho phụ nữ) – nhưng vẫn có một vài khác biệt đáng kể giữa SL1 và người anh em lớn hơn của nó. Thứ nhất, nó kết hợp một bản cập nhật của cảm biến CMOS lai, mà theo Canon cảm biến này đem lại diện tích dành riêng lớn hơn cho hệ thống AF tương phản, cho khả năng lấy nét tự động ngoài vùng trung tâm tốt hơn trong chế độ chụp Live View và quay phim. Ngoài ra, khác biệt giữa hai sản phẩm này còn ở màn hình, khi màn hình LCD cảm ứng của SL1 là cố định, chứ không có khớp nối và có thể xoay được như T5i (EOS 700D), cũng như khả năng chụp liên tiếp chậm hơn, và chất lượng thu âm nhỏ hơn. Thời lượng sử dụng pin của SL1 cũng yếu hơn, bởi nó sử dụng pin giống như của EOS M.

Chất lượng hình ảnh.

Về cơn bản, thì hình ảnh và video được thực hiện từ SL1 có chất lượng tương tự như T5i. Màu sắc hình ảnh khá tốt trên thiết lập Picture Style mặc định. Ở chế độ ảnh JPEG, chất lượng ảnh khá tốt, ít noise ở mức ISO 800, mức ISO thường được sử dụng trong chế độ chụp trong nhà, hoặc điều kiện sáng yếu. Bạn cũng có thể sử dụng mức ISO 1600 và 6400 để chụp, nhưng chất lượng ảnh chỉ chấp nhận được ở mức zoom nhỏ. So với T5i, SL1 còn kém xa về khả năng xử lý ở mức ISO lớn này.

Chất lượng hình ảnh JPEG của SL1 trông khá sạch sẽ ở ISO 800, nhưng sự khác biệt giữa mức ISO 800 và 1600 thực sự rõ rệt.

Với mức ISO lớn hơn 1600, có lẽ bạn chỉ sử dụng mức ISO này cho các trường hợp cần kíp.

Ảnh chụp với ống kits và thiết lập Picture Style mặc định cho chất lượng sắc nét mà không bị nổi quá. Bạn có thể thu được kết quả tốt hơn nếu xử lý độ tương phản cao trên các cạnh bằng cách tinh chỉnh trên file RAW (1/100 sec., f19, ISO 100, AWB, evaluative metering, 18-55mm STM lens at 51mm).

ISO 400 là mức nhạy sáng tốt nhất có thể mang lại cho bạn các ảnh JPEG “sạch”, đẹp. (1/125 sec., f2, ISO 400, AWB, spot metering, 24mm f1.4 lens).

Bạn có thể thấy màu bị nhòe khi chụp ở mức ISO 800. (1/50 sec., f1.8, ISO 800, AWB, spot metering, 24mm f1.4 lens).Vẫn tấm ảnh này, bạn có thể giảm noise bằng cách xử lý trên tập tin RAW.

Một bức khác chụp ở mức ISO 800 (1/125 sec., f2, ISO 800, AWB, spot metering, 24mm f1.4 lens).

Bạn có thể thấy ảnh hiển thị không được chi tiết ở mức ISO 1600. Ảnh in 13x19 trông khá tốt. (1/60 sec., f2.8, ISO 1600, AWB, spot metering, Sigma 35mm f1.4 lens).

Các điểm nóng (điểm ảnh màu trắng) không được xử lý bởi thuật toán giảm nhiễu. (1/100 sec., f4, ISO 3200, AWB, spot metering, Sigma 35mm f1.4 lens).

Ví dụ về việc sử dụng mức ISO 6400. Các hình ảnh hiển thị tương đối rõ. (1/100 sec., f2.5, ISO 6400, AWB, spot metering, Sigma 35mm f1.4 lens).

Màu sắc bão hòa, dễ chịu.

Như thường lệ, Auto Picture Style mặc định của Canon cũng như các tiêu chuẩn khác cung cấp màu sắc sáng hơn, dịu hơn so với màu sắc tự nhiên. Neutral có tone màu dịu hơn đôi chút. Faithful phẳng hơn (có độ tương phản thập hơn) và không có độ sắc nét. (1/100 sec., f5, ISO 100, AWB, spot metering, 18-55mm STM lens at 18mm)

ISO 100 ISO 800 ISO 3200

(*) Click để xem ảnh lớn hơn

Khả năng quay video của SL1 khá tốt, nhưng cũng phải là tốt hơn nhiều so với các sản phẩm khác cùng loại có mức giá tương tự.

Hiệu suất

Khả năng hoạt động của SL1 đủ để có thể gọi là bản sao của T5i, ngoại trừ khả năng chụp liên tiếp, và khả năng tổng thể này là quá tốt cho bạn khi mới chập chững bước vào con đường DSLR. Thời gian khởi động của SL1 khoảng 0.6 giây, để vào chế độ lấy nét và chụp – Canon có xu hướng thực hiện quá trình này chậm hơn đôi chút so với Nikon D3200, nhưng nó vẫn còn nhanh hơn so với Sony NEX khi chỉ xét về khía cạnh này. Thời gian để lấy nét, phơi sáng và chụp trong điều kiện đủ sáng là khoảng 0.3 giây và 0.8 giây trong điều kiện sáng mờ. Kết quả này không phải là quá ngoạn mục, nhưng nó cũng chỉ ở mức trung bình khá. Thông thường bạn sẽ mất khoảng 0.2 giây (JPEG) – 0.3 giây (RAW) cho hai tấm hình liên tiếp. Đèn Flash có thể làm tăng đáng kể thời gian shot – to – shot tới 0.7 giây.

Trong thử nghiệm với thẻ SD có tốc độ 95 MBps, bộ đệm burst JPEG có khả năng lưu đệm 30 tấm hình, duy trì tốc độ 4.1 khung hình/s (fps), trong khi bộ đêm burst raw có tốc độ nhanh hơn một chút là 4.4 fps, nhưng khả năng lưu trữ trong bộ đệm chỉ là 10 hình.

Nhìn chung, SL1 phù hợp với nhiều đối tượng được chụp – như chụp ảnh trẻ em, vật nuôi, kỳ nghỉ… Chế độ lấy nét tự động hoạt động khá nhanh và chính xác trong cả hai chế độ Live View và Video. Việc sử dụng thao tác chạm (cảm ứng) để lấy nét trong chế độ Live View là một trong những hỗ trợ lớn nhất từ SL1 cho người dùng. Như các dòng Rebel khác, bạn vẫn có thể ngắm các điểm lấy nét qua kính ngắm của chúng, nhưng hầu như bạn không thể lấy nét vào trung tâm của chủ thể cần chụp khi bạn chụp trong chế độ chụp burst.

Thiết kế và các tính năng

Nhỏ hơn và nhẹ hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác, SL1 đã phải hy sinh nhiều trong thiết kế của nó để mang lại kích thước tối ưu hơn so với T5i. Sự khác biệt lớn so với T5i không chỉ ở kích cỡ nhỏ hơn, mà màn hình LCD cố định của SL1 cũng là thay đổi quan trọng so với màn hình quay cùng khớp nối của T5i.

Vai phải của máy vẫn bao gồm các nút chuyên dụng quen thuộc như T5i, với bánh xe chọn chế độ, bao gồm các chế độ manual, semimanual và các chế độ tự động, cùng công tắc chuyển đổi on/off/video. Ngoài ra, ba chế độ chụp multishot như trên T5i cũng được bao gồm trên SL1 – gồm HDR Backlight Control (tự động kết hợp chế độ phơi sáng để mang lại hình ảnh chụp tối chi tiết hơn và làm nổi bật cho các đối tượng backlit), chế độ Handheld Night Scence (cảnh đêm) và Nigh Portrait (chân dung đêm), cũng như các chế độ cảnh sáng tạo khác như chụp trẻ em, đồ ăn, và cảnh ánh nến. Nút quay số của SL1 cũng nhỏ hơn so với T5i, nhưng vẫn đủ để ta có thể sử dụng tốt.

Cách bố trí các phím điều khiển ở mặt sau của SL1 nhỏ hơn và phẳng hơn so với T5i, nhưng vẫn có sự tương đồng về vị trí của các phím. Sự khác biệt lớn nhất ở đây là SL1 thiếu các chức năng gắn liền với các nút điều hướng – nhưng bạn có thể sử dụng màn hình cảm ứng để chọn các chế độ tự động lấy nét, các chế độ chụp, cân bằng trắng và PictureStyle, mặc dù bất tiện lớn nhất ở đây là khi bạn thực hiện các thao tác này dưới ánh sáng mặt trời (màn hình quá bóng để có thể thấy được các hiển thị chi tiết).

Màn hình cảm ứng khá tốt, và có giao diện người dùng thông minh, bao gồm cả các chế động thông thường, lấy nét “chạm” (touch), và chụp trong chế độ LiveView. Bạn cũng có thể điều chỉnh mức ISO thông qua giao diện của màn hình, nhưng có vẻ như việc thay đổi ISO thông qua nút ISO chuyên dụng và bánh xe sẽ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhìn chung, giao diện người dùng mà Canon mang lại cho SL1 là đơn giản và dễ sử dụng.

SL1 còn thiếu nhiều tính năng so với T5i như các tùy chọn kết nối hiện đại như GPS, hay các kết nối không dây, cũng như các tính năng truyền thống thú vị, chẳng hạn như chụp time-lapse, phơi sáng đa điểm và chụp cách quãng. Khả năng lấy nét bằng tay trong chế độ LiveView với các dòng ống kính STM trở nên đơn giản hơn nhiều so với việc sử dụng bằng kính ngắm. Nhưng việc nó còn thiếu chế độ Video Snapshot, sẽ là một trong những thiếu sót của SL1, khi mà tính năng này ngày cảng phổ biến trong các máy quay và các máy ảnh PowerShots.

Kết

SL1 là một trong những chiếc DSLR tốt thuộc dòng entry-level. Nhưng từ góc độ tư vấn, tôi chỉ có thể nói với bạn rằng chiếc máy này chỉ có lợi thế về kích thước của nó, không quá nhỏ so với một máy DSLR truyền thống, và cũng không quá lớn so với các model không gương lật ống kính rời được trang bị các ống kính zoom. Kính ngắm quang học của SL1 thực sự không vượt trội hơn bao nhiêu so với kính ngắm điện tử, bởi vậy đây cũng sẽ là một trong những lý do chính để lựa chọn chiếc DSLR này.

Bạn cũng sẽ có nhiều lựa chọn hơn từ các dòng máy ILC nhỏ gọn, có giá rẻ hơn nhiều nhưng vẫn mang lại hiệu năng cũng như chất lượng hình ảnh tương tự, nhưng chúng lại được trang bị bộ tính năng tốt hơn, và đặc biệt là bạn đã sẵn sàng nói lời chia tay với kính ngắm quang học. Nếu bạn đã quan tâm đến các sản phẩm Canon EF hoặc dòng ống kính EF-S thì SL1 sẽ là một trong những lựa chọn thú vị dành cho bạn, hoặc những ai mới chập chững bước chân vào sự nghiệp DSLR đầy “đau thương”.

Ưu điểm: Kích cỡ nhỏ gọn ( lớn hơn đôi chút so với dòng compact phổ thông), chất lượng ảnh chụp và video quá tốt trong một thiết kế có phần thoải mái, gọn nhẹ.

Nhược điểm: các tính năng còn khá ít đối với một máy dslr entry-level.

Kết: Canon EOS 100D là chiếc DSLR thuộc dòng entry – level có thiết kế và mức giá hoàn toàn hợp lý. Bạn có thể nhận được khả năng chụp ảnh và quay phim tương đương có cùng mức giá (thậm chí thấp hơn) trên các model máy ảnh không gương lật ống kính rời.