Đánh giá laptop

Đánh giá ASUS X53SK -SX028V : giải trí đa phương tiện

Đánh giá ASUS X53SK -SX028V : giải trí đa phương tiện

ASUS đã công bố laptop đa phương tiện mới của họ - ASUS X53SK dựa trên nền tảng Intel Core i5-2430M. Model của chúng tôi có mã là SX028V. Nó được cung cấp một bộ vi xử lý Intel Core I5-2430M, 6GB RAM và card đồ họa AMD Radeon HD 7610M cùng 500GB ổ cứng. Asus X53SK có một phiên bản khác nữa với tên mã là SX069V, nó được trang bị Intel Core i7-2670QM, 6 GB of RAM,card đồ họa AMD Radeon HD 7610M và 750GB ổ cứng.


Chúng tôi và cả các bạn đều đã rất quen thuộc với thiết kế, vỏ khung , bàn phím và touchpad của ASUS từ nhiều bài đánh giá khác, vì vậy, lần này chúng tôi sẽ không chú trọng vào vấn đề này. Bạn có thể tìm chúng trong các bài đánh giá về Asus K53SV hay ASUS K43E.

Khi nói đến model number thì sẽ có khá nhiều điểm mơ hồ, chẳng hạn như K53 và X53 không có khác nhau nhiều ngoài các thông số kĩ thuật. Kết quả là các nhà bán lẻ chỉ liệt kê đơn giản là K53/X53. Do đó, khi mua hàng bạn nên xem xét cẩn thận, X53 sẽ được tập trung vào hiệu năng đồ họa và chơi games với sự góp mặt của  HD 7610M GPU.

Kết nối

Các cổng kết nối được bố trí dồn về phía trước của hai cạnh, điều này sẽ là bất lợi nếu chúng ta sử dụng nhiều cổng kết nối cùng lúc. Chẳng hạn như hai cổng USB 2.0 ở bên sườn phải là quá sát nhau. Cũng không có nhiều ngạc nhiên khi nói về số lượng cổng, ASUS cung cấp đầy đủ các giao tiếp cơ bản nhưng cũng không phải là quá hào phóng, điểm đáng lưu ý nhất có lẽ là một cổng USB 3.0 .

Kết nối LAN được hỗ trợ cả không dây và có dây. Adapter Gigabit LAN được hãng Realtek sản xuất, trong khí đó module không dây do Atheros đảm nhiệm. Chuẩn không dây hỗ trợ 802.11 B/G/N, trong khi đó Realtek hỗ trợ tốc độ 10 MBit/s, 100 MBit/s, và 1000 Mbit/s. Điểm đáng buồn duy nhất là không có cổng Bluetooth, tuy nhiên bạn cũng có thể mua một thiết bị chuyển đổi cắm qua cổng USB với giá không đắt lắm.

power supply, RJ45 (LAN), VGA, HDMI, USB 3.0

 2x audio, 2x USB 2.0, optical drive, Kensington Lock

Phụ kiện và bảo hành

Gói giao hàng cũng rất hạn chế như thường lệ. Cùng với máy thì chỉ có pin, adapter nguồn và một số tài liệu hướng dẫn sử dụng máy. Đĩa DVD Driver cũng biến mất , điều này đang dần trở thành chuẩn khi phát hành laptop, các nhà sản xuất chỉ hỗ trợ driver online mà thôi.

ASUS bảo hành 2 năm cho phần cứng X53SK và 1 năm cho pin của máy.

Màn hình

Asus sử dụng một màn hình 15.6 inch, độ phân giải 1366 x 768 pixel , tỉ lệ khung hình 16:0. Nó thuộc loại màn hình gương dùng đèn nền LED Backlit,bề mặt nhẵn bóng. Với độ sáng trung bình là 212.3 cd/m2, nó không phải là một màn hình cao cấp nhưng cũng là đủ tốt để sử dụng. Chỉ có một vài đối thủ cạnh tranh cùng mức giá có thể vượt qua con số trên. Ít nhất thì ASUS cũng không giảm độ sáng tự động khi sử dụng notebook bằng pin. Điểm yếu lớn nhất của màn hình là panel giá rẻ, độ tương phản cũng chỉ đạt 175:1. Tương phản thấp là kết quả của các giá trị độ sáng thấp và mức độ màu đen cao – 1.25 cd/m2.

Khi nói đến việc sử dụng ngoài trời với một màn hình gương, bạn cũng sẽ mường tượng ra những khó khăn. Điều gì có thể nhìn thấy trong bóng râm không còn rõ ràng trong ánh mặt trời. Màn hình có độ phản xạ cao , bạn có thể xem những gì bên sau nó tốt hơn là nội dung thực tế trên màn hình.

Không có nhiều ngạc nhiên khi nói đến góc nhìn màn hình. Màn hình hình bị đảo màu nhanh chóng khi thay đổi góc nhìn theo chiều dọc, theo chiều ngang thì có khá hơn một chút.

Hiệu năng

Asus X53SK là một máy tính xách tay đa phương tiện và do đó , nó sẽ phải xử lý một lượng lớn các ứng dụng. Vi xử lý và card đồ họa của nó đều là các linh kiện tầm trung, trong đó còn có sự kết hợp để cân bằng hiệu suất và năng lượng. Vì vậy, chắc chắn nó sẽ phù hợp để giải trí và cũng là một người bạn đồng hành với tuổi thọ pin hợp lý.

Vi xử lý

Asus X53SK được phục vụ bởi Intel Core i5-2430M, một CPU Sandy Bridge tầm trung. Bộ vi xử lý lõi kép có tốc độ cơ bản là 2.4GHz và có thể được ép xung lên 3.0GHz. Intel Turbo Boost sẽ tự động giải quyết việc này mà người dùng chắc hẳn sẽ không nhận thấy ép xung đang diễn ra. Ngoài ra, nó cũng được áp dụng công nghệ Hyper-Threading, cho phép xử lý 4 luồng thông tin cùng lúc thay vì hai. Hiệu suất của 2430M cao hơn so với các CPU thế hệ trước nhờ vào kiến trúc tối ưu của Sandy Bridge. 2430M cũng được cho là hiệu suất ngang ngửa với Core i5 560M chạy ở mức xung 2.7-3.2 GHz. TDP của vi xử lý này là 35W, giá trị này bao gồm cả CPU và GPU tích hợp. Ở 35w, CPU này chủ yếu phù hợp cho các máy tính xách tay 14 inch trở lên.

Chúng tôi sử dụng phiên bản 64bit của CineBench R10 để kiểm tra hiệu suất của vi xử lý Intel Core i5 2430M. Kết quả trong  Cinebench R10 Rend. Single (64bit) là 4752 điểm. So với các notebook khác sử dụng cùng i5-2430M, nó nằm ở mức giữa. Ví dụ như Samsung 700Z5A-S01DE (2430M, HD 6750M) đạt 4809 điểm, MSI GE620-i748W7P (2630QM, GT 540M) đạt 4660 điểm.

Trong thử nghiệm thứ hai, Cinebench R10 Rend. Multi (64bit), tất cả các lõi của CPU đều tham gia hoạt động. X53SK đạt 9885 điểm. Kết quả một lần nữa được so sánh  Samsung 700Z5A-S01DE (2430M, HD 6750M) đạt 9991.0 điểm, Asus K53SV-SX131V (2410M, GT 540M) cũng đạt 9620 điểm.

Kiểm tra tính năng Turbo Boost trên X53SK chạy đúng như chúng tôi mong đợi: rất hoàn hảo. Nếu sử dụng 1 lõi thì tốc độ có thể được đẩy lên 3.0GHz. Nếu xử lý đa nhân thì thấp hơn một chút. Nếu không cần sử dụng nhiều đến CPU thì nó sẽ tự động chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng ( 800 MHz ).

Hệ thống


Để đánh giá hiệu năng hệ thống, chúng tôi sử dụng cả PC Mark Vantage và PC Mark 07.

PC Mark Vantage , ASUS X53SK đạt được 5965 điểm. X53SK chỉ trên Toshiba Satellite L750-16W (2430M, GT 525M) một chút với 5922 điểm, tuy nhiên nó lại ít điểm hơn K53SV (2410M, GT 540M) , một notebook khác của ASUS với 6043 điểm.

Trong PC Mark 07 thì X53SK có điểm số cao hơn cả hai máy tính thử nghiệm kia với 1878 điểm. Toshiba Satellite L750-16W (2430M, GT 525M) đạt 1695 điểm và Asus K53SV (2410M, GT 540M) thấp hơn một chút với 1876 điểm.

Ổ cứng

Model chúng tôi thử nghiệm sử dụng ổ cứng Western Digital WD5000BPVT-80HXZT3 2.5 inch, tốc độ quay 5400 rpm và dung lượng là 500GB. Các giá trị đo được đều nằm ở mức trung bình. Tốc độ truyền tải 71.5MB.s, hay thời gian truy cập 19.9 ms đều không phải là điều gì đặc biệt .

Đồ họa

Asus X53SK sử dụng hai giải pháp đồ họa chính. Đầu tiên là đồ họa tích hợp trong vi xử lý  Intel HD Graphics 3000 , thứ hai là card đồ họa chuyên dụng AMD Radeon HD 7610M.Không có gì nhiều để nói về card đồ họa tích hợp. Nó rõ ràng là chậm hơn card của AMD nhưng lại là một giải pháp hiệu quả về mặt kinh tế. HD 3000 là phù hợp nhất cho các nhiệm vụ đơn giản ở văn phòng hay lướt web.

AMD Radeon HD 7610 là một card đồ họa tầm trung tương thích DirectX11.Nó phù hợp cho những nhiệm vụ đòi hỏi xử lý mạnh như chỉnh sửa ảnh hay video. Nó cũng có thể dùng để chơi một số games hiện đại. Tất nhiên cũng phải thừa nhận rằng sử dụng card rời sẽ tốn tiền và cũng tốn điện hơn nhiều.Do đó mà ASUS cũng đã sử dụng giải pháp chuyển đổi card đồ họa để cân bằng yếu tố hiệu năng và năng lượng.

3Dmark 06 được sử dụng để đánh giá hiệu suất card đồ họa. Notebook của ASUS đạt 7100 điểm, rất đáng khen. Asus mạnh hơn một số máy tính xách tay như Fujitsu Lifebook AH531 (2310M, GT 525M) với 7028 điểm. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng nó thất bại trước các đối thủ cùng tầm như  HP Pavilion dv6-6110eg (A6-3410MX, HD6755G2) 7380 điểm.

Games

Tất nhiên Asus X53SK phải trải qua một số bài test về games. Chúng tôi sử dụng Deus Ex Human Revolution và The Elder Scrolls V: Skyrim để thử nghiệm. Ở mức cài đặt low thì cả hai games đều chạy mượt mà, nhưng ngay khi gia tăng mức setting thì các games bắt đầu có vấn đề. Ở high seting, Skyrim chỉ đạt 17fps và tất nhiên không thể chơi được.

Độ ồn

Rất may là các quạt tản nhiệt của máy không phải hoạt động liên tục. Ở trạng thái nhàn rỗi thì tản nhiệt được tắt hoàn toàn. Do vậy chỉ có tiếng ồn của ổ cứng là đáng chú ý. Kết quả đo được ở trạng thái nhàn rỗi là 30.7db và 32.6 dB. Máy hoạt động rất yên tĩnh. Khi phải xử lý nhiều thì độ ồn cũng to hơn đáng kể : 32.5 dB – 39.8 dB. Ổ đĩa DVD chính là tác nhân gây ồn nhiều nhất, tuy nhiên, trong sử dụng thực tế thì điều này không thực sự rõ ràng.

Bề mặt của máy đều ở mức dễ chịu về nhiệt độ. Khi nhàn rỗi, nhiệt độ tối đa phía bên trên là không quá 28.5 độ, ở mặt dưới là 31.6 độ. Nhiệt độ tăng khi thử nghiệm load nặng, mặt trên của máy đạt 35.8 độ C và mặt dưới là 37.2 độ C. ASUS đảm bảo cho bạn phần kê tay luôn mát mẻ với công nghệ IceCool.

Pin

Thời lượng pin được đo bằng Battery Eater. Trong thử nghiệm Reader, thời lượng pin thu được sẽ là tối đa. Vì lý do này , độ sáng màn hình sẽ được để ở mức thấp nhất và kết nối mạng bị ngắt, kết quả thu được là 4 giờ 19 phút. Phải thừa nhận rằng đây là mức mà bạn khó mà đạt được trong thực tế.

Một thử nghiệm thực tế hơn là lướt web qua wifi , độ sáng màn hình vừa phải, thời lượng đo được là 3 giờ 31 phút . Trong thử nghiệm Classic thì máy đạt được 1 giờ 38 phút, đây là mức tối thiểu mà cho dù bạn làm gì đi nữa máy cũng sẽ đạt được.

Tổng kết


Với ASUS thì chúng ta đã quá quen thuộc với thiết kế , bàn phím và touchpad. Kết cấu vững chắc , thiết bị đầu vào chất lượng cao là một trong các ưu điểm của máy. Tuy nhiên, notebook này khá hạn chế về mặt kết nối khi so sánh với các notebook khác mặc dù nó vẫn được trang bị USB 3.0. Tuổi thọ pin của máy là chấp nhận được, tuy không thể khiến bạn sử dụng cả ngày không cần sạc pin nhưng bạn cũng sẽ không cần phải sạc quá thường xuyên. Một điểm chung của tầm giá này đó là màn hình chất lượng không cao lắm. Tuy nhiên để bù đắp thì hiệu suất của máy rất tốt, hoạt động mát mẻ và yên tĩnh.

ASUS X53SK đã chứng minh rằng nó là một notebook giải trí giá thấp phù hợp với nhiều đối tượng.