Phần cứng máy tinh

Đại chiến máy tính siêu nhỏ giữa AMD và Intel.

Đại chiến máy tính siêu nhỏ giữa AMD và Intel.

Máy tính để bàn chưa “chết”, nó chỉ đang thu hẹp lại. Sự thu nhỏ về kích cỡ đang giúp các PC truyền thống chống chọi lại với kỉ nguyên của các máy tính bảng và máy tính xách tay. Tuy có kích cỡ nhỏ, nhưng các dòng máy siêu nhỏ này vẫn mang trên mình hiệu năng mạnh mẽ, đủ sức xử lý hầu hết các công việc tính toán nặng nhọc.


Các thế hệ CPU mạnh mẽ - hoạt động mát mẻ là nhân tố chính của việc thu nhỏ kích thước của máy tính để bàn. Intel và AMD đã có những bước tiến lớn trong công nghệ chế tạo vi xử lý, trực tiếp mang lại niềm hy vọng về khả năng tồn tại của desktop trong bối cảnh thị trường hiện nay. Intel đã đưa ra khái niệm đơn vị xử lý máy tính tiếp theo của mình (NUC), trong khi đối tác sản xuất chính của AMD, Sapphire Technologies, cũng đã đưa ra nỗ lực của mình là Edge VS8.

Nhưng cả NUC cũng như Edge VS8 không phải là những vi xử lý có giá thành rẻ.

Intel NUC (Next Unit of Computing)

Heck là đơn vị tiếp theo của máy tính? Đó là tầm nhìn của Intel về một máy tính có kích thước thu nhỏ. Tất cả giải pháp này được bó gọn trong một không gian vuông 4 inch, vao hai inch, với ba giải pháp về phần cứng là:

  • DC3217BY có giá khoảng 6.5 triêu đồng (323$) gồm Vi xử lý Core i3 3217 U, cổng HDMI và Thunderbolt (hỗ trợ DisplayPort 1.1a).
  • DC3217IYE khoảng 6 triệu đồng (293$) có cùng CPU và cổng HDMI kép.
  • Và DCCP847DYE có giá thấp nhất ( khoảng 3.5 triệu đồng ) với bộ vi xử lý Celeron 847 và cổng HDMI kép.

(chất lượng video đầu ra qua cổng HDMI tối đa là 1920x1200 cho cả ba mô hình).

Trước khi vui mừng về giá mà Intel đặt cho ba sản phẩm này, chúng ta cần lưu ý rằng Intel đã không bao gồm bộ nhớ hoặc ổ SSD cần thiết cho việc lưu trữ, do đó ta cần phải chi thêm từ 2 đến 4 triệu đồng dành cho ổ SSD mSATA và SODIMM DDR3. Cùng với khoảng 100k (5$) cho dây nguồn AC. Trong khi tất cả điều này mang lại sự dễ dàng cho Intel, nó sẽ là một trong những bất tiện gây khó chịu cho khách hàng, khi họ hào hứng mở hộp và chỉ nhận được một hệ thống sáng bóng như một viên gạch.

Intel cũng không bao gồm tấm gắn kết theo chuẩn VESA, vì thế bạn có thể gắn NUC vào mặt sau của một màn hình hiển thị.

Intel mang tới 3 mô hình của NUC.

Các tính năng phổ biến cho cả ban mô hình NUC bao gồm khe cắm mini-PCIe full-size và half-size, hai cổng USB 2.0, một cổng Gigabit Ethernet và ổ khóa Kensington. Không có hỗ trợ cho USB 3.0 hoặc eSATA mặc dù chipset QS77 Express trên cả ba bo mạch chủ không hỗ trợ các tính năng này. DC3217BY có hỗ trợ Thunderbolt cung cấp một tùy chọn lưu trữ ngoài nhanh chóng nếu bạn đã sẵn sàng tiếp cận công nghệ này với giá ưu đãi.

Hiệu suất NUC thấp nhất trong mô hình DC3217IYE, với cấu hình 4GB SODIMM, bộ vi xử lý Intel m525 và 240GB mSSD trong phần thử nghiệm của chúng tôi. Hệ thống này đạt điểm số 60 trong thử nghiệm WorldBench 8, tốc độ khung hình có thể chơi game ở độ phân giải thấp. NUC cũng khá yên tĩnh bởi nó không có quạt làm mát. Vỏ máy trong trường hợp này trở thành bộ phận tản nhiệt chính của cả hệ thống và nó trở nên nóng ran khi hoạt động trong các tác vụ chuyên sâu.

Nhìn chung, NUC có thiết kế gọn gàng, nhưng không phải là đặc biệt linh hoạt. Giá của nó cũng tương đối cao, khi bạn bỏ ra để thiết lập một hệ thống tương tự với mini-ATX, mà bạn không phải trả thêm tiền cho các yếu tố hình thức khác nữa. Nhưng bạn đã đánh mất khả năng mở rộng bộ nhớ lưu trữ và nâng cấp card đồ họa. Chúng tôi cũng đang bối rối bởi sự vằng mặt của cổng USB 3.0, khi mà chipset không hỗ trợ kết nối này.

Sapphire Edge V8.

Thiết kế khung vỏ màu đen của Sapphire Edge VS8 có thể khiến người ta nhầm lẫn sản phẩm này với một router Wi-Fi, cả về kích thước : dài 7.8 inch, rộng 7.2 inch và dày 1.25 inch. Không giống như Intel, Sapphire mang trên mình đầy đủ các tính năng của một máy tính mà bạn cần: bộ nhớ RAM 4GB, ổ cứng 500GB, và bộ gắn kết VESA. Bạn cũng nhận được dây nguồn, cũng như cáp HDMI và cáp quang S/PDIF và bộ chuyển đổi HDMI-to-DVI.

Giá để sở hữu Sapphire khoảng 8.6 triệu đồng (429$). Với mức giá này bạn có thể thiết lập một cấu hình trên NUC với vi xử Intel Core i3 với 4GB bộ nhớ RAM, và một ổ SSD dung lượng nhỏ nhưng có tốc độ nhanh.

Edge VS8 dựa trên nền tảng APU lõi tứ A8 của AMD

GPU Radeon HD 7600G được tích hợp vào bộ vi xử lý APU của Edge VS8, đem lại khả năng xử lý đồ họa tốt hơn so với đồ họa HD4000 của NUC. Tốc độ khung hình mà VS8 đạt được khá tốt, tuy nhiên nó chỉ giới hạn ở độ phân giải 1024x768 pixel hoặc thấp hơn. Ổ cứng 500GB của VS8 có tốc độ 5400rpm, bộ nhớ lưu trữ của VS8 còn tuyệt vời hơn nếu một tùy chọn ổ SSD được cung cấp. Kết quả WorldBench 8 với Sapphire chỉ là 34 – đã đặt sản phẩm này trong phân khúc của những sản phẩm cấp thấp.

Sapphire rõ ràng đánh bại NUC về khả năng cung cấp các kết nối. Edge VS8 mang lại cho bạn một cổng Gigabit Ethernet, hai cổng USB 3.0, bốn cổng USB 2.0, một đầu đọc thẻ SD, đầu vào/ra âm thanh tương tự, đầu ra âm thanh S/PDIF, HDMI (với độ phân giải tối đa 1920x1200pixel) và một DisplayPort ( độ phân giải tối đa 2560x1600)

Với NUC, bạn sẽ phải chi trả nhiều hơn cho các yếu tố hình thức so với Edge VS8. Bạn có thể dễ dàng đặt nó cùng với một máy tính breadbox mini-ATX với các thành phần tương tự với giá ít nhất là 2 triệu đồng.

So sánh

Hiệu suất: Trong khi NUC dễ dàng dành chiến thắng trong các hoạt động thường ngày, thì Sapphire lại mang lại tốc độ khung hình khi chơi game tốt hơn. Tóm lại: với vi xử lý i3, điểm cộng dành cho NUC nếu bạn không quá quan trọng tới chuyện chơi game.

Lưu trữ: Intel hy vọng bạn sẽ sử dụng ổ SSD mSATA cho NUC, sẽ nhanh hơn nhiều so với các ổ HDD thông thường. Ổ cứng của Edge VS8 căn bản là chậm, nhưng nó lại mang lại dung lượng lưu trữ lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc NUC và Edge VS8 sẽ cùng nhận được điểm ở khía cạnh này.

Cổng kết nối: việc thiếu kết nối eSATA, USB 3.0 và các ngõ vào ra âm thanh khác ngoài HDMI là những hạn chế trên NUC. Kết nối Thunderbolt là tốt, cung cấp cho bạn việc lựa chọn các thiết bị ngoại vi với giá ưu đãi để tận dụng lợi thế của công nghệ này. Edge VS8 thì lại có tất cả các kết nối mà bạn mong muốn, bao gồm cả DisplayPort. Rõ ràng điều này đã mang lại lợi thế cho Edge VS8.

Hiển thị: Cả Edge VS8 và các phiên bản của NUC sẽ hoạt động với màn hình 1920x1200. DisplayPort và Edge VS8 cũng đều làm việc với màn hình 2560x1600. Một lần nữa cả hai kết thúc với tỉ số hòa.

Công suất tiêu thụ: Intel cho biết, điện năng tiêu thụ của NUC khoảng 17W, nhưng thực tế nó sử dụng ít hơn đôi chút trong các thử nghiệm cố định của chúng tôi. Sapphire tiêu thụ 19W. Hiển nhiên khi điểm cộng phần này thuộc về NUC.

Giá: Tùy thuộc vào bộ nhớ RAM bổ sung hay việc bạn sử dụng ổ SSD mSATA hay không, thì NUC có thể rẻ, cũng có thể đắt hơn so với Edge VS8.

Thiết kế: Cả NUC và Edge VS8 đều có những nét nổi bật riêng, nhưng thiết kế của Edge VS8 có vẻ thú vị hơn khi ta xem xét.

Nhìn chung thì cả Edge VS8 hay NUC chưa phải là những sản phẩm máy tính thu nhỏ hoàn hảo. Edge VS8 cần phải cải thiện nhiều hơn về hiệu suất tổng thể và mức giá của nó, trong khi NUC cần phải có sự bổ sung thêm về các cổng kết nối. Hy vọng trong tương lai gần, các sản phẩm mini PC như thế này sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.