Đánh giá laptop

Đánh giá Alienware X51 - Quái vật tí hon

Đánh giá Alienware X51 - Quái vật tí hon
Hiếm có hệ thống máy tính dạng-HTPC nào mà làm chúng tôi có thể hài lòng được như X51 đã làm được. Có thể X51 chưa hoàn hảo, nhưng có lẽ với trách nhiệm khai phá mảng máy tính đê bàn nhỏ gọn cho Alienware, thì nó đã làm rất, rất tốt nhiệm vụ của mình, khi là một sản phẩm mang đầy những nét truyền thống của thương hiệu, vừa theo kịp xu hướng của thời đại: tinh tế và tiết kiệm.


Cảm nhận ban đầu

Niềm cảm hứng mà Dell mang lại cho dòng laptop chơi game của mình đã trở thành một huyền thoại đương đại, trong cả thiết kế lẫn hiệu năng: luôn thuộc top đầu, và luôn có bản sắc riêng, cho dù là một chiếc máy tính để bàn, hay cho đến một chiếc máy tính xách tay không được “di động” cho lắm. Cho dù vậy, một điều khiến cho người tiêu dùng chỉ có thể “ngắm” chứ chưa thể sở hữu một cỗ máy nào mang thương hiệu Alienware của Dell chính là, với chính cái thiết kế và hiệu năng đã trở thành chuẩn mực ấy, vô hình chung đã luôn gắn với một mức giá làm người dùng bình thường có lẽ không dám mơ đến.

Chúng ta thường thấy những máy tính xách tay chơi game mang thương hiệu Alienware đứng top đầu trong các sản phẩm không thể thiếu cho dân “nghiền” game chuyên nghiệp, nhưng có lẽ ít ai còn nhớ (hoặc có biết đến) dòng máy tính để bàn đã làm nên thương hiệu cho “Quái vật ngoài hành tinh”. Một phần vì mức giá cao như đã nói ở trên, một phần vì sản phẩm này còn rất hiếm ở Việt Nam. Những sản phẩm này, tất nhiên, vô cùng mạnh mẽ, hầm hố, nhưng đi kèm với đó là một cân nặng mà có lẽ đủ cho bạn tập thể dục mệt nhoài. Và, đôi khi, người ta thấy, hiệu năng được mua bằng tiền ấy dường như không có chỗ để phát huy hết sức mạnh, vì trong thế giới hiện đại ngày nay, số người dùng mua “Quái vật” để cày game cả ngày thật sự rất, rất hiếm. Đa số cũng chơi game, nhưng phần lớn thời gian của họ là dành cho những công việc nhẹ nhàng hơn nhiều như duyệt web, xem phim hay giải trí theo các cách khác nữa. Vậy là người ta mua máy tính cao cấp về, và thấy số tiền mình bỏ ra chưa được tận dụng triệt để!

Và như vậy, X51 xuất hiện, như một sản phẩm đánh vào phân khúc tầm trung, một phân khúc mà Alienware đã khá thành công khi thâm nhập trong dòng máy tính xách tay với sản phẩm M11x. Dòng sản phẩm này mới chính là “con gà đẻ trứng vàng” thực sự cho đa số các hãng sản xuất máy tính.
 
 
 
Dưới đây là cấu hình chi tiết của phiên bản chúng tôi thử nghiệm (bạn có thể tự cấu hình cho hệ thống của mình trên trang web bán hàng của Dell).
 
 
CPU:
Memory:
Card màn hình (chính):
HDD:
Ổ đĩa quang:
HĐH:
Ethernet LAN/Wireless:
Front Panel Ports:
Rear Panel Ports:

Âm thanh
Power Supply:
Bảo hành:

Core i5-2320 - 3GHz, 6MB Cache with Turbo Boost 2.0
8GB Dual Channel DDR-1333
NVIDIA GeForce GTX 555
Western Digital 1TB, 7200RPM, 32MB Cache, 6Gbps SATA
Slot-Loading Dual Layer DVD Burner (DVD±RW,CD-RW)
Windows 7 Home Premium X64
10/100/1000 Ethernet, DW1502 Wireless-N WLAN Half Mini-Card
2 x USB 2.0; Headphone and Mic
4 x USB 2.0; 2x USB 3.0; GbE LAN; Optical SPDIF; Audio inputs, HDMI
Integrated 7.1 surround sound
240/330 Watt External AC Adapter
1 năm

Đội ngũ thiết kế của Alienware đã có một thiết lập cấu hình rất thông minh đối với X51. Nếu bạn là một game thủ tầm trung, quan tâm tới hiệu năng nhưng không quá dư dả về tài chính, bạn sẽ cần những gì? Chắc chắn không phải là một cấu hình “quái vật” mà có khi họ không tận dụng hết, mà đó là một cấu hình “đủ dùng”: CPU đủ mạnh để không làm “thắt cổ chai” hệ thống nếu như băng thông quá hẹp, không đáp ứng được cho GPU và, tất nhiên, một GPU đủ mạnh để chơi các tựa game đời mới. Do đó, cấu hình mà X51 màn đến hoàn toàn đáp ứng được: VXL Core i5 với 8GB RAM, card màn hình GTX555 có lẽ là đủ để chạy các tựa game mới với thiết lập hợp lý.
Cho dù nhìn thiết kế của X51 lần đầu, bạn có thể bị đánh lừa và đánh giá thấp sức mạnh của hệ thống, nhưng trước hết, có lẽ bạn nên theo dõi bài đánh giá này của chúng tôi.

Thiết kế
 

Khi mới nhìn thấy X51, thậm chí trước cả khi kịp nhìn thấy những đặc trưng của dòng Alienware như logo “người ngoài hành tinh” chẳng hạn, chúng tôi đã biết ngay, đây chính thị là một cỗ máy chơi game. Tại sao ư? Bạn hãy đặt chiếc máy này bên cạnh các console đang phổ biến nhất trên thị trường như Xbox hay PS3 thì sẽ hiểu lời chúng tôi nói : chúng rất giống nhau. Thiết kế này không đơn giản là để thu hút người dùng, mà quan trọng hơn, nó hoàn toàn phù hợp với không gian phòng khách nhà bạn, cũng giống như những chiếc console mà nó có xu hướng “bắt chước”.Chơi game? Nghe nhạc? Xem phim? Trong phòng khách? Tại sao không thể với chiếc máy này?
Alienware thường có thói quen “độ” rất nhiều đèn LED cho những chiếc máy của mình thêm phần “hầm hố”, và cho dù không phải thuộc phân khúc cao cấp X51 cũng được Alienware chú ý đến điểm này. Ngoài ra, thiết bị còn được cài đặt sẵn phần mềm AlienFX với khả năng tùy chỉnh hiệu ứng ánh sáng được tạo ra từ hệ thống đèn LED này.
 
 
 
 
Với kích thước gần tương tự như một phiên bản PS3 đời đầu, hai mặt bên của X51 được trang bị 2 cụm đèn phát sáng với hình dáng có thể tưởng tượng như hai mắt của “con quái vật”. Với việc điều chỉnh trong phần mềm AlienFX Command Center, bạn có thể cho hai cụm đèn này phát sáng xanh lam hoặc đỏ đều được. Không hướng tới một thân hình hoàn toàn bóng bẩy, dễ trầy xước (rất dễ nếu bạn để máy nằm ngang, cho dù là chiều nào), dễ bám vân tay và dễ nhận ra bụi bẩn, Alienware tiết kiệm công sức trong việc “giữ gìn” của người dùng bằng cách phủ lên hai mặt bên này một lớp sơn nhám. Chỉ có phần mặt trước của case, với logo của Alienware nổi bật (bạn cũng có thể tùy chỉnh hiệu ứng ánh sáng cho logo này, cũng thông qua phần mềm kể trên) mới được làm bóng lên, tạo nên vẻ hiện đại và sang trọng cần thiết cho một thiết bị đến từ một nhà sản xuất mà mỗi sản phẩm tạo ra đều là một tác phẩm nghệ thuật. Ở mặt trước này, để tiện lợi cho nhu cầu sử dụng thường ngày của người dùng, Alienware có trang bị sẵn hai cổng USB 2.0 cùng với 2 jack cắm tai nghe/mic và, một ổ DVD,CD RW dạng nuốt đĩa. Điều duy nhất mà chúng tôi còn cảm thấy có thể thêm được vào nữa, đó chính là một đầu đọc thẻ nhớ, ít nhất là cho thẻ SD thông dụng. Tất nhiên bạn có thể thêm đầu đọc này vào dễ dàng với việc dùng 1 cổng USB chẳng hạn, nhưng như thế có lẽ không “đẹp” và hơi bất tiện.

Mặt sau của X51 dễ khiến cho những người dùng chỉ quen với các giải pháp tích hợp trên các máy tính phổ thông phải choáng ngợp: vô số cổng và tùy chọn kết nối khác nhau được bố trí dày đặc trên một diện tích không lớn lắm này. Không đến nỗi thừa thãi, nhưng thật sự nó đủ sức thuyết phục để bạn có thể dẹp chiếc Xbox hay đầu đĩa DVD của bạn qua một bên để đưa chiếc máy này vào. Bạn vẫn có cổng HDMI từ card màn hình tích hợp trên VXL Core i5, nhưng nếu bạn muốn thưởng thức những tựa game mới với khung hình ổn định hơn, thì sẽ hay hơn nếu sử dụng cổng mini-HDMI từ card đồ họa NVIDIA GeForce GTX 555 của máy, và tất nhiên là ngoài ra bạn có tùy chọn khác, là sử dụng 2 cổng DVI để kết nối ra đồng thời 2 màn hình hỗ trợ.
 
 
Hãy cung đi liệt kê các kết nối mà X51 để lộ ra ở mặt sau này: đó là 4 cổng USB 2.0 thông thường, 2 cổng USB 3.0 tốc độ cao (5Gbps) dành cho các thiết bị mới (vẫn chưa phổ biến trên thị trường). Ngoài ra còn có các cổng cho hệ thống âm thanh vòm 7.1 (chip âm thanh tích hợp Realtek HD), cũng như các cổng SPDIF cho nhu cầu âm thanh chuyên nghiệp. Cuối cùng là 1 cổng Ethernet Gigabit, cũng được tích hợp trong chip của Realtek.
 
 
Bạn có thể chọn bộ Adapter kèm PSU theo máy: cao nhất là 330W và thông thường là 240W. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên sử dụng phiên bản 330W để thuận lợi cho việc nâng cấp sau này. Vậy là xong, hãy cùng đi vào tìm hiểu kỹ hơn “con quái vật tí hon” này.

Cấu hình

Looking at the size of the Alienware X51, you'd think the company had to resort to notebook components to get the job done in such tight quarters.  However, the X51 is a case study in mechanical design engineering, when it comes to layout, thermal performance and acoustics.

Nhìn vào kích thước của cỗ máy này, bạn có thể sẽ nghĩ là Alienware sẽ hướng X51 đến một dàn máy với chức năng multimedia là chủ yếu : được trang bị các thành phần phần cứng bị cắt giảm sức mạnh vốn dùng cho các máy tính xách tay, để tiết kiệm điện năng và tránh tỏa nhiệt trong quá trình sử dụng trong thời gian dài. Vâng, nếu như vậy thì bạn đã nhầm, nhầm rất lớn. Sự tinh tế của đội ngũ thiết kế đến từ Alienware chính là “loay hoay” trong cái không gian nhỏ hẹp đó của thùng máy để đưa ra được một cỗ máy đạt tiêu chuẩn chơi game với khả năng tản nhiệt tốt.

Có lẽ với một chiếc case nhỏ gọn như thế này, bạn (và cả chúng tôi nữa) đều tin rằng Alienware sẽ trang bị cho nó một chiếc card màn hình nhỏ gọn, chỉ chiếm 1 khe cắm PCIe. Thế nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại: như bạn có thể thấy, đây là phiên bản với tản nhiệt rất lớn của GTX555, chiếm trọn cả 2 khe PCIe, do đó việc nâng cấp lên chuẩn SLI là hoàn toàn không thể (thực ra thì mainboard cũng không hỗ trợ). Quạt tản nhiệt được thiết kế để thổi toàn bộ khí nóng ra phần đuôi card, nơi có sẵn các lỗ tản nhiệt ở mặt sau của case, không làm nóng các thành phần khác của hệ thống. Khá ngạc nhiên là nhiệt độ của card màn hình này, cho dù ở chế độ full-load cũng chỉ ở mức 76 độ C trong suốt quá trình chúng tôi thử nghiệm, rất ấn tượng. Do đó, không ngạc nhiên khi chạy ở chế độ Idle, máy gần như hoạt động “silent”, trừ phi bạn có một thính giác cực nhạy hoặc là một nhà phê bình luôn cố gắng tìm ra một khuyết điểm dù nhỏ nhất của bất kỳ sản phẩm nào. Dưới các tác vụ nặng nề như chơi game chẳng hạn, hệ thống cũng không ồn hơn một chiếc Xbox 360 hay một chiếc PS3 là mấy. Một điểm cộng xứng đáng cho X51, mặc dù có lẽ sự im lặng của nó khiến người ta hiểu sai về sức mạnh ẩn chứa bên trong.
Card màn hình lớn dạng dual-slot

Tất nhiên, nếu bạn muốn chơi mượt hơn các game mới nhất, với thiết lập cao nhất, thì GTX555 có lẽ không đủ sức gánh vác. Lúc này bạn có thể tìm thấy một dây nguồn 6-pin được bố trí sẵn, sẵn sàng cung cấp thêm một điện năng từ 100-115W cho một card màn hình “khủng” nhân đôi chẳng hạn. Lúc này bạn sẽ thấy tầm quan trọng của bộ nguồn 330W.

“Sự im lặng của bầy cừu” X51 được đóng góp từ VXL bốn nhân Intel Core i5 2320, và cụ thể hơn là hệ thống tản nhiệt được thiết kế lại của VXL này: ngay cả khi tải nặng, quạt cũng chỉ cần quay ở mức một nửa tốc độ cho phép. Khí nóng được thổi qua cả các thành phần khác của hệ thống và gom ra các lỗ tản nhiệt ở mặt sau.
"Nội tạng" của X51

Bạn có thể dễ dàng nhận ra ổ cứng Caviar Blue dung lượng 1TB của WD. Đây là một ổ cứng thông thường với tốc độ 7200rpm, bộ nhớ cache 32MB, kết nối qua cổng SATA 2 6Gbps, nhưng hứa hẹn kết hợp với các thành phần khác để đem đến những kết quả thử nghiệm ấn tượng. Ngoài ra bạn cũng có thể thấy 2 thanh RAM DDR3 1333Mhz với tổng dung lượng 4GB. Vì hệ thống này không hướng đến việc ép xung, và các giải pháp tản nhiệt cũng rất hiệu quả, nên Alienware không trang bị heatsink tản nhiệt cho các thanh RAM này như họ thường làm trong các hệ thống chơi game của mình. Chúng ta chưa bàn đến các con số kết quả thử nghiệm vội, việc đó để đến phần sau chúng ta sẽ nói rõ hơn.

Thời đại ngày nay, người ta không thích dây dợ loằng ngoằng! Có thể thấy điều đó rất rõ ràng thông qua xu thế di động hóa tối đa các thiết bị điện tử: máy tính sang máy tính xách tay, tablet; điệnt thoại di động thay thế điện thoại bàn truyền thống; kết nối mạng chuyển dần sang 3G, 4G hay Wifi, bỏ qua các loại cáp mạng. Bắt kịp xu thế ấy, X51 được trang bị một card mạng wifi được “giấu” rất khéo léo mà không tinh mắt có thể sẽ bỏ qua. Thêm một điểm cộng cho phần cứng của X51, hãy đồng ý nếu bạn không muốn bỏ ra thêm vài trăm nghìn đồng mua thêm USB Wifi hay thẻ nhớ Eye-Fi - LOL.

Thế là đủ cho những nhận định mà mang tính chủ quan và võ đoán nhiều hơn là logic. Hãy đến với những chương trình thử nghiệm để có thể đánh giá rõ nhất liệu X51 có xứng đáng với thương hiệu Alienware hay không.

Test và so sánh hiệu năng

Xin nhắc bạn đọc một chút: tất cả các hệ thống mà chúng tôi tiến hành test để so sánh luôn hoạt động với chế độ xuất xưởng, hoàn toàn không cài thêm các phần mềm nào khác (trừ các trình benchmark, tất nhiên!), với thiết lập chế độ làm việc cao nhất, tắt các chế độ sleep hay hibernate cũng như các trình screen saver chẳng hạn. Các trình driver sử dụng phiên bản được cung cấp kèm theo nhà sản xuất. Các hệ thống đều được giải phân mảnh và restart trước khi chạy các phần mềm test.

Chú ý: vì chưa có một sản phẩm nào đến từ các hãng lớn nhắm đến phân khúc này, nên chúng tôi phải tiến hành so sánh X51 với một vài hệ thống với kích thước đầy đủ, nhưng với mức giá hay cấu hình gần tương tự.
 
Alienware X51:
Core i5-2320 3GHz
8GB Dual Channel DDR3-1333
1GB NVIDIA GeForce GTX 555
1TB  WD 7200RPM HD 6Gbps
330 Watt PSU
Windows 7 Home Premium 64Bit
Dell XPS 8300:
Core i7-2600 3.4GHz
8GB Dual Channel DDR3-1333
1GB AMD Radeon HD 6770
2TB Seagate 7200 RPM HD 6Gbps
460W PSU
Windows 7 Home Premium 64Bit
iBuyPower BTS11:
Core i5-2500K 3.3GHz
8GB Dual Channel DDR3-1333
1GB NVIDIA GeForce GTX 550 Ti
750GB WD 7200 RPM HD 6Gbps
700W PSU
Windows 7 Home Premium 64Bit

HP Pavilion Elite H8 1050:
Core i7-2600 3.4GHz
10GB DDR3-1333
1GB AMD Radeon HD 6850
1.5TB WD 5400RPM HD 3Gbps
460W PSU
Windows 7 Home Premium 64Bit

 



Hiệu năng tổng thể

SANDRA

Chúng tôi bắt đầu với phần mềm của SiSoftware, SANDRA (System ANalyzer, Diagnostic and ReportingAssistant), tiến hành 4 phép thử bao gồm CPU Arithmetic, Multimedia, Memory Bandwidth, Physical Disks. Tất cả các bộ VXL đều được đặt ở thiết lập mặc định, với chế độ Turbo Boost được kích hoạt.
Trong thử nghiệm về năng lực “thuần” tính toán của hệ thống, Core i5 2320 trên X51 thực sự “không có cửa” so sánh với các VXl Core i7 được trang bị trên các hệ thống của HP hay Dell XPS, và cũng thua kém một chút so với Core i5 2500k trên hệ thống của iBuyPower vốn chạy ở xung nhịp cao hơn. Tuy nhiên, là một máy tính gắn mác “chơi game”, kết quả này có lẽ không quá đáng quan tâm. Hãy tiến đến với thử nghiệm về bộ nhớ.
 
Trong bài test này, X51 vẫn “hiên ngang” cạnh tranh với các hệ thống được trang bị VXL tốt hơn. Tốc độ ổ cứng của X51 trung bình vào khoảng 105MB/s, một kết quả nằm giữa ổ WD 750GB của iBuyPower và Seagate 2TB của Dell XPS và vượt xa ổ WD 1,5TB nhưng chỉ chạy ở 5400rpm của HP. Băng thông bộ nhớ rất tốt, đạt 17.5GB/s, thậm chí vượt qua cả hệ thống đến từ HP, mặc dù hệ thống này được trang bị tới 10GB bộ nhớ so với 8GB của các hệ thống còn lại.

Tiếp theo sẽ là các thử nghiệm bằng PCMark Vantage và PCMark 7, các trình test giúp đánh giá đầy đủ hiệu năng của các hệ thống với một loạt các tác vụ ở nhiều lĩnh vực.

PCMark Vantage

PCMark Vantage giúp đánh giá hiệu năng tổng thể. Thử nghiệm này đánh giá khả năng thực tế của hệ thống trong các công việc hàng ngày bằng cách giả lập chạy các ứng dụng này: xem phim HD, nén nhạc, chỉnh sửa ảnh, chơi game,... Hầu như tất cả các ứng dụng đều hỗ trợ xử lý đa luồng, nên có thể tận dụng tốt và đánh giá đúng sức mạnh của các bộ xử lý đa nhân trên các máy thử so sánh lần này.
 
 
Phải nhấn mạnh với bạn đọc rằng bộ test của PCMark rất “nặng đô” về năng lực tính toán và cả về bộ nhớ. X51 dĩ nhiên không so được về sức mạnh tuyệt đối với các máy tính có kích cỡ đầy đủ, nhưng thực sự thì mức chênh lệch không quá lớn đến nỗi có thể nhận thấy bằng mắt thường trong việc chạy ứng dụng hàng ngày, và đặc biệt lại không thể test được khả năng chơi game của các hệ thống, vì phần test về đồ họa chỉ hỗ trợ đến DX9 đã quá cũ kỹ.

PCMark 7


Với phép thử này, X51 tiếp tục bị bỏ lại cuối cùng, đúng như những gì chúng tôi dự đoán từ trước.

Cinebench

Cinebech R11.5 là một trình test khả năng dựng hình thông qua cơ cấu OpenGL 3D, dựa trên nền Cinema 4D của Maxon, một bộ công cụ dựng hình vật thể và chuyển động 3D. Lại là một phép thử “stress” nặng lên bộ VXL.

Điểm hay của ứng dụng này, là trong bài test của mình, nó có thể tận dụng được tối đa số lượng nhân và luồng xử lý của các bộ VXL đa nhân, qua đó cho thấy rõ nhất năng lực tính toán thật sự của CPU.
 
 

Có lẽ hơi nhàm chán, nhưng chúng tôi phải nói lại, CPU của X51 tiếp tục bị đánh giá thấp nhất trong số các máy tính đem ra thử nghiệm lần này. Nhưng để chơi game được mượt mà, thì GPU, chứ không phải CPU, mới là nhân tố quyết định nhất.
Và bây giờ, đến phần chúng ta mong chờ nhất đối với một cỗ máy chơi game: hiệu năng đồ họa và gaming

Test hiệu năng đồ họa và game
 

3DMark 11

Trong một phép thử thuần đồ họa như thế này, GTX555 trên X51 có dịp được thể hiện sức mạnh. Điểm số X51 thu được chưa phải quá ấn tượng, nhưng nó đã leo lên vị trí thứ 2, chỉ đứng sau hệ thống của HP với card đồ họa HD6850 mạnh hơn nhiều, và đáng ngạc nhiên là bỏ cách khá xa một card đồ họa có thông số gần tương tự là GTX 550Ti trên hệ thống của iBuyPower. Bắt đầu có những hy vọng về khả năng chwoi game “ngon lành” của X51. Và để có cái nhìn rõ nhất, hãy tiến đến với những tựa game “bom tấn” mà chắc chắn mọi người dùng sở hữu một cỗ máy chơi game đều thích thú.

Game

Chướng ngại đầu tiên mà các hệ thống phải đối mặt là tựa game mà cách đây tầm 1 năm hãy còn là “sát thủ phần cứng” S.T.A.L.K.E.R: Call of Pripyat.

S.T.A.L.K.E.R - Call of Pripyat


STALKER đem đến sự nức lòng cho người hâm mộ Alienware (như chúng tôi chẳng hạn). X51 dễ dàng vượt qua mức sào 30fps ngay cả ở độ phân giải full HD với các mức thiết lập cao nhất, và vượt qua tất cả các hệ thống còn lại (ngoại trừ độ phân giải 1024x768 chịu thất bại trước GTX550Ti), có lẽ game này được làm để tối ưu cho card màn hình của NVIDIA.

Farcry 2

 
Farcry 2 có lẽ là một tựa game đã hơi “đứng tuổi”, nhưng bất chấp điều đó, các hiệu ứng hình ảnh mà nó mang lại đã trở thành chuẩn mực cho DX 10. Chúng tôi mạnh dạn kéo  lên mức 8x để đạt được chất lượng hình ảnh cao nhất.

Không có gì ngạc nhiên khi tất cả các hệ thống thử nghiệm đều dễ dàng vượt qua bài test này, nhưng lại là một bất ngờ nho nhỏ khi X51 vượt lên dẫn đầu, giống như những gì nó làm được với STALKER. Thậm chí với mức thiết lập cao và độ phân giải HD, X51 vẫn “băng băng” về đích, gấp rưỡi mốc 30fps tiêu chuẩn.

Lost Planet 2
 
Tiếp tục là một bài test thành công với sự dẫn đầu của X51, trên một game gắn mác “Best for NVIDIA”, tuy nhiên cảm giác chơi không được “mượt” lắm, đặc biệt ở độ phân giải HD (có thể hạ mức khử răng cưa xuống 2x để chơi game được tốt hơn).
 

Batman Arkham City

Một game cuối cùng mà chúng tôi muốn thử nghiệm là 1 trong những tựa game được đánh giá hay nhất trong năm 2011, Batman Arkham City. Với game này, chúng tôi kích hoạt cả tính năng NVIDIA PhysX trên GTX555 để cho cảm giác chơi game “thật” hơn. Do giới hạn về thời gian thử nghiệm nên chúng tôi chỉ đưa ra kết quả của X51, để đánh giá khả năng chơi các game mới nhất của X51.
Mặc dù độ phân giải có được đặt lên mức cao, với các thiết lập chất lượng hình ảnh cao, bạn vẫn có thể tự tin chơi game mà không lo lắng “người hùng” của mình chợt cử động “nhát gừng”. Chúng tôi tự tin khi nói rằng hệ thống X51 đủ sức đáp ứng tất cả các game trên thị trường hiện nay với độ phân giải và các thiết lập hình ảnh ở mức cao.

Tiêu thụ điện năng
 

Trước khi kết thúc, chúng tôi muốn làm một bài test nho nhỏ để so sánh về mức độ tiêu thụ điện ở một hệ thống “mi nhon” nhưng ẩn chứa sức mạnh đáng sợ như X51 xem liệu nó có phải là “quái vật” trong tiêu thụ điện năng như các đàn anh trong gia đình Alienware hay không.

Vẫn với các phần mềm quen thuộc, chúng tôi test bằng Prime 95 để thử nghiệm CPU, và Furmarrk để test GPU, ở các chế độ idle, load và full-load. Mức điện năng tiêu thụ được đo từ đầu dây cắm vào ổ cắm, cho một cái nhìn rõ nhất về mức sử dụng điện hiệu quả đến đâu của hệ thống.
 
 
Lại một bất ngờ đến từ sản phẩm mang tên X51: một khả năng sử dụng điện hiệu quả đến đáng kinh ngạc (so với hiệu năng mà nó mang lại). Nói đơn giản, tỉ lệ hiệu năng/watt của X51 tốt hơn rất nhiều  các hệ thống được đem ra so sánh trong bìa viết này.

Tổng kết

Về hiệu năng: có thể nhiều người có định kiến là các dàn máy tính với kích thước nhỏ thường không có hiệu năng tốt, và chắc chắn không phải là những cỗ máy “nghiền” game cho những game thủ chuyên nghiệp. Nhưng Alienware X51, sản phẩm đến từ một thương hiệu mà người ta ngầm định sản xuất ra sản phẩm nào thì đều sở hữu một hiệu năng đáng sợ, đã làm cho chúng ta phải suy nghĩ lại về điều mà chúng ta đã coi là chân lý như trên. Có thể CPU của X51 chỉ là Core i5, không so được với Core i7 trên các máy tính đa phương tiện với kích thước full-size khác, nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều trong quá trình chơi game mà X51 hướng tới, và lại còn góp phần giúp hiệu quả hóa lượng điện năng tiêu thụ của hệ thống. Nếu bạn tìm một hệ thống để chạy đa nhiệm hoặc render “kiếm cơm” thì X51 có lẽ hơi “đuối”, nhưng nếu kiếm 1 cỗ máy vừa mạnh mẽ, có thể xem phim, giải trí và chơi các tựa game mới nhất, nhưng vẫn tiết kiệm điện, thì X51 thực sự là không có đối thủ. Với X51, Alienware đã xóa nhào ranh giới về hiệu năng giữa các máy tính full-size và not-full-size.
 
Hiếm có hệ thống máy tính dạng-HTPC nào mà làm chúng tôi có thể hài lòng được như X51 đã làm được. Có thể X51 chưa hoàn hảo, nhưng có lẽ với trách nhiệm khai phá mảng máy tính đê bàn nhỏ gọn cho Alienware, thì nó đã làm rất, rất tốt nhiệm vụ của mình, khi là một sản phẩm mang đầy những nét truyền thống của thương hiệu, vừa theo kịp xu hướng của thời đại: tinh tế và tiết kiệm.
Một con “Quái vật tí hon” nữa đã được ra đời! m/.

Kết luận

Alienware X51 có thể được tìm thấy tại các cửa hàng bán lẻ với mức giá từ 999$, một mức giá không phải là rẻ, nhưng là xứng đáng với những gì mà bạn có thể nhận được từ món tiền mình bỏ ra. Bạn cũng có thể tự mình cấu hình cho máy trước khi mua, tất nhiên khoản tiền chi cho việc này không nhỏ.
 
Mặt mạnh:

- Hiệu năng quá tốt nếu so sánh với kích thước
- Thiết kế đẹp, lôi cuốn.
- Hoạt động cực êm, kể cả khi load nặng.
- Khả năng chơi game với độ phân giải full HD và mức chất lượng hình ảnh rất cao.
- Hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt, cấu hình được.
- Tiết kiệm điện năng.

Mặt chưa tốt:

- Vẫn còn tương đối đắt, nhất là khi tự cấu hình.
- Thiếu bộ đọc thẻ nhớ.